Trồng Răng Implant All On 4: Ưu Nhược Điểm, Đối Tượng Thực Hiện
- Thành viên Hiệp hội Implant Quốc tế ITI
- Thành viên Hội cấy ghép nha khoa TPHCM
- Chứng chỉ trồng răng Implant nha khoa do BV Răng Hàm Mặt TƯ TPHCM cấp
- Chứng chỉ cấy ghép toàn hàm tại Trung tâm Sagodent
- Chứng chỉ nâng xoang ghép xương
- Chủ nhiệm đề tài nghiên cữu về kỹ thuật nhổ răng khôn xâm lấn tối thiểu
Trồng răng Implant All On 4 là gì?
Trồng răng Implant All On 4 là kỹ thuật cấy ghép cho trường hợp mất răng toàn hàm. Khi thực hiện bác sĩ sẽ cấy 2 trụ thẳng ở vị trí răng số 2 và 2 trụ cấy nghiêng ở vị trí răng số 5. Implant All On 4 có thể phục hình khoảng 12 răng/hàm.
Hiện nay có 2 loại phục hình Implant All On 4 đó là:
- Implant All On 4 cố định: Răng giả được gắn cố định trên 4 trụ Implant thông qua khóa cài dạng bi, người bệnh không thể tự tháo lắp tại nhà. Định kỳ 3 – 6 tháng bệnh nhân cần đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra và vệ sinh bằng các biện pháp chuyên biệt.
- Implant All On 4 tháo lắp: Răng giả được gắn trên Implant thông qua thanh bar, cho phép người bệnh dễ dàng tháo lắp để vệ sinh tại nhà.
XEM THÊM: Trồng Răng Implant All On 6 Là Gì? Ai Nên Thực Hiện?
Trường hợp nên và không nên trồng răng Implant All On 4
Chuyên gia cho biết trường hợp có thể trồng răng Implant All On 4 là:
- Người bị mất toàn bộ răng hàm trên, răng hàm dưới hoặc cả 2 hàm.
- Người phải nhổ răng ở 2 hàm do mắc bệnh lý nghiêm trọng không thể điều trị bảo tồn.
- Trường hợp mất răng toàn hàm lâu năm, bị tiêu xương hàm.
- Người mất răng toàn hàm nhưng không thể cấy ghép nhiều trụ Implant do vấn đề sức khỏe và tài chính.
Bên cạnh đó cần chú ý đối tượng không nên áp dụng phương pháp này là:
- Bệnh nhân nghiện bia rượu, thuốc lá nặng.
- Người mắc bệnh lý toàn thân khó kiểm soát như tiểu đường, tim mạch, máu khó đông, đã xạ trị vùng xương hàm.
- Người bị dị dạng xương hàm mức độ nghiêm trọng, không thể phục hồi.
- Phụ nữ mang thai hoặc trẻ chưa đủ 18 tuổi.
Ưu nhược điểm của trồng răng Implant All On 4
Trồng răng Implant All On 4 có nhiều ưu điểm nổi bật như:
- Hạn chế xâm lấn, giảm sưng đau: Kỹ thuật này chỉ cần cắm 4 trụ Implant vào xương hàm có thể phục hình răng cho cả hàm. Vì thế trường hợp mất răng toàn hàm hoặc tiêu xương nhiều không cần cấy ghép nhiều, tiết kiệm tối đa chi phí và ít sưng đau sau thực hiện.
- Cải thiện tính thẩm mỹ: Răng giả trên Implant được thiết kế với màu sắc, kích thước và hình dáng tương tự răng thật, giúp khách hàng sở hữu hàm răng đều đẹp tự nhiên, thẩm mỹ tốt.
- Tăng khả năng ăn nhai: Trụ Implant có độ bền cao, cứng chắc, thay thế hoàn toàn chân răng thật, do đó người bệnh có thể dễ dàng ăn nhai mà không phải kiêng khem nhiều.
- Ngăn tiêu xương: Khi cấy ghép Implant All On 4, bác sĩ cấy trụ vào những vị trí thích hợp để thay thế chân răng thật, tạo lực kích thích lên xương hàm, ngăn ngừa tiêu xương, qua đó giữ khuôn mặt luôn tự nhiên, trẻ trung.
- Tuổi thọ cao: Phương pháp phục hình này có độ bền cao, lên đến hơn 20 năm hoặc duy trì vĩnh viễn nếu bạn chăm sóc tốt.
