Những điều mẹ cần biết khi trẻ bước vào giai đoạn mọc răng

bs-thuyanh
Cố vấn chuyên môn: Bác sĩ nội trú ĐH Y Hà Nội – Phạm Thùy Anh
  • Bác sĩ nội trú Răng Hàm Mặt tại Đại học Y Hà Nội
  • Chứng chỉ cấy ghép Nha khoa nâng cao: Cấy ghép và phục hình Implant tức thì
  • Chứng chỉ cắm ghép Implant nha khoa cấp bởi viện đào tạo RHM - ĐH Y Hà Nội
  • Chứng chỉ Chỉnh nha Invisalign Fundamentals Seminar Hoa Kỳ
  • Chứng nhận đào tạo Bí quyết chỉnh nha hiệu quả - Điều trị răng ngầm

Trẻ thường bắt đầu mọc răng từ khoảng 5-9 tháng tuổi, với răng cửa giữa hàm dưới là răng đầu tiên thường mọc [1]. Dấu hiệu nhận biết trẻ mọc răng bao gồm sưng nướu, nôn mửa, và kích thích hơn thường lệ [2]. Để giảm đau cho trẻ, có thể sử dụng các phương pháp như sử dụng đồ chải nước lạnh hoặc đồ chải nước chanh [3]. Tuy nhiên, nếu trẻ chậm mọc răng, cha mẹ nên tham khảo ý kiến chuyên gia y tế [4].

Trẻ mọc răng khi nào? Quy trình mọc răng ở trẻ

Theo các chuyên gia, giai đoạn mọc răng ở trẻ sơ sinh kéo dài từ lúc 5 tháng cho đến 30 tháng tuổi, muộn nhất là 3 tuổi bé sẽ hoàn thiện hết tất cả các răng. Các răng trên cung hàm không mọc lên cùng 1 thời điểm mà có thời gian mọc riêng. Thông thường, quy trình mọc răng ở trẻ nhỏ thường mọc theo thứ tự sau:

  • Từ 6 – 9 tháng: 4 răng cửa giữa ở 2 hàm.
  • Từ 7 – 10 tháng: 2 răng cửa trên tiếp theo.
  • Từ 10 – 16 tháng: 2 răng cửa dưới tiếp theo.
  • Từ 12 – 14 tháng: 4 răng hàm sữa ở 2 hàm.
  • Từ 16 – 18 tháng: 4 răng nanh sữa ở 2 hàm.
  • Từ 20 – 30 tháng: 4 răng hàm sữa cuối cùng ở 2 hàm.
Trẻ mọc răng thường theo một quy trình chung
Trẻ mọc răng thường theo một quy trình chung

Quá trình răng mọc không cố định và có thể thay đổi tùy vào cơ địa cũng như cách chăm sóc sức khỏe răng miệng cho trẻ của cha mẹ. Việc mọc răng lệch quy trình chung quá nhiều có thể khiến trẻ gặp phải biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng. Do đó, mẹ cần theo dõi thời gian con mọc răng để có thể áp dụng biện pháp điều chỉnh kịp thời.

Dấu hiệu nhận biết trẻ mọc răng

Có rất nhiều dấu hiệu nhận biết tình trạng mọc răng ở trẻ em. Cha mẹ có thể xác định dựa trên một số dấu hiệu lâm sàng thường gặp dưới đây:

  • Cơ thể trẻ mệt mỏi, bứt rứt, hay cáu gắt, quấy khóc vào ban ngày và cả ban đêm.
  • Bé bị chảy nước dãi nhiều hơn bình thường và có thể chảy xuống cằm, cổ gây phát ban.
  • Bé bị ngứa lợi nên thường nghiến lợi và thích gặm đồ vật xung quanh.
  • Nướu bị sưng to, tấy đỏ khiến trẻ khó chịu.
  • Trẻ có biểu hiện sốt, tuy nhiên nhiệt độ không quá 39 độ.
  • Bé bị rối loạn chức năng tiêu hóa dẫn đến hiện tượng đi tướt (tiêu chảy).
  • Bé chán ăn, bỏ bú khiến sức khỏe bị suy giảm và sụt cân nghiêm trọng.  

