Viêm Lợi Trùm Răng Khôn Uống Thuốc Gì Hiệu Quả Nhất 2023?

Viêm lợi trùm răng khôn uống thuốc gì là thắc mắc mà rất nhiều người đang gặp phải tình trạng này quan tâm tìm hiểu. Bài viết sau đây sẽ cung cấp thông tin về 10 loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định để điều trị bệnh lý này đem lại hiệu quả cao nhất. 

Viêm lợi trùm răng khôn uống thuốc gì hiệu quả nhất? Top 10 loại thuốc tốt

Viêm lợi trùm răng khôn còn hay được gọi là sưng mộng răng số 8. Đây là một biến chứng khá phổ biến khi mọc răng khôn. Khi răng khôn chưa mọc lên hoàn toàn, hoặc mọc lệch sẽ xuất hiện vạt lợi trên bề mặt răng, tạo thành ổ đọng ứ thức ăn. Thêm vào đó, răng không nằm ở vị trí trong cùng của cung hàm nên khó vệ sinh sạch sẽ. Thức ăn thừa tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển dẫn đến tình trạng viêm lợi trùm gây đau nhức, chảy máu. 

Xem ngay: Viêm Nướu Chân Răng Uống Thuốc Gì Và Top 7 Loại Phổ Biến Nhất
Dấu hiệu của viêm lợi trùm răng khôn khá dễ nhận thấy
Dấu hiệu của viêm lợi trùm răng khôn khá dễ nhận thấy

Dấu hiệu của viêm lợi trùm răng khôn khá dễ nhận thấy như lợi sưng to, có màu hồng hoặc đỏ thẫm, che phủ một phần hoặc cả thân răng. Một số trường hợp còn xuất hiện mủ nên bệnh nhân cần phải tìm cách khắc phục nhanh chóng.

Để điều trị tình trạng viêm nhiễm này, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và thể trạng của người bệnh sẽ có những phương pháp khác nhau. Tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và kê đơn thuốc để điều trị. Dưới đây là danh sách các loại thuốc thường được sử dụng để khắc phục tình trạng này.

Metronidazol

Metronidazol là thuốc kháng sinh nằm trong nhóm Nitroimidazole có tác dụng ngăn chặn vi khuẩn có hại sinh sôi. Do đó, loại thuốc này thường được sử dụng để điều trị tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng dẫn đến các bệnh lý về răng miệng. 

Metronidazol là thuốc kê toa, do vậy bạn nên sử dụng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để thuốc phát huy tối đa hiệu quả và hạn chế các tác dụng phụ không đáng có. Bạn có thể dùng thuốc cùng với thức ăn và uống thật nhiều nước để ngăn ngừa tình trạng đau dạ dày.

Viêm lợi trùm răng khôn uống thuốc gì
Hình ảnh thuốc Metronidazol

Hiện nay trên thị trường có nhiều dạng bào chế Metronidazol khác nhau như viên nén 250mg, 500mg, 1000mg hoặc thuốc bôi ngoài da. Về liều dùng, bạn nên tuân thủ đúng theo chỉ định bác sĩ, trong quá trình sử dụng thuốc cần lưu ý:

  • Không sử dụng các chất kích thích như rượu bia trong quá trình sử dụng thuốc để tránh hiện tượng đau bụng, nhức đầu nôn mửa. 
  • Chống chỉ định dùng thuốc cho phụ nữ đang mang thai, cho con bú, đối tượng này cần tham khảo kỹ ý kiến bác sĩ khi sử dụng. 
  • Không tự ý dùng hoặc ngưng dùng thuốc để tránh tình trạng nhờn thuốc, nhiễm trùng tái phát.
Xem thêm: Top thuốc chữa viêm lợi cho phụ nữ cho con bú được chuyên gia khuyên dùng

Thuốc kháng sinh Spiramycin

Spiramycin là thuốc kháng sinh thuộc nhóm macrolid, có khả năng ngăn vi khuẩn phân chia tế bào và tổng hợp protein. Spiramycin là thuốc điều trị nên cần được dùng đúng theo liệu lượng mà bác sĩ chỉ dẫn để đạt hiệu quả tốt nhất. Bệnh nhân nên uống thuốc trước khi ăn 2 tiếng hoặc sau khi ăn 3 tiếng để thuốc phát huy tối đa hiệu quả.

