Cách Chăm Sóc Răng Sứ Hiệu Quả Và Những Điều Cần Lưu Ý
- Bác sĩ nội trú Răng Hàm Mặt tại Đại học Y Hà Nội
- Chứng chỉ cấy ghép Nha khoa nâng cao: Cấy ghép và phục hình Implant tức thì
- Chứng chỉ cắm ghép Implant nha khoa cấp bởi viện đào tạo RHM - ĐH Y Hà Nội
- Chứng chỉ Chỉnh nha Invisalign Fundamentals Seminar Hoa Kỳ
- Chứng nhận đào tạo Bí quyết chỉnh nha hiệu quả - Điều trị răng ngầm
Có nhiều cách chăm sóc răng sứ để đảm bảo răng sứ của bạn luôn trong tình trạng tốt và tránh các tình trạng hôi miệng hay bệnh lý răng miệng [1]. Tuy nhiên, cần lưu ý khi vệ sinh răng miệng, chế độ ăn uống cũng như thay đổi các thói quen xấu để bảo vệ răng sứ và duy trì tính thẩm mỹ lâu dài [2].
Tại sao cần chăm sóc răng sứ đúng cách?
Bọc răng sứ là một biện pháp thẩm mỹ nha khoa phổ biến hiện nay, giúp cải thiện các khuyết điểm trên hàm răng, mang đến hàm răng đều đẹp hơn. Độ bền của răng sứ không chỉ phụ thuộc vào các yếu tốt như chất liệu của răng, tay nghề của bác sĩ mà còn nằm ở thói quen vệ sinh răng miệng và chăm sóc răng hằng ngày. Nếu không có chế độ chăm sóc răng sau khi bọc sứ hợp lý, bạn sẽ có nguy cơ gặp phải các vấn đề như:
- Các bệnh lý răng miệng: Sau khi bọc sứ nếu răng miệng không được vệ sinh, chăm sóc cẩn thận sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển rồi tấn công lên răng và nướu. Từ đó, dẫn đến các tình trạng viêm nhiễm hoặc thậm chí là sâu răng.
- Hôi miệng: Hôi miệng là tình trạng xảy ra khi trong khoang miệng có tình trạng viêm nhiễm hoặc thức ăn bị kẹt lại trên kẽ răng sản sinh là vi khuẩn gây ra mùi hôi trong hơi thở.
Thêm vào đó, răng sứ thẩm mỹ có cấu tạo không giống như răng thật, không được nuôi sống bởi tủy răng. Những tác động bên ngoài có thể gây ảnh hưởng và làm cho răng sứ bị yếu dần đi, do vậy, việc chăm sóc và chú ý chế độ ăn uống khi bọc răng sứ là rất quan trọng.
THAM KHẢO: Bọc Răng Sứ Bị Hôi Miệng Phải Làm Sao?
Cách chăm sóc răng sứ sau khi bọc để giữ được lâu
Để tuổi thọ răng sứ có thể được kéo dài, bạn sẽ cần lưu ý về thực hiện chăm sóc vệ sinh răng miệng, chế độ ăn uống hằng ngày và hạn chế các thói quen xấu, cụ thể như sau:
Lưu ý khi vệ sinh răng sứ
Trong vòng vài giờ đầu sau khi răng sứ được cố định trên răng thật, bạn sẽ có thể cảm thấy hơi ê buốt. Đây là phản ứng rất bình thường, sau khi cơ thể làm quen, tuy nhiên cảm giác này sẽ nhanh chóng biến mất. Nếu quá khó chịu, bạn có thể sử dụng thêm thuốc giảm đau để cảm thấy dễ chịu hơn. Sau khi đã gắn răng sứ xong, bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân cách thức vệ sinh, chăm sóc răng bọc sứ tại nhà.
TÌM HIỂU: Bọc Răng Sứ Bị Ê Buốt Phải Làm Sao? Cách Nào Xử Lý Nhanh?
- Chải răng nhẹ nhàng 2 lần mỗi ngày, sử dụng bàn chải lông mềm và kem đánh răng chứa lượng flour phù hợp.
- Cứ mỗi 3 – 4 tháng nên thay bàn chải đánh răng một lần vì bàn chải có