Trám Răng: Quy Trình, Bảng Giá Chi Tiết Và Thông Tin Liên Quan
Trám răng được biết đến là một trong những kỹ thuật nha khoa đơn giản, được ứng dụng phổ biến trong các trường hợp răng bị sâu, sứt mẻ, thưa, xử lý sau khi điều trị tủy răng. Không chỉ khắc phục khuyết điểm trên răng mà phương pháp này còn đảm bảo khả năng ăn nhai, tính thẩm mỹ cho hàm răng, ngăn ngừa các bệnh lý có thể xuất hiện trong khoang miệng. Để hiểu rõ hơn về vật liệu sử dụng, quy trình thực hiện, bảng giá chi tiết và các vấn đề liên quan, bạn đọc đừng bỏ lỡ nội dung hữu ích được cập nhật ở bài viết dưới đây.
Những vấn đề cần biết trước khi trám răng
Trám răng chắc hẳn đã không còn xa lạ với chúng ta. Đây là dịch vụ nha khoa sử dụng vật liệu nhân tạo nhằm bổ sung vào phần răng bị thiếu, sứt mẻ, vừa tăng tính thẩm mỹ, vừa đảm bảo khả năng ăn nhai của răng đang gặp vấn đề.
Thông thường, trám răng sẽ áp dụng cho các trường hợp răng thưa, bị sâu, sứt mẻ hoặc sau khi điều trị tủy răng, tuy nhiên bên cạnh đó bạn cũng nên chú ý đến những đối tượng không thể trám răng mà cần tiến hành các kỹ thuật khác như:
- Trám trên răng sứ: Các chuyên gia cho biết vật liệu trám trên răng thật không tương thích trên răng sứ, khó liên kết nên dễ dàng rơi ra ngoài.
- Trường hợp răng bị vỡ, sâu quá nặng: Những đối tượng bị sâu, nứt mẻ răng quá nghiêm trọng không thể đắp miếng trám lên trên, thay vào đó sẽ áp dụng các phương pháp khác.
- Xử lý răng cửa khuyết điểm lớn: Những trường hợp răng cửa bị gãy, vỡ tỷ lệ lớn cũng không thể khắc phục bằng kỹ thuật trám răng.
Những trường hợp cần trám răng
Các chuyên gia cho biết, trám răng có thể áp dụng cho nhiều trường hợp bao gồm: Sâu răng, mòn cổ răng, răng bị mẻ do chấn thương, thay thế miếng trám cũ đã ngả màu, răng thưa,...
Ngoài ra, nếu bị sâu nhẹ ở một hoặc vài răng, việc trám răng sẽ giúp xử lý hoàn toàn vấn đề này, ngăn ngừa hiện tượng sâu răng tiến triển mức độ nghiêm trọng, ảnh hưởng đến các răng kế cạnh gây mất răng vĩnh viễn.
Trám răng được nhiều khách hàng lựa chọn khi cần khắc phục những khuyết điểm trên răng bởi sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội như:
- Trám răng có kỹ thuật đơn giản, không xâm lấn đến răng thật.
- Phương pháp này có thể đảm bảo khả năng ăn nhai cũng như tính thẩm mỹ.
- Vật liệu trám an toàn với sức khỏe răng miệng, cứng chắc và thời gian sử dụng lâu dài.
- Quy trình thực hiện nhanh chóng, độ an toàn cao, ít rủi ro.
Thời gian trám răng bao lâu sẽ phụ thuộc nhiều vào mức độ sâu, mẻ cũng như khuyết điểm của răng. Thông thường, quá trình thực hiện cho dịch vụ này chỉ mất khoảng 15 - 20 phút cho một răng mẻ, sâu bề mặt, răng thưa. Ngoài ra, nếu bạn đang gặp bệnh lý hoặc một số vấn đề khác ở vị trí răng cần trám, sẽ mất thêm thời gian xử lý triệt để. Cụ thể:
- Với trường hợp răng sâu cần thêm bước nạo sạch vết sâu, tránh tình trạng vi khuẩn tồn tại, phát triển và gây hại cho khoang miệng. Tùy thuộc vào kinh nghiệm, trình độ của bác sĩ, xử lý răng sâu có thể mất từ 30 - 45 phút.
