Thuốc Giảm Đau Răng – Top 5 Sản Phẩm An Toàn Và Hiệu Quả Nhất
Đau nhức răng là tình trạng phổ biến và có thể gặp phải ở nhiều đối tượng. Triệu chứng có thể thoáng qua nhưng cũng có thể kéo dài nhiều ngày và gây ảnh hưởng tới sức khỏe, sinh hoạt của người bệnh. Bệnh nhân có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau răng không cần kê đơn dưới đây để nhanh chóng làm dịu các cơn đau nhức.
Tổng hợp các nhóm thuốc giảm đau răng được bác sĩ chỉ định
Thông thường bệnh nhân bị ê đau nhức răng sẽ được bác sĩ kê đơn với các loại thuốc khác nhau tùy theo nguyên nhân gây ra tình trạng đau nhức. Tuy nhiên phổ biến nhất gồm có các loại thuốc sau đây.
Cách trị đau răng khẩn cấp bằng thuốc giảm đau răng NSAIDs
Thuốc trị đau răng nhóm NSAIDs được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Tác dụng của thuốc là kháng viêm, giảm đau, hạ sống nhanh đồng thời không chứa thành phần steroid. Bác sĩ chuyên khoa cho biết thành phần chính có trong loại thuốc này bao gồm: Aspirin, Diclofenac, Meloxicam, và Ibuprofen.
Nếu trẻ em bị đau răng, Ibuprofen chính là thuốc NSAIDs được ưu tiên lựa chọn thường xuyên. Liều sử dụng thông thường là từ 5 – 10 mg/kg/lần (tối đa 400 mg/lần), bệnh nhân cũng có thể dùng liều tiếp theo sau 6 đến 8 tiếng. Người bệnh cần lưu ý sử dụng tổng liều trong ngày không vượt quá 40 mg/kg để đảm bảo an toàn.
Sử dụng thuốc là cách trị đau răng cấp tốc, do có chứa thành phần Ibuprofen và Aspirin nên người bệnh sẽ thấy tác dụng giảm đau hiệu quả ngay sau khi uống. Tuy nhiên việc uống thuốc nên tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn và tránh xảy ra tác dụng phụ.
Bên cạnh đó, loại thuốc thuộc nhóm này thường có tác dụng phụ về tiêu hóa, dạ dày hoặc tim mạch. Vì thế bệnh nhân có tiền sử mắc các chứng bệnh nói trên không nên sử dụng thuốc. Trường hợp phụ nữ có thai, đang cho con bú hoặc dị ứng với thành phần của thuốc cũng không nên dùng.
Thuốc giảm đau răng Acetaminophen
Thuốc giảm đau răng nhanh Acetaminnophen có hiệu quả trong việc giảm đau và hạ sốt. Tuy vậy loại thuốc nhóm này ít có tác dụng kháng viêm. Trường hợp bệnh nhân không thể sử dụng các loại thuốc có chứa Aspirin hoặc NSAIDs thì đây chính là sản phẩm không nên bỏ qua.
Thông thường các loại thuốc nhóm này sẽ có liều lượng và các hoạt chất nhẹ hơn nên bệnh nhân có thể thấy hiệu quả chậm hơn so với việc sử dụng các sản phẩm nhóm NSAIDs. Sản phẩm thuộc nhóm Acetaminnophen hoàn toàn có thể sử dụng cho trẻ nhỏ, tuy nhiên phụ huynh cần lưu ý đến liều lượng để đạt hiệu quả điều trị mà vẫn đảm bảo an toàn.
Điểm đặc biệt của loại thuốc đau răng nhóm này đó là không có tác dụng phụ. Vì thế người bệnh có thể yên tâm sử dụng mỗi khi có dấu hiệu bị đau nhức.
Thuốc chữa đau răng paracetamol Panadol
Đau răng uống thuốc gì? Panadol là loại thuốc không còn xa lạ với nhiều người. Tác dụng chính của loại thuốc này là hạ sốt và giảm đau. Tuy nhiên, sản phẩm không có tác dụng kháng viêm như các loại thuốc giảm đau răng thông thường khác.