Các dấu hiệu trên thường xuất hiện trong 3 – 5 ngày đầu khi chiếc răng sữa cố nhú lên khỏi nướu. Thông thường, nếu sức khỏe trẻ tốt các dấu hiệu này sẽ tự hết trong 3 – 7 ngày. Tuy nhiên một số trường hợp kéo dài hơn hoặc gặp biến chứng nặng. Khi đó, cha mẹ không nên chủ quan mà cần đưa con đến gặp bác sĩ nha khoa để được điều trị kịp thời.

Trẻ mọc răng sớm – chậm cha mẹ cần làm gì?

Quy trình mọc răng ở trẻ thường diễn ra trong khoảng thời gian từ tháng thứ 5 đến tháng thứ 30. Tuy nhiên, có nhiều trẻ mọc răng sớm hơn hoặc muộn hơn so với dự kiến. Có trường hợp trẻ 3 tháng tuổi mọc răng, thậm chí một số trẻ sơ sinh có sẵn 1 – 2 chiếc răng ngay từ khi trẻ sinh ra. Bên cạnh đó có những trẻ mọc răng muộn, tới tận 8 tháng tuổi mới bắt đầu nhú răng.

Răng mọc sớm hay muộn không ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của trẻ. Tuy nhiên, nếu không tuân thủ theo quy trình chung có thể ảnh hưởng rất lớn đến răng vĩnh viễn sau này.

Nhiều trường hợp trẻ mọc răng chậm hơn so với quy trình chung
Nhiều trường hợp trẻ mọc răng chậm hơn so với quy trình chung

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng trẻ mọc sớm – muộn hơn dự kiến là do:

  • Di truyền: Nếu trong gia đình có người cùng huyết thống như ông bà, bố mẹ của bé từng mọc răng sớm hoặc chậm thì bé cũng rất dễ gặp phải tình trạng này.
  • Do thời điểm bé sinh ra: Đối với trẻ sinh non, sức đề kháng kém hơn cũng ảnh hưởng đến quá trình mọc răng của trẻ.
  • Thiếu hoặc thừa vitamin D, canxi: Nếu thiếu các chất này răng sẽ trở nên còi cọc, yếu và khó nhú lên ra khỏi lợi. Khi thừa dưỡng chất vitamin D hay canxi sẽ thúc đẩy răng của trẻ mọc sớm hơn bình thường.

Cách giúp răng trẻ hình thành và nhú lên khỏi lợi đúng quy trình:

Cải thiện chế độ dinh dưỡng

Mẹ nên cho con ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin D và canxi như sữa, các chế phẩm từ sữa, đậu nành, bông cải xanh,… Bên cạnh đó cũng cần cho con ăn nhiều rau củ tươi và các loại thịt cá để bổ sung đủ dưỡng chất giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.

Có thể bổ sung vitamin D và canxi bằng cách cho trẻ sử dụng thuốc hoặc các thực phẩm chức năng theo liều lượng bác sĩ quy định. Hoặc có thể bổ sung vitamin D tự nhiên cho con bằng cách cho trẻ tắm nắng trước 9 giờ sáng.

Chú ý khi pha sữa công thức

Có một số trường hợp mẹ cho bé sử dụng sữa công thức thay sữa mẹ từ rất sớm. Tuy nhiên nếu pha không đúng cách như pha sữa bằng nước bột hoặc nước rau củ sẽ làm giảm dưỡng chất có trong sữa của trẻ.

Chú ý trong công thức pha sữa cho các bé
Chú ý trong công thức pha sữa cho các bé

Giải đáp một số thắc mắc khi trẻ hình thành răng

Khi trẻ mọc răng có thể gặp phải một số vấn đề sau đây:

Trẻ mọc răng bị đau nên bôi thuốc gì?

Hiện nay có một số thuốc bôi giúp trẻ giảm đau nhức khi mọc răng được đánh giá mang lại hiệu quả cao như sau:

Thuốc bôi Anbesol Gel: 

Đây là thuốc kê đơn chứa thành phần chính là alcohol, benzocain và phenol. Cơ chế hoạt động của thuốc là gây tê cục bộ ở khu vực nướu răng, ngăn chặn truyền phát tín hiệu đau về hệ thần kinh trung ương, giúp trẻ giảm bớt triệu chứng đau nhức răng. Tuy nhiên,  thuốc chỉ được chỉ định cho trẻ từ 2 tuổi trở lên (tức là từ 24 tháng tuổi). 