- Với trường hợp sâu răng nặng đã tác động sâu đến tủy như viêm tủy, chết tủy cần điều trị tủy răng trước khi trám, mỗi lần thực hiện khoảng 30 phút và cần ít nhất 2 - 4 lần hẹn.
Các nha sĩ cho biết, trám răng là một trong những kỹ thuật khá đơn giản, thời gian thực hiện nhanh chóng và gần như không xâm lấn đến răng, nướu cũng như các bộ phận khác trong khoang miệng nên người bệnh sẽ không quá đau đớn như khi nhổ răng, trồng răng, điều trị tủy,... Thêm vào đó, trong quá trình thực hiện, bác sĩ tiêm thuốc tê ở vùng răng cần xử lý nên sẽ hạn chế được cảm giác ê buốt, tạo tâm lý thoải mái cho bệnh nhân.
Tuy nhiên thực tế cơn đau nhức, khó chịu vẫn có thể xảy ra và mức độ đau phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tay nghề của bác sĩ, máy móc thiết bị sử dụng. Nếu lựa chọn địa chỉ nha khoa kém chất lượng, bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật vẫn gây đau đớn, chảy máu nhiều, thậm chí ảnh hưởng đến các răng kế cạnh.
5 Vật liệu trám răng được sử dụng phổ biến hiện nay
Khi có nhu cầu trám răng, nhiều người băn khoăn không biết vật liệu được sử dụng là gì, có đặc điểm ra sao, độ an toàn như thế nào. Hiện nay tại các cơ sở nha khoa đang sử dụng rất nhiều vật liệu trám răng, tuy nhiên phổ biến nhất là: Composite, GIC, Amalgam, kim loại quý, Inlay - Onlay. Tùy vào đặc điểm răng cũng như nhu cầu của khách hàng, bác sĩ sẽ tư vấn sản phẩm phù hợp nhất trước khi tiến hành.
Trám răng Composite
Đây là một trong những vật liệu được sử dụng phổ biến trong nha khoa từ những năm 90 của thế kỷ trước và đến hiện tại vẫn được nhiều người ưu tiên lựa chọn. Composite được cấu tạo từ các nguyên liệu là: Silica, Semi-crystalline polyceram, Urethane dimethacrylate, Bisphenol A-glycidyl methacrylate.
Ưu điểm:
- Vật liệu này có màu sắc tương tự men răng thật, đảm bảo tính thẩm mỹ.
- Có thể dễ dàng tạo hình theo phần răng bị sứt mẻ, vỡ, gãy.
- Composite có thể chịu lực nhai lớn, giúp ăn nhai tương tự răng thật.
- Do không tham gia vào các phản ứng hóa học trong môi trường khoang miệng nên không gây dị ứng, kích ứng, an toàn tuyệt đối.
Nhược điểm:
- Với những ưu điểm nổi bật, Composite có giá thành cao hơn những vật liệu khác.
- Nếu không tuân thủ đúng chế độ chăm sóc, dinh dưỡng, miếng trám rất dễ ngả vàng, gây mất thẩm mỹ.
Trám răng GIC
GIC là tên viết tắt của Glass Ionomer Cement, được làm từ polyacrylic axit cùng một thành phần của thủy tinh - fluoro aluminosilicate. Vật liệu trám răng này được sản xuất từ năm 1972 để thay thế silicate và đến hiện tại đã được cải tiến nhiều về độ trong, đặc điểm lý học, hóa học. GIC có thể sử dụng trên cả răng sữa lẫn răng vĩnh viễn không chịu lực nhai mạnh, giúp tái tạo cùi răng, đồng thời khôi phục hình dạng răng ban đầu.
Ưu điểm:
- Có độ thẩm mỹ tương đối cao, tuy nhiên vẫn chưa thể so sánh được với Composite.
- GIC có màu trắng bột, gần giống với màu sắc răng thật nên khó nhận biết.
- Vật liệu này chứa thành phần Fluor với khả năng chống sâu răng, ngăn ngừa sự phát triển, tấn công của vi khuẩn, đặc biệt là trường hợp trám răng sâu.
- Chi phí GIC khá thấp.
Nhược điểm:
- Độ bền không cao.
- Khả năng chịu lực và chống ăn mòn kém nên không áp dụng được cho răng hàm.
Vật liệu kim loại quý
Vật liệu trám răng có thể được làm từ vàng và kim loại quý như bạc, đồng, giúp tăng tính chắc chắn và độ bền cho miếng trám. Sản phẩm này thường được sử dụng cho răng hàm và tiền hàm vì màu sắc chênh lệch nhiều so với răng thật.