Chính vì thế khi đau răng không kèm theo các biểu hiện sưng viêm thì người bệnh có thể sử dụng Panadol. Thành phần chính của thuốc là Paracetamol nên những ai bị dị ứng với hoạt chất này không nên sử dụng.
Ngoài ra Panadol chỉ khuyến khích sử dụng với trẻ em trên 6 tuổi, phụ huynh cần lưu ý điều này nếu muốn sử dụng loại thuốc cho con.
Xem thêm: Bà bầu bị đau răng do đâu và biện pháp khắc phục
Thuốc đau răng màu hồng Naphacogyl
Thuốc Tây chữa đau răng Naphacogyl được nhiều bác sĩ chỉ định sử dụng. Không chỉ hiệu quả trong việc giảm đau nhức răng, loại thuốc còn có tác dụng kháng viêm. Một trong những công dụng chính của sản phẩm là chống viêm nhiễm cấp và ngăn ngừa viêm nhiễm sau khi phẫu thuật.
Người trưởng thành có thể sử dụng từ 4 tới 6 viên mỗi ngày và chia làm 2 lần. Việc dùng thuốc thường xuyên có thể dẫn tới các vấn đề như: Giảm bạch cầu, rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên khi ngưng dùng thuốc các biểu hiện nói trên sẽ giảm dần và hết.
Bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo các trường hợp sau đây không nên sử dụng thuốc giảm đau răng màu hồng Naphacogyl:
- Người dị ứng với thành phần Metronidazol, Acetyl Spiramycin, Imidazol hoặc phụ nữ đang cho con bú.
- Bệnh nhân mắc chứng viêm loét dạ dày, người cao tuổi hoặc những trường hợp có vấn đề về tiêu hóa.
Gel giảm đau răng dành cho trẻ em
Hiện nay, trẻ nhỏ bị chứng đau nhức răng có thể sử dụng một số loại gel giảm đau như: Oragel, Bonjela, Dentinox hoặc Pansoral… Đây đều là những sản phẩm được đánh giá cao về tính hiệu quả.
Cách sử dụng rất đơn giản là dùng gel bôi trực tiếp tới các vùng nướu răng đang bị đau nhức. Thuốc hoạt động sẽ làm tê liệt dây thần kinh và giúp trẻ không còn bị đau nhức. Nhưng cũng giống như các dạng thuốc xịt giảm đau răng, gel bôi sẽ có hiệu quả không kéo dài như thuốc ngậm đau răng hoặc thuốc uống.
Lưu ý khi sử dụng các loại thuốc giảm đau răng
Để việc sử dụng thuốc giảm đau răng đạt hiệu quả cao nhất, bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Liều lượng của thuốc cần phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi dùng nhằm đảm bảo hiệu quả, an toàn và hạn chế tác dụng phụ.
- Sử dụng thuốc trong hoặc sau bữa ăn để tránh kích ứng và gây ảnh hưởng tới dạ dày.
- Khi dùng chung thuốc với các loại thuốc khác cần tham khảo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
- Thuốc giảm đau chỉ là phương pháp tạm thời, bệnh nhân nên thăm khám để tìm ra nguyên nhân chi tiết và có phương pháp điều trị triệt để.
- Thực hiện các biện pháp chăm sóc răng miệng thường xuyên để phòng tránh tình trạng đau nhức cũng như các bệnh lý răng miệng liên quan.
- Bệnh nhân mắc chứng đau răng nên sử dụng các thức ăn mềm như cháo súp. Ngoài ra nên tránh sử dụng các loại đồ ăn cứng, nước có ga hoặc cafein.
Thuốc giảm đau răng cần phải sử dụng đúng liều lượng, tránh tình trạng lạm dụng bởi nó có thể ảnh hưởng tới sức khỏe. Tốt nhất, người bệnh nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và có phương án điều trị triệt để căn nguyên thay vì việc sử dụng thuốc giảm đau kéo dài.
Nên đọc:
- Đau răng kiêng ăn gì và những thông tin cần biết!
- Đau răng nổi hạch có nguy hiểm hay không?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!