Spiramycin là thuốc kháng sinh thuộc nhóm macrolid
Spiramycin là thuốc kháng sinh thuộc nhóm macrolid

Trong quá trình sử dụng Spiramycin điều trị viêm lợi trùm cần lưu ý: 

  • Chống chỉ định dùng thuốc cho phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú. 
  • Không sử dụng nếu mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc. 
  • Một số tác dụng phụ có thể gặp phải là buồn nôn, khó tiêu,… Nếu gặp phải các tác dụng phụ này, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để điều chỉnh liều lượng hoặc ngưng dùng thuốc tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. 
  • Lạm dụng thuốc có thể sẽ gây ảnh hưởng xấu đến chức năng gan. 

Trong nhiều trường hợp, bác sĩ sẽ kết hợp Spiramycin và Metronidazol để tăng hiệu quả tiêu diệt vi khuẩn nhằm gia tăng hiệu quả điều trị. Hai loại thuốc này không chỉ giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh bên trong khoang miệng mà còn giúp giảm tình trạng sưng đau nhanh chóng và hiệu quả.  

Thuốc kháng viêm Rodogyl

Thuốc chống viêm Rodogyl là loại thuốc có thể giải đáp cho câu hỏi viêm lợi trùm răng khôn uống thuốc gì. Đây là loại thuốc thường được chỉ định để điều trị các bệnh lý do nhiễm trùng như áp xe răng, viêm lợi, viêm nha chu,…

viêm lợi trùm răng khôn uống thuốc gì
Hình ảnh thuốc Rodoryl

Bên cạnh đó, thuốc kháng sinh Rodogyl còn được sử dụng để điều trị dự phòng trong trường hợp nhiễm khuẩn tại chỗ sau các ca phẫu thuật nha khoa. Liều dùng được khuyến cáo của thuốc như sau:

  • Đối với trẻ em: Dùng từ 2 – 3 viên/ngày, chia thành nhiều lần uống.
  • Đối với người lớn: Dùng từ 4 – 6 viên/ ngày, chia thành 2 – 3 lần uống, nếu tình trạng nặng có thể tăng liều lượng lên 8 viên/ngày theo chỉ định của bác sĩ. 

Trong quá trình sử dụng Rodogyl, bạn cần lưu ý:

  • Người mắc các bệnh về gan nên thận trọng khi dùng thuốc. 
  • Người có tiền sử bệnh mãn tính nên hạn chế dùng thuốc để tránh các biến chứng nghiêm trọng.
  • Phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong vòng 3 tháng đầu không nên sử dụng vì thuốc có thể gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi. 

Thuốc chữa viêm lợi trùm răng khôn Arme Rogyl

Arme Rogyl là thuốc kháng sinh kết hợp cả hai thành phần Spiramycin và Metronidazol, thường được chỉ định để điều trị các triệu chứng của nhiễm trùng răng miệng cấp tính và mãn tính, viêm lợi, áp xe răng, viêm tuyến mang tai,… Ngoài ra, thuốc cũng có công dụng hỗ trợ phòng nhiễm khuẩn sau các phẫu thuật nha khoa.

Viêm lợi trùm răng khôn uống thuốc gì
Arme Rogyl là thuốc kháng sinh kết hợp cả hai thành phần Spiramycin và Metronidazol

Liều dùng được khuyến cáo của thuốc như sau:

  • Đối với trẻ em từ 5 – 10 tuổi: Uống 2 viên/ngày, mỗi lần uống 1 viên. 
  • Đối với trẻ em từ 10 – 15 tuổi: Uống tối đa 3 viên/ngày, mỗi lần uống 1 viên. 
  • Đối với người lớn: Uống tối đa 4 – 6 viên/ngày, mỗi lần 2 viên. 