Ưu điểm:
- Vật liệu này có độ bền cao, không bị ăn mòn theo thời gian, tuổi thọ kéo dài ít nhất từ 10 - 15 năm.
- Khả năng chịu lực tốt, có thể giúp ăn nhai tương tự răng thật.
- Trám ánh vàng dễ nhìn hơn so với khi trám ánh bạc.
Nhược điểm:
- Vật liệu kim loại quý có màu sắc không tự nhiên.
- Cần nhiều thời gian thực hiện, bệnh nhân phải đến phòng nha ít nhất 2 lần.
- Một số trường hợp có thể gặp hiện tượng sốc mạ do sự tương tác giữa kim loại và nước bọt tạo sự tích tụ dùng điện, khi đó bạn có thể cảm thấy xuất hiện một cơn đau nhói, tuy nhiên sốc mạ rất hiếm khi xảy ra.
- Chi phí cao hơn so với các vật liệu trám khác.
Amalgam
Amalgam là hỗn hợp bao gồm các thành phần như bạc, đồng, kẽm, thiếc và thủy ngân. Trám răng bằng Amalgam còn được gọi là trám răng bằng chì, được sử dụng cho hầu hết các trường hợp răng sâu, răng thưa, sứt mẻ. Vật liệu này ra đời từ cách đây rất lâu và có giá thành khá rẻ nên được nhiều người lựa chọn, tuy nhiên Amalgam thích hợp dùng cho răng hàm và tiền hàm vì tính thẩm mỹ không cao.
Ưu điểm:
- Do tính dẻo nên vật liệu Amalgam dễ dàng lấp đầy các vị trí khiếm khuyết của răng, kể cả răng bị sứt mẻ lớn.
- Thành phần khá lành tính, gần như không gây tác dụng phụ cho cơ thể. Một số ý kiến cho răng thủy ngân trong Amalgam có thể gây hại đối với răng miệng và sức khỏe tổng thể, tuy nhiên tỷ lệ thủy ngân được kiểm soát nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm.
- Có độ bền cao, khả năng chịu lực ăn nhai tốt, tuổi thọ có thể lên đến 10 năm nếu được chăm sóc kỹ lưỡng.
- Chi phí vật liệu Amalgam khá thấp, trong khi vẫn đạt hiệu quả cao nên được nhiều người lựa chọn.
Nhược điểm:
- Do có màu xám bạc nên trám răng Amalgam có tính thẩm mỹ không cao, chỉ áp dụng được cho răng hàm và tiền hàm.
- Trong quá trình ăn nhai hoặc vệ sinh răng miệng không đúng, miếng trám dễ bị đổi màu, có thể làm ảnh hưởng đến các răng kế cạnh.
- Amalgam dẫn nhiệt tốt nên gây ra cảm giác ê buốt, ăn không ngon nếu bạn dùng thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh.
Vật liệu Inlay - Onlay
Inlay - Onlay là vật liệu trám răng chỉ mới xuất hiện gần đây nhưng đang dẫn đầu xu hướng trong dịch vụ trám răng. Inlay sử dụng miếng trám được đúc sẵn để ráp vào vị trí răng bị sâu vỡ, tổn thương, thường áp dụng cho trường hợp răng sâu, nứt vỡ tại mô răng nhưng chưa ảnh hưởng đến đến các răng khác. Trong khi đó, trám răng Onlay dùng miếng trám lấp đầy tổn thương ở răng, có thể trám vào nhiều bề mặt răng cùng lúc và phủ lên các múi răng.
Thông thường vật liệu Inlay - Onlay được làm bằng sứ, nhựa, bạn có thể tùy chọn theo nhu cầu của bản thân.
Ưu điểm:
- Khi thực hiện cần mài rất ít răng, không xâm lấn vào răng thật, bảo toàn răng tối đa.
- Miếng trám Inlay - Onlay có màu sắc tự nhiên tương tự răng thật, đảm bảo tính thẩm mỹ.
- Miếng trám được chế tác theo hình dáng của răng nên tránh tình trạng thức ăn bám vào rãnh, kẽ hở, dễ dàng vệ sinh răng miệng.
- Thời gian sử dụng miếng trám Inlay - Onlay trung bình từ 15 - 20 năm, đồng thời bạn không cần tái khám nhiều lần.