Bên cạnh ưu điểm kể trên, cấy ghép Implant All On 4 có một số nhược điểm như:
- Chi phí cao: So với phương pháp hàm giả tháo lắp hoặc cầu răng sứ, kỹ thuật phục hình này có chi phí khá cao, lên đến hàng trăm triệu đồng.
- Yêu cầu bác sĩ trình độ cao: Trồng răng Implant All On 4 khá phức tạp, đòi hỏi bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm, kỹ năng tốt và tuân thủ đúng, đủ các bước chuẩn Y khoa.
- Không phù hợp với người có bệnh lý nền: Những trường hợp có bệnh lý như tim mạch, máu khó đông, tiểu đường không thể phục hình Implant All On 4.
Quy trình trồng răng Implant All On 4
Quy trình trồng răng Implant thường gồm 5 bước chuẩn Y khoa như sau:
- Bước 1: Bác sĩ tiến hành thăm khám tổng quát khoang miệng, chụp X-quang để phân tích tình trạng răng miệng, tư vấn phác đồ và lựa chọn loại vật liệu cấy ghép phù hợp. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng được thực hiện xét nghiệm liên quan để chắc chắn đủ sức khỏe cắm trụ Implant.
- Bước 2: Người bệnh được gây tê ở vùng cần đặt trụ Implant để giảm đau nhức, khó chịu, sau đó bác sĩ cấy 4 trụ Implant vào xương hàm, tại vị trí đã được xác định từ trước.
- Bước 3: Bác sĩ lấy dấu hàm và gửi đến phòng Labo để chế tác răng sứ. Sau khi cấy ghép khoảng 3 – 5 ngày, người bệnh quay lại nha khoa để gắn răng tạm, đảm bảo thẩm mỹ và khả năng ăn nhai.
- Bước 4: Sau 7 – 10 ngày, bệnh nhân đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra độ lành thương, xử lý vấn đề phát sinh nếu có, đảm bảo an toàn tuyệt đối.
- Bước 5: Khoảng 3 – 6 tháng khi trụ Implant tích hợp hoàn toàn vào xương, bác sĩ tiến hành gắn mão sứ cố định lên trụ Implant, kết thúc quá trình trồng răng.
Trồng răng Implant All On 4 giá bao nhiêu?
Giá trồng răng Implant All On 4 hiện nay dao động từ 100.000.000 – 216.000.000 VNĐ/hàm. Tổng chi phí dịch vụ ở từng khách hàng có sự chênh lệch do tình trạng răng miệng, vật liệu Implant và mão sứ được chọn, chính sách giá của từng nha khoa.
Bạn có thể tham khảo bảng giá phục hình Implant All On 4 trên thị trường hiện nay như sau:
Phương pháp phục hình |
Chi phí (VNĐ) |
Implant All On 4 Dio - Hàn Quốc |
100.000.000 |
Implant All On 4 Hiossen - Mỹ |
110.000.000 |
Implant All On 4 Neodent - Switzerland |
120.000.000 |
Implant All On 4 SIC - Đức |
140.000.000 |
Implant All On 4 Mis C1 - Đức |
162.000.000 |
Implant All On 4 Tekka - Pháp |
180.000.000 |
Implant All On 4 Nobel Biocare - Thụy Điển |
200.000.000 |
Implant All On 4 Straumann SLActive - Thụy Sĩ |
216.000.000 |
Có thể thấy trồng răng Implant All On 4 là kỹ thuật phục hình hiện đại với nhiều ưu điểm vượt trội, phù hợp cho nhiều đối tượng khác nhau. Mặc dù có chi phí cao nhưng Implant All On 4 giúp khôi phục khả năng ăn nhai, tính thẩm mỹ và tuổi thọ sử dụng lâu dài. Do đó nếu có ý định phục hình bằng kỹ thuật này, bạn nên chọn nha khoa uy tín có bác sĩ đủ chuyên môn, kỹ năng, kinh nghiệm, đầu tư máy móc hiện đại để đảm bảo an toàn tuyệt đối và đạt được kết quả như mong đợi.
ĐỪNG BỎ QUA:
- Trồng Răng Implant Toàn Hàm Giá Bao Nhiêu, Có Nên Không?
- Trồng Răng Có Được Hưởng Bảo Hiểm Y Tế Không – Giải Đáp Nhanh
- Trồng Răng Implant Có Đau Không? Bao Lâu Hết Đau?
- Trồng Răng Implant Mất Bao Lâu Để Hoàn Thành?
- Trồng Răng Implant Có Nguy Hiểm Không? Cần Lưu Ý Điều Gì?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!