Chú ý: Thuốc Anbesol Gel có thể gây ra một số tác dụng phụ như châm chích, nóng rát nhẹ, đỏ nướu, xuất hiện vảy trắng ở vị trí bôi thuốc,… Do đó cha mẹ cần lấy một lượng thuốc vừa đủ để bôi cho trẻ theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Gel bôi Dentinox: 

Gel bôi được chiết xuất từ hoa cúc và các thảo dược thiên nhiên an toàn cho sức khỏe của trẻ nhỏ. Do đó sản phẩm này được chỉ định dùng cho bé trên 4 tháng tuổi. Ngoài công dụng giảm đau khi mọc răng, Dentinox còn giúp giảm viêm lợi, chống sưng nướu lợi hiệu quả.

Thuốc bôi Orajel: 

Thuốc được các bác sĩ khoa nhi tại Mỹ khuyên dùng bởi khả năng giảm đau khi bắt đầu mọc răng cho trẻ rất hiệu quả. Đặc biệt, sản phẩm có hương cherry ngọt ngào nên được nhiều trẻ yêu thích. 

Chú ý: Sản phẩm dành cho trẻ từ 2 tuổi trở lên, đối với trẻ dưới 2 tuổi cha mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.  

Tham khảo:

  • Hướng dẫn ba mẹ cách xử lý khi bé mọc răng biếng ăn hiệu quả nhất
Trẻ đau nhức và quấy khóc nhiều mẹ nên tham khảo cho con sử dụng các loại thuốc bôi giảm đau
Trẻ đau nhức và quấy khóc nhiều mẹ nên tham khảo cho con sử dụng các loại thuốc bôi giảm đau

Kem bôi Pansoral:

Đây là sản phẩm kem bôi vào nướu lợi giúp hỗ trợ giảm ngứa, đau cho bé khi mọc răng. Thành phần chính có chứa Chamomile và Marshmallow nên có hiệu quả giảm đau cao.  

Các loại thuốc bôi giảm đau khi mọc răng trên giúp trẻ giảm nhanh cảm giác khó chịu và ăn ngon, ít quấy khóc hơn. Bên cạnh đó, thuốc có thành phần lành tính và được đánh giá an toàn cho sức khỏe của trẻ nhỏ. 

Tuy nhiên, khi sử dụng Pansoral quá liều lượng có thể để lại tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhỏ. Do đó, cha mẹ không nên tự ý mua thuốc bôi cho trẻ mà cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Làm sao để hạ sốt cho trẻ khi mọc răng

Trong thời gian răng mọc, trẻ thường bị sốt từ 38 – 38,5 độ C. Trường hợp răng bị sưng viêm, trẻ có thể bị sốt cao hơn và kèm theo nhiều triệu chứng khó chịu khác. Đây là dấu hiệu sinh lý bình thường cha mẹ không nên quá lo lắng.

Để trẻ không bị sốt cao, quấy khóc nhiều và biếng ăn mẹ có thể áp dụng một số cách hạ sốt dưới đây:

  • Lau người bằng nước ấm: Sử dụng nước ấm lau người cho bé là cách giúp giảm lượng mồ hôi tiết ra khiến trẻ khó chịu. Mẹ cần chú ý không nên sử dụng nước quá nóng vì có thể gây bỏng da, cũng không nên dùng nước lạnh khiến triệu chứng sốt gia tăng. 
  • Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi: Khi nhiệt độ cơ thể nóng lên, tiết nhiều mồ hôi hay mặc quần áo quá chật hoặc không có khả năng thấm hút mồ hôi sẽ rất khó chịu và khiến bé lâu giảm sốt. Do đó, để con thoải mái hơn cũng như nhanh giảm sốt, mẹ nên cho con mặc quần áo rộng rãi bằng chất liệu vải thấm hút.
Cho trẻ mặc đồ thoải mái trong trường hợp mọc răng bị sốt
Cho trẻ mặc đồ thoải mái trong trường hợp mọc răng bị sốt
  • Cho trẻ uống nhiều nước: Sốt khiến cơ thể trẻ bị mất nhiều nước do đó cha mẹ cần cho con uống nhiều nước để bù lại. Đối với trẻ nhỏ còn bú sữa thì mẹ nên cho con bú nhiều lần để bổ sung đủ nước cho cơ thể.
  • Chườm khăn: Một trong những cách giảm sốt hiệu quả cha mẹ nên áp dụng cho bé là dùng khăn nhúng nước ấm sau đó vắt khô rồi chườm lên trán con.