Trong quá trình sử dụng thuốc cần lưu ý một số điều như sau:

  • Thận trọng khi dùng thuốc cho người có nguy cơ bị loét dạ dày, viêm ruột.
  • Thuốc có dạng viên nén bao phim, giải phóng chậm trong cơ thể, có thể gây độc cho người cao tuổi, người vận chuyển ruột chậm. 
  • Phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai và cho con bú nên tránh sử dụng thuốc.

Viêm lợi trùm răng khôn uống thuốc gì? Thuốc chữa viêm lợi dạng bôi PerioKin

PerioKin là một trong những thuốc viêm lợi dạng bôi rất được tin dùng. Trong thành phần của loại thuốc này có chứa Chlorhexidine với tác dụng sát khuẩn và khử khuẩn. Ngoài ra, thuốc còn được sử dụng để điều trị các bệnh răng miệng như viêm nướu, áp xe nha chu, viêm loét miệng và các bệnh lý. Cách dùng của Periokin như sau: 

Lấy một lượng vừa đủ rồi bôi trực tiếp lên vùng lợi bị nhiễm trùng, bôi từ 2 – 3 lần mỗi ngày, liên tục trong ít nhất là 1 tuần để thấy được hiệu quả. Nên sử dụng thuốc sau khi đã vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

Thuốc chữa viêm lợi dạng bôi PerioKin
Thuốc chữa viêm lợi dạng bôi PerioKin
Tìm hiểu thêm: Viêm Nướu Hoại Tử Lở Loét – Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị

Viêm lợi trùm răng khôn uống thuốc gì? Alphachymotrypsin

Khi bị viêm lợi trùm răng khôn, vùng lợi bị viêm có thể sẽ bị phù nề, sưng tấy và đau nhức. Do đó, trong một số trường hợp bác sĩ sẽ kê thêm thuốc Alphachymotrypsin, một loại thuốc chống phù nề để hạn chế tình trạng này. Đối với các trường hợp bị viêm lợi ở mức độ nhẹ, bạn chỉ cần sử dụng Alphachymotrypsin với liều lượng là 2 viên/lần, mỗi ngày 3 lần.

Nếu tình trạng sưng phù nề ở mức độ nặng, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ dùng thuốc chống phù nề toàn thân Alphachymotrypsin. Loại thuốc này đóng vai trò như men thủy phân protein có khả năng làm giảm phản ứng viêm, phù nề hiệu quả thường được bác sĩ kê đơn. Liều dùng: Mỗi lần uống 2 viên, ngày từ 3 – 4 lần hoặc đặt viên thuốc dưới lưỡi, mỗi ngày từ 4 – 6 viên. 

Alphachymotrypsin là một loại thuốc chống phù nề
Alphachymotrypsin là một loại thuốc chống phù nề

Trong thời gian sử dụng thuốc, cần lưu ý một số điều như sau: 

  • Người có tiền sử mắc bệnh về gan, rối loạn đông máu, cao huyết áp hoặc dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc nên tránh sử dụng. 
  • Trong một số trường hợp thuốc sẽ gây ra các phản ứng phụ như đau đầu, phát ban, buồn nôn, tăng nhãn áp hoặc sốc phản vệ. 

Viên uống giúp giảm đau, hạ sốt Paracetamol  

Paracetamol giảm đau hạ sốt có lẽ đã quen thuộc với rất nhiều người. Loại thuốc này là câu trả lời tiếp theo cho câu hỏi viêm lợi trùm răng khôn uống thuốc gì. Paracetamol có thể điều trị tình trạng đau răng, viêm lợi, đau đầu. Thuốc được bào chế dưới nhiều dạng khác nhau như viên nén, viên sủi, thuốc tiêm…

Liều dùng Paracetamol dạng viên cho người lớn là uống từ 1- 2 viên/lần khi có triệu chứng sốt hoặc đau nhức, mỗi lần uống phải cách nhau ít nhất 4 – 6 tiếng. 