Nhược điểm:
- Nếu dùng miếng trám nhựa dễ bị đổi màu trong quá trình ăn uống.
- Giá thành cao hơn một số vật liệu khác như Composite hay Amalgam.
Quy trình trám răng gồm những bước nào?
Trám răng là phương pháp được lựa chọn nhằm mục đích khắc phục những khuyết điểm của răng thưa, sứt mẻ, sâu, răng sau điều trị tủy. Kỹ thuật này được đánh giá là đơn giản, gần như không xâm lấn đến răng thật, đảm bảo an toàn. Tuy nhiên nếu muốn đạt được hiệu quả cao, tránh biến chứng hoặc những rủi ro có thể xảy ra, cần tuân thủ theo đúng quy trình chuẩn Y khoa.
Tại mỗi địa chỉ nha khoa khác nhau sẽ có quá trình thực hiện không giống nhau nhưng chỉ cần đảm bảo các yếu tố như: Đội ngũ bác sĩ tay nghề cao, giàu kinh nghiệm, cẩn thận trong từng thao tác, máy móc hiện đại, không để xảy ra tình trạng nhiễm trùng, nhiễm khuẩn sẽ cho kết quả tốt nhất. Thông thường, bệnh nhân sẽ được thăm khám để đánh giá tình trạng răng cũng như chọn phương pháp điều trị phù hợp, sau đó mới tiến hành trám răng.
Các bước thực hiện
Bảng giá trám răng cập nhật mới nhất
Trám răng bao nhiêu tiền là yếu tố được người bệnh quan tâm hàng đầu. Theo đánh giá chung, chi phí trám răng thấp hơn nhiều so với các phương pháp nha khoa khắc phục khuyết điểm của răng.
Thông thường, chi phí dịch vụ này sẽ có sự thay đổi ở từng địa chỉ nha khoa khác nhau, đồng thời với mỗi tình trạng răng miệng, số lượng răng cần trám, vật liệu trám, bạn cũng cần chi trả số tiền không giống như những trường hợp khác. Do vậy tốt nhất nên đến trực tiếp nha khoa để được thăm khám, tư vấn lộ trình cụ thể cũng như biết rõ chi phí thực hiện.
Bảng giá trám răng tại Nha khoa Vidental:
Dịch vụ trám răng |
Giá niêm yết (đồng) |
Đơn vị |
Trám bít hố rãnh bằng Composite |
200.000 |
1 răng |
Trám bít hố rãnh bằng nhựa Sealant |
200.000 |
1 răng |
Trám bít hố rãnh bằng Composite công nghệ Lase ViTech |
250.000 |
1 răng |
Trám bít hố rãnh bằng GIC công nghệ Laser ViTech |
250.000 |
1 răng |
Trám bít hố rãnh bằng nhựa Seglant |
250.000 |
1 răng |
Một số lưu ý bạn cần nhớ sau khi trám răng
Dưới đây là một số lưu ý cần nhớ sau khi trám răng để miếng trám duy trì được trong thời gian dài, đồng thời tránh cảm giác đau nhức hay những biến chứng xảy ra:
- Trong 1 - 2 tiếng đầu sau trám răng, bạn không nên ăn uống để tránh răng gặp tổn thương, đồng thời đây là thời điểm chờ thuốc tê hết tác dụng hoàn toàn.
- Nếu cần sử dụng thuốc đã kê đơn, phải tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ.
- Nên ăn thức ăn mềm, dễ nuốt như cháo, súp, canh để không tạo áp lực lên răng, đồng thời bổ sung nhiều trái cây, rau xanh, chế phẩm từ sữa để tăng cường vitamin, khoáng chất, bảo vệ răng miệng tốt hơn.
- Không nên ăn đồ ăn quá cứng, dai, đồ ngọt, quá nóng hoặc quá lạnh, tránh xa chất kích thích.
- Lựa chọn bàn chải lông mềm và tác động lực nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương răng, lợi, bạn cũng cần chú ý chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày vào sáng thức dậy và tối trước khi đi ngủ.
- Nếu thấy xuất hiện những bất thường, vướng cộm hay sưng đau trong thời gian dài, cần nhanh chóng tìm gặp bác sĩ để được kiểm tra, tìm biện pháp xử lý.