Sốt cao khi mọc răng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ nhỏ. Do đó ngoài áp dụng các biện pháp giảm sốt cha mẹ cũng nên thường xuyên dùng nhiệt kế để kiểm tra thân nhiệt cho con. Trường hợp con sốt  cao quá 38,5 độ C mẹ nhanh chóng cho con đến gặp bác sĩ để tránh xảy gặp phải biến chứng nguy hiểm như li bì, co giật, tím tái,…

Bé bị đi tướt (tiêu chảy) mẹ nên làm gì?

Ở rất nhiều trường hợp trẻ khi mọc răng có biểu hiện đi tướt (tiêu chảy) với dấu hiệu là: Đi phân sống, nhầy, không có bọt, mùi khó chịu và có màu vàng, ngả xanh hoa cải. Nguyên nhân do bé bị rối loạn tiêu hóa và vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể.

Tùy vào sức khỏe của từng trẻ mà mức độ cũng như thời gian bị đi tướt là khác nhau. Đối với trẻ có sức đề kháng yếu có thể đi tới 5 – 7 lần/ngày và kéo dài khoảng 4 ngày. Ngược lại, các bé khỏe mạnh, có sức đề kháng tốt mức độ bị đi tưới sẽ ít hơn và có thể tự khỏi sau 1 – 2 ngày mọc răng.

Trẻ rất dễ bị đi tướt khi mọc răng
Trẻ rất dễ bị đi tướt khi mọc răng

Đi tướt lâu ngày khiến cơ thể trẻ bị mất nước và luôn trong trạng thái mệt mỏi, kém ăn, phát ban, ho, sốt,… Khi đó, cha mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn uống để giúp trẻ nhanh khỏi bệnh hơn:

  • Bổ sung nước cho trẻ bằng cách khuyến khích con uống nước lọc, nước hoa quả và bú sữa nhiều hơn.
  • Có thể cho bé ăn các loại rau củ giúp phân co cứng lại như khoai tây, cà rốt, sữa chua, chuối,…
  • Nên bổ sung dưỡng chất cho cơ thể trẻ bằng cách cho con ăn nhiều các thực phẩm có chứa nhiều protein và canxi như trứng, cá, thịt bò, thịt lợn,…
  • Ngoài ra, sử dụng nước dừa có hiệu quả giảm đi tướt cho trẻ rất hiệu quả. Cha mẹ có thể cho con uống vào buổi sáng với liều lượng không quá 2 quả 1 ngày sẽ giúp giảm nhanh triệu chứng bệnh.

Trẻ mọc răng nên ăn gì?

Chế độ ăn uống cũng có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình mọc răng của trẻ nhỏ. Vì vậy, khi chuẩn bị bữa ăn cho con, cha mẹ cần chú ý bổ sung các thực phẩm sau đây:

  • Các loại rau xanh: Rau xanh có chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho hệ tiêu hóa do đó mẹ cần cho con ăn nhiều cải bó xôi, súp lơ, cải chíp,…
  • Thực phẩm giàu Vitamin C: Các thực phẩm chứa nhiều vitamin C có tác dụng giúp tăng cường sức đề kháng và ngăn ngừa viêm nhiễm ở nướu lợi. Do đó, mẹ nên cho con ăn các thực phẩm như: Cam, bưởi, cải xanh, đu đủ, súp lơ, dứa, dâu tây,… 
  • Thức ăn chứa vitamin D: Loại vitamin này có vai trò thiết yếu trong quá trình chuyển hóa và hấp thụ canxi giúp răng trẻ khỏe mạnh hơn. Vì vậy, cha mẹ nên bổ sung vitamin D bằng cách cho con ăn nhiều cá hồi, tôm, nấm, đậu nành,…
  • Thực phẩm giàu canxi: Canxi là chất giúp hình thành cấu trúc răng và xương nên không thể thiếu trong chế độ ăn uống của trẻ. Mẹ có thể bổ sung cho con bằng cách nấu món ăn có chứa cá mòi, các loại đậu, rau dền,…
Mẹ cần bổ sung thực phẩm chứa canxi cho trẻ trong bữa ăn hàng ngày
Mẹ cần bổ sung thực phẩm chứa canxi cho trẻ trong bữa ăn hàng ngày