Khi sử dụng Paracetamol cần lưu ý: 

  • Phụ nữ đang trong quá trình mang thai và cho con bú không được tự ý dùng thuốc. 
  • Một số tác dụng phụ không mong muốn của Paracetamol là khó thở, nổi mẩn đỏ, phù nề ở cổ họng,..
Paracetamol có thể điều trị tình trạng đau răng, viêm lợi, đau đầu
Paracetamol có thể điều trị tình trạng đau răng, viêm lợi, đau đầu
Xem ngay: Sưng Nướu Răng Khôn – Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Và Một Số Lưu Ý

 Aspirin 500mg pH8

Aspirin là thuốc kháng sinh có tác dụng kháng viêm, giảm đau được các bác sĩ khuyên dùng cho nhiều trường hợp. Aspirin không có chứa steroid và có khả năng kiểm soát được nhiều triệu chứng bệnh lý khác nhau. Đây cũng là một loại thuốc mang lại hiệu quả giảm đau nhanh chóng nếu như bạn vẫn chưa biết viêm lợi trùm răng khôn uống thuốc gì để hết đau tốt.

Liều dùng được khuyến cáo cho Aspirin là 300 – 650mg/lần, thông qua đường uống, hoặc cũng có thể đặt thuốc theo đường trực tràng từ 4 – 6 giờ/lần. Lưu ý, không nên dùng quá 4gr Aspirin/ngày và nên uống thuốc sau ăn để tránh ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa. Ngoài ra, tùy vào từng trường hợp, bác sĩ sẽ đưa ra những chỉ định khác nhau. 

Trong quá trình dùng thuốc bạn nên lưu ý:

  • Aspirin có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn hiếm gặp như co thắt phế quản, khó thở,…
  • Người mắc bệnh lý về tim, gan, thận không nên sử dụng thuốc một cách tùy ý. 

Viêm lợi trùm răng khôn uống thuốc gì – Thuốc chống viêm Ibuprofen

Ibuprofen cũng là một loại thuốc không có chứa steroid, có dạng viên, được sử dụng để giảm sưng, ngăn ngừa viêm nhiễm, hạ sốt, giảm đau. Liều dùng với Ibuprofen khi bị viêm lợi trùm răng không như sau: Để giảm đau, bạn sử dụng mỗi lần 1 viên, mỗi ngày từ 3 – 4 viên, liều lượng tối đa trong ngày được khuyến cáo là từ 6 – 8 viên. Nên sử dụng thuốc khi bụng đói để phát huy tối đa hiệu quả của thuốc, tuy nhiên người bị bệnh dạ dày có thể uống sau khi ăn.

Hình ảnh thuốc Iburofen
Hình ảnh thuốc Iburofen

Những lưu ý khi dùng thuốc và biện pháp phòng ngừa viêm lợi trùm

Bên cạnh việc nắm được viêm lợi trùm răng khôn uống thuốc gì, bạn cũng cần lưu ý một số điều quan trọng sau đây khi dùng thuốc: 

  • Tuân thủ đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ cũng như liều lượng được khuyến cáo trên bao bì sản phẩm. 
  • Hiệu quả của các loại thuốc cũng sẽ phụ thuốc vào tình trạng bệnh và cơ địa mỗi người. 
  • Phụ nữ đang trong quá trình mang thai tuyệt đối không sử dụng thuốc tùy ý khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ. 
  • Trong quá trình sử dụng, nếu gặp phải bất kỳ tác dụng nào, cần ngưng dùng thuốc và tham khảo ý kiến bác sĩ. 
  • Không nên lạm dụng thuốc trong thời gian dài vì có thể sẽ dẫn đến tình trạng nhờn thuốc, khiến cho lần điều trị tiếp theo gặp khó khăn. 
Tham khảo: Viêm Nướu Răng Ở Trẻ Em – Triệu Chứng, Nguyên Nhân, Cách Điều Trị

Phòng tránh viêm lợi trùm răng khôn như thế nào? 