- Tái khám theo đúng lịch hẹn và thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần giúp kiểm tra vết trám, bảo vệ sức khỏe răng miệng.
Một số câu hỏi liên quan
Trám răng hiện nay là dịch vụ đã quá quen thuộc với chúng ta. Do có chi phí thấp, quá trình thực hiện nhanh chóng, ít xâm lấn, trong khi mang đến hiệu quả cao nên phương pháp này được khách hàng ưu tiên lựa chọn để khắc phục những khuyết điểm trên răng của mình. Tuy nhiên vẫn có rất nhiều thắc mắc liên quan đến trám răng cần được giải đáp:
Các chuyên gia đánh giá kỹ thuật trám răng khá an toàn, gần như không có rủi ro nhưng thực tế do tình hình sức khỏe răng miệng, tay nghề của đội ngũ bác sĩ, máy móc được sử dụng hay quy trình thực hiện không đạt chuẩn mà bệnh nhân vẫn có thể gặp phải những biến chứng sau:
- Răng đau nhức, nhạy cảm: Sau khi các bước trám răng được hoàn tất, nhiều trường hợp có cảm giác đau nhức và hàm răng nhạy cảm hơn với thức ăn, nhiệt độ hay không khí. Cảm giác này có thể mất chỉ sau một vào tuần, bạn sẽ ăn nhai bình thường mà không cần dùng đến thuốc giảm đau. Tuy nhiên nếu sau thời gian dài vẫn thấy nhức nhối khó chịu, đặc biệt là khi ăn thì khả năng cao là do chỗ trám đang có vấn đề. Lúc này hãy đến ngay nha khoa để các bác sĩ kiểm tra, xử lý.
- Phản ứng với vật liệu trám: Mặc dù vật liệu trám được nghiên cứu cẩn thận để không gây kích ứng cho cơ thể nhưng vẫn có một số người bị phản ứng với miếng trám, nhất là vật liệu kim loại, thủy ngân. Khi đó người bệnh sẽ có các triệu chứng như ngứa, phát ban. Biến chứng này xảy ra khi miếng trám kém chất lượng hoặc người bệnh có tiền sử dị ứng kim loại. Lời khuyên được đưa ra cho bạn là lựa chọn địa chỉ thực hiện uy tín và tìm vật liệu trám phù hợp.
- Bong vết trám: Sau khi tiến hành, miếng trám có thể bong ra do áp lực liên tục từ việc nhai, nghiền nát thức ăn hoặc nghiến răng khi ngủ. Tình trạng này rất khó nhận biết, về lâu dài vụn thức ăn, vi khuẩn xâm nhập, tăng nguy cơ sâu răng và gây ra nhiều bệnh lý răng miệng khác như viêm tủy răng, áp xe răng. Do vậy bạn nên thường xuyên đến nha khoa để kiểm tra vết trám.
Tất cả những trường hợp làm răng giả hay sử dụng miếng trám nhân tạo để sửa chữa khuyết điểm của răng đều không thể cho tuổi thọ cao như răng thật. Theo đó, miếng trám có thể duy trì được độ bền từ 5 - 20 năm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Vật liệu trám: Thông thường, sử dụng miếng trám Inlay - Onlay hoặc kim loại quý sẽ có tuổi thọ cao hơn các vật liệu khác.
- Cách chăm sóc tại nhà: Nếu vệ sinh răng miệng đúng cách, cẩn thận, đồng thời chú ý đến chế độ ăn uống, bảo vệ răng tốt thì miếng trám sẽ duy trì được lâu hơn.
- Tay nghề bác sĩ: Việc lựa chọn địa chỉ thực hiện vô cùng quan trọng vì nếu bác sĩ giỏi chuyên môn, có nhiều kinh nghiệm, tỉ mỉ trong từng thao tác và tuân thủ đúng quy trình sẽ cho kết quả cao nhất, khi đó bạn sử dụng được miếng trám trong thời gian dài.
Với trường hợp răng thưa, sứt mẻ, hư hỏng do sâu hoặc sau điều trị tủy, ngoài biện pháp trám răng, bác sĩ còn khuyến khích khách hàng lựa chọn bọc răng sứ. Bọc răng sứ là việc sử dụng một hoặc nhiều chiếc răng giả có kích thước, hình dáng, màu sắc tương tự răng thật nhưng không có ruột bên trong, bao phủ lên răng cần xử lý, từ đó phục hồi tính thẩm mỹ cũng như khả năng ăn nhai cho hàm răng.