Ngoài ra, khi cho con ăn hàng ngày cha mẹ cần chú ý:

  • Trẻ hay bị ngứa lợi mẹ nên cắt các loại rau củ quả cứng để trẻ tự gặm như cà rốt, củ đậu, bí xanh, súp lơ,…
  • Thời điểm trẻ có hàm mẹ không nên xay nhuyễn thức ăn mà nên băm, thái nhỏ để bé rèn luyện kỹ năng ăn nhai.
  • Nếu trẻ có dấu hiệu biếng ăn, mẹ không nên ép con ăn một lúc. Thay vào đó nên chia khẩu phần ăn của con thành nhiều bữa trong ngày và nên nấu dạng lỏng cho con dễ nuốt hơn.

Cần lưu ý gì trong quá trình hình thành răng ở trẻ

Quá trình mọc răng ở trẻ có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của răng vĩnh viễn cũng như cơ thể trẻ sau này. Do đó, cha mẹ cần lưu ý:

  • Nên theo sát quá trình hình thành răng của trẻ để sớm phát hiện dấu hiệu bất thường. Sau đó nên tham khảo bác sĩ có chuyên môn để thực hiện các biện pháp điều trị kịp thời trước khi xảy ra biến chứng.
  • Bé mọc răng sẽ rất khó chịu nên thường xuyên quấy khóc, bỏ ăn và ngủ ít. Do đó, mẹ cần kiên nhẫn mới có thể đồng hành và giúp con vượt qua giai đoạn này.
  • Giai đoạn hình thành răng, trẻ rất dễ mắc phải các bệnh lý về răng miệng. Vì vậy, phụ huynh cần thực hiện vệ sinh miệng cho con hàng ngày bằng các dụng cụ chuyên dụng để ngăn ngừa bệnh phát triển.
  • Nếu con gặp bất cứ tình trạng bất thường nào, cha mẹ cần đưa đến cơ sở y tế thăm khám kịp thời để phòng ngừa biến chứng nặng cũng như giúp cha mẹ an tâm hơn.

Quá trình mọc răng của trẻ kéo dài trong nhiều tháng và có thể gây ra những vấn đề ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe. Vậy nên, cha mẹ cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản để có thể giúp con không bị đau nhức răng, khó chịu.

Xem thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Kiểm Tra Sức Khỏe Răng Miệng Và Những Điều Cần Biết
Kiểm Tra Sức Khỏe Răng Miệng: Lợi Ích Và Lưu Ý Quan Trọng

Lợi ích của việc kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ Việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách không chỉ mang...

Máy Tăm Nước: Vai Trò Và Hướng Dẫn Sử Dụng Đúng Cách
Máy Tăm Nước: Vai Trò Và Hướng Dẫn Sử Dụng Đúng Cách

Máy tăm nước là gì? Ưu nhược điểm cụ thể Tăm nước là một thiết bị sử dụng dòng nước rung có áp suất cao...

Scan Răng 3D: Ưu Điểm, Quy Trình Và Địa Chỉ Thực Hiện
Scan Răng 3D: Ưu Điểm, Quy Trình Và Địa Chỉ Thực Hiện

Scan răng 3D là gì? Ưu điểm nổi bật Scan răng 3D còn được gọi là lấy dấu kỹ thuật số (Oral Scan) hay dịch...

Kỹ thuật chụp 3 chiều cho hình ảnh chất lượng cao
Chụp X-Quang Răng: 5 Điều Cần Biết Trước Khi Thực Hiện

Chụp X-quang răng là gì? Khi nào cần thực hiện? Chụp X quang răng là kỹ thuật giúp ghi lại rõ hình ảnh trong khoang...

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Nha khoa Quốc Tế ViDental - Đống Đa, Hà Nội: Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

ViDental - APEC Thủ Đức - Cơ sở TPHCM : 359C - 359D Đỗ Xuân Hợp, Phường Phước Long B – TP. Thủ Đức, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

ViDental - Guva Phú Nhuận - Cơ sở TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Messenger zalo
0987.933.309