Để phòng tránh viêm lợi trùm răng khôn cũng như các bệnh lý khác trong khoang miệng, bạn cần lưu ý thêm một số điều như: 

  • Có thói quen vệ sinh răng miệng đều đặn, chải răng 2 lần mỗi ngày, buổi sáng sau khi thức dậy và trước khi đi ngủ. 
  • Sử dụng bàn chải lông mềm và thao tác nhẹ nhàng mỗi khi đánh răng. 
  • Kết hợp dùng thêm nước súc miệng và chỉ nha khoa để làm sạch triệt để hơn vi khuẩn có trong khoang miệng. 
  • Chú ý chế độ ăn uống, bổ sung thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất để tăng cường sức đề kháng.
  • Hạn chế tối đa sử dụng các chất kích thích có hại cho sức khỏe như rượu bia, thuốc lá,..
  • Đến cơ sở nha khoa định kỳ từ 3 – 6 tháng/lần để phát hiện kịp thời các vấn đề về răng miệng và có giải pháp chữa trị kịp thời.

Bài viết trên cung cấp các thông tin để giải đáp cho  thắc mắc viêm lợi trùm răng khôn uống thuốc gì tốt nhất. Mong rằng bài viết đã mang đến kiến thức bổ ích cho bạn đọc về xử lý các vấn đề răng miệng nói chung. 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Răng sứ venus
Chi Tiết Răng Sứ Venus Là Gì? Ưu Điểm Nổi Bật Và Giá Bọc Răng 

Răng sứ Venus được sử dụng phổ biến trong nha khoa thẩm mỹ, do có giá thành hợp lý nên được người dùng ưa chuộng....

Bọc Răng Sứ Khi Về Già: Nên Chọn Loại Nào Và Thực Hiện Ở Đâu?
Bọc Răng Sứ Khi Về Già: Nên Chọn Loại Nào Và Thực Hiện Ở Đâu?

Mặc dù bọc răng sứ là phương pháp phục hình răng thẩm mỹ được ưa chuộng và có nhiều ưu điểm nổi bật. Tuy nhiên,...

Quá Trình Tẩy Trắng Răng Có Đau Không - Chuyên Gia Giải Đáp Chi Tiết
Quá Trình Tẩy Trắng Răng Có Đau Không – Chuyên Gia Giải Đáp Chi Tiết

Một hàm răng xỉn màu, ố vàng, viền đen thường làm mất tính thẩm mỹ của răng, đồng thời khiến chúng ta tự ti, e...

Top 6 Loại Răng Sứ Đức Được Sử Dụng Phổ Biến Nhất
Top 6 Loại Răng Sứ Đức Được Sử Dụng Phổ Biến Nhất

Bọc răng sứ là một kỹ thuật chỉnh nha thẩm mỹ được ưa chuộng và ngày càng phổ biến. Trên thị trường hiện nay có...


Hệ thống cơ sở
HỆ THỐNG CHI NHÁNH

ViDental - NewGate Tân Phú - Cơ sở TPHCM : 218 Tân Hương, P. Tân Quý, Q. Tân Phú, TP. HCM

ViDental - NewGate Quận 1 : Số 4 Đặng Tất, P. Tân Định, Q.1, TP. HCM

ViDental - Guva Phú Nhuận - Cơ sở TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

ViDental - APEC Thủ Đức - Cơ sở TPHCM : 359C - 359D Đỗ Xuân Hợp, Phường Phước Long B – TP. Thủ Đức, TP. HCM

Messenger zalo