Do đó không ít người băn khoăn răng trám răng và bọc răng sứ, phương pháp nào tốt hơn hay nên lựa chọn kỹ thuật nào. Để trả lời được câu hỏi này, bạn đọc hãy tham khảo bảng so sánh chi tiết dưới đây:
Tiêu chí so sánh |
Trám răng |
Bọc răng sứ |
Đối tượng |
Dùng cho đối tượng có răng sâu nhẹ, mòn cổ răng nhẹ, răng vỡ, mẻ nhẹ, răng thưa hoặc kẽ hở răng nhỏ |
Khắc phục tình trạng răng sâu nặng, lỗ sâu lớn, đã ảnh hưởng đến tủy răng hoặc đã điều trị lấy tủy. Ngoài ra, bọc răng sứ còn thích hợp với đối tượng có răng vỡ, mẻ lớn, răng thưa, xỉn màu không thể trám |
Thời gian thực hiện |
Thời gian thực hiện nhanh chóng, có thể hoàn thành chỉ trong 1 lần đến nha khoa |
Mất thời gian lâu hơn, ít nhất là 2 buổi để hoàn thành |
Tính thẩm mỹ |
Đa số vật liệu trám răng có màu sắc tự nhiên tương tự răng thật |
Răng sứ được chế tác tương tự hình dáng, kích thước, màu sắc răng thật, đảm bảo tính thẩm mỹ |
Chức năng ăn nhai |
Mang đến khả năng ăn nhai giống răng thật |
Khả năng chịu lực cao, giúp ăn nhai tốt hơn trám răng |
Độ an toàn |
Quá trình trám răng không gây đau đớn, không xâm lấn răng thật, đặc biệt vật liệu trám an toàn với sức khỏe răng miệng và sức khỏe tổng thể |
Răng sứ được sử dụng tương thích cao với răng, nướu, không gây kích ứng. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện cần mài cùi răng, có thể khiến răng thật bị suy yếu |
Tuổi thọ |
Tuổi thọ miếng trám từ 5 - 20 năm tùy vật liệu, sức khỏe răng miệng và cách chăm sóc của từng người |
Tuổi thọ răng sứ từ 5 - 20 năm tùy chất liệu, sức khỏe răng miệng và cách chăm sóc |
Chi phí |
Giá trám răng tương đối rẻ |
Chi phí cao hơn nhiều |
Có thể thấy, tùy thuộc vào tình trạng răng, nhu cầu và khả năng tài chính mà bạn cân nhắc lựa chọn phương pháp phù hợp để khắc phục những khuyết điểm trên răng, đảm bảo khả năng ăn nhai và tính thẩm mỹ cho gương mặt.
Trám răng được sử dụng để bít lỗ sâu răng, ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn gây sâu răng. Vậy sau trám răng có bị sâu trở lại không? Các chuyên gia cho biết, hiện tượng này hoàn toàn có thể xuất hiện bởi những lý do sau:
- Hàn răng sai kỹ thuật: Trong trường hợp bác sĩ thực hiện có tay nghề kém, tiến hành không đúng kỹ thuật cũng khiến vết trám nhanh chóng bong ra, lúc này vi khuẩn cũng xâm nhập trở lại.
- Chưa lấy hết tủy răng: Hiện tượng sâu răng vẫn trở lại nếu bác sĩ không loại bỏ sạch phần tủy bị viêm trong lỗ sâu răng cũ. Lúc này vi khuẩn trong tủy vẫn phát triển, tiếp tục ăn vào ngà răng, khiến răng sớm bị hư hỏng.
- Vệ sinh răng miệng không đúng cách: Nếu lười vệ sinh răng miệng hoặc tác động lực quá mạnh khiến miếng trám sứt mẻ thì thức ăn, mảng bám vẫn dính vào, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, làm mòn men răng và gây sâu lại.
- Sử dụng thực phẩm không tốt cho răng: Một số người có thói quen ăn đồ ăn nhiều tinh bột, nhiều đường tăng nguy cơ mắc bệnh nha chu và sâu răng. Ngoài ra, dung nạp nhiều thực phẩm chứa axit, thường cắn thức ăn cứng, dai cũng khiến vết trám bị mòn, dễ gãy và tình trạng sâu răng vẫn tiếp diễn.