Các Phương Pháp Trồng Răng Cửa: Ưu Nhược Điểm, Chi Phí
- Thành viên Hiệp hội Implant Quốc tế ITI
- Thành viên Hội cấy ghép nha khoa TPHCM
- Chứng chỉ trồng răng Implant nha khoa do BV Răng Hàm Mặt TƯ TPHCM cấp
- Chứng chỉ cấy ghép toàn hàm tại Trung tâm Sagodent
- Chứng chỉ nâng xoang ghép xương
- Chủ nhiệm đề tài nghiên cữu về kỹ thuật nhổ răng khôn xâm lấn tối thiểu
Bạn đang tìm kiếm phòng khám nha khoa để Trồng Răng Giả, tham khảo ngay dịch vụ tại Nha Khoa ViDental
Các phương pháp trồng răng cửa phổ biến hiện nay gồm: Hàm giả tháo lắp, cầu răng sứ và cấy ghép Implant. Hàm giả tháo lắp có chi phí thấp nhưng khả năng nhai kém hơn, cầu răng sứ tự nhiên hơn nhưng cần mài răng, còn Implant là phương pháp tốt nhất, giống răng thật và bền lâu, nhưng chi phí cao và thời gian điều trị dài. Chi phí và mức độ đau tùy thuộc vào từng phương pháp và tay nghề bác sĩ.
Trồng răng cửa bằng hàm giả tháo lắp
Trồng răng cửa bằng hàm giả tháo lắp được thực hiện bằng cách lắp một bộ hàm giả, mô phỏng răng và nướu, lên vùng răng cửa bị mất, giúp che lấp khoảng trống trong cung hàm.
Hàm giả tháo lắp bao gồm hai phần chính: phần khung hàm giả làm từ nhựa hoặc kim loại mô phỏng nướu răng và những chiếc răng giả, thường được làm từ nhựa dẻo hoặc sứ. Những chiếc răng giả này được gắn cố định trên khung hàm và dễ dàng lắp lên nướu để lấp đầy khoảng trống mất răng.
Ưu điểm:
- Hàm giả tháo lắp có chi phí thấp hơn các kỹ thuật phục hình khác.
- Quá trình thực hiện nhanh chóng và đơn giản, không cần can thiệp phẫu thuật hay xâm lấn vào cấu trúc xương hàm và răng thật.
- Không làm ảnh hưởng đến các răng còn lại trong hàm, giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng.
- Chất liệu làm hàm giả thường rất an toàn, không gây kích ứng hay tác động tiêu cực đến sức khỏe của người sử dụng.
ĐỪNG BỎ QUA: Nhổ Răng Số 7 Có Cần Trồng Lại? Chọn Phương Pháp Nào?
Nhược điểm:
- Răng giả tháo lắp chỉ đạt khoảng 40 – 60% khả năng nhai so với răng thật.
- Không thể ngăn chặn được tình trạng bị tiêu xương hàm do mất răng.
- Người dùng cần tháo ra lắp vào thường xuyên để vệ sinh, khiến việc chăm sóc răng miệng trở nên khó khăn và không thoải mái.
- Hàm giả tháo lắp có phần kém tự nhiên, có thể khiến người dùng cảm thấy thiếu tự tin khi giao tiếp.
- Hàm giả tháo lắp thường chỉ sử dụng được từ 3 – 5 năm trước khi cần chỉnh sửa hoặc thay mới.
XEM NGAY: Nhổ Răng Bao Lâu Thì Trồng Răng Giả Được? Cách Nào Hiệu Quả
Trồng răng cửa bằng cầu răng sứ
Dùng cầu răng sứ là một trong các phương pháp trồng răng cửa hiệu quả, được nhiều người lựa chọn khi mất một hoặc nhiều răng. Kỹ thuật này yêu cầu mài nhỏ hai răng thật bên cạnh răng mất để làm trụ đỡ, sau đó một cầu răng gồm các mão sứ được gắn lên, tạo thành một khối thống nhất giúp khôi phục lại răng đã mất.
Ưu điểm:
- Cầu răng sứ có màu sắc và hình dáng tương tự như răng thật, giúp cải thiện vẻ ngoài hàm răng.
- Phương pháp này cho phép phục hồi khoảng 60 – 80% chức năng ăn nhai so với răng thật.
- Làm cầu răng sứ có chi phí thấp hơn Implant.
- Quá trình làm cầu răng sứ thường chỉ mất từ 5 – 7 ngày.
Nhược điểm:
- Khi trồng răng bắc cầu cần mài hai răng kế bên răng mất, có thể làm suy yếu cấu trúc của răng thật và dẫn đến những vấn đề răng miệng về sau.
- Cầu răng sứ không ngăn được hiện tượng tiêu xương hàm.
- Nếu sử dụng loại răng sứ kim loại, sau một thời gian, viền nướu có thể bị đen và gây viêm nướu, hôi miệng.
- Cầu răng sứ thường chỉ kéo dài từ 7 – 10 năm.
Trồng răng cửa bằng Implant
Trong các phương pháp trồng răng cửa, sử dụng Implant được đánh giá cao về hiệu quả, độ an toàn. Phương pháp này sử dụng trụ Titanium cấy vào xương hàm, thay thế chân răng đã mất và sau đó gắn mão răng sứ lên trên, tạo thành chiếc răng hoàn chỉnh như răng thật.
Ưu điểm:
- Răng Implant được thiết kế có hình dáng, màu sắc giống hệt như răng thật.
- Răng cửa trồng bằng Implant cho phép bạn ăn nhai như bình thường.
- Trụ Titanium được cấy vào giúp duy trì xương hàm, ngăn ngừa hiện tượng tiêu xương.
- Trồng răng Implant không ảnh hưởng đến các răng kế cận, không cần mài răng như phương pháp cầu răng sứ.
- Với chất liệu Titanium và răng sứ cao cấp, răng Implant có thể sử dụng bền lâu, thậm chí kéo dài vĩnh viễn.
Nhược điểm:
- Quy trình trồng răng Implant đòi hỏi nhiều thời gian để trụ Titanium tích hợp hoàn toàn với xương hàm, khoảng 3 – 6 tháng.
- Yêu cầu bác sĩ trồng răng phải có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.
- Trồng răng Implant có chi phí cao hơn các kỹ thuật phục hình khác.
Một số câu hỏi liên quan
Dưới đây là một số thắc mắc liên quan đến chủ đề các phương pháp trồng răng cửa:
Trồng răng cửa giá bao nhiêu?
Với mỗi phương pháp khác nhau, chi phí trồng răng cửa không giống nhau. Ngoài ra khi bạn gặp vấn đề về răng miệng cần xử lý, trồng nhiều răng thì tổng số tiền phải trả cũng tăng lên đáng kể:
- Trồng răng Implant: Khoảng 14.000.000 – 52.000.000 VNĐ/trụ Implant.
- Cầu răng sứ: Khoảng 2.500.000 – 9.000.000 VNĐ/mão răng.
- Hàm giả tháo lắp: Khoảng 200.000 – 500.000 VNĐ/răng và 2.000.000 – 5.000.000 VNĐ/khung hàm.
Trồng răng cửa có đau không?
Trồng răng cửa có đau không sẽ phụ thuộc chủ yếu vào phương pháp thực hiện, tay nghề bác sĩ và cơ địa của từng người. Trong quá trình tiểu phẫu, bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê nên bệnh nhân thường không cảm thấy đau. Sau khi thuốc tê hết tác dụng, có thể xuất hiện cảm giác đau nhẹ, nhưng sẽ giảm dần trong vài ngày.
TÌM HIỂU THÊM: Trồng Răng Sứ Có Đau Không? Giải Đáp Chi Tiết Từ Chuyên Gia
- Trồng răng bằng Implant: Thường ít gây đau trong quá trình thực hiện, chỉ có cảm giác nhức nhẹ sau khi tê tan và cơn đau sẽ thuyên giảm sau 2 – 3 ngày.
- Trồng răng bằng cầu răng sứ: Có thể gây đau do cần mài răng để làm trụ cho cầu răng, nhưng mức độ phụ thuộc vào tay nghề của bác sĩ.
- Phương pháp hàm giả tháo lắp: Đây là phương pháp ít gây đau nhất vì không cần phẫu thuật hay mài răng.
Các phương pháp trồng răng cửa như cấy ghép Implant, cầu răng sứ, và hàm giả tháo lắp đều mang lại những lợi ích riêng, phù hợp với từng tình trạng răng miệng và nhu cầu của mỗi người. Việc lựa chọn phương pháp nào nên được cân nhắc dựa trên tư vấn từ bác sĩ nha khoa để đảm bảo hiệu quả, thẩm mỹ và tuổi thọ lâu dài. Tốt nhất bạn nên thăm khám tại nha khoa và tuân thủ chỉ định từ bác sĩ nếu muốn sở hữu hàm răng chắc khỏe, đều đẹp.
Cơ sở chính: Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội
Chi nhánh Sài Gòn 1: 359C - 359D Đỗ Xuân Hợp, Phường Phước Long B – TP. Thủ Đức, TP. HCM
Chi nhánh Sài Gòn 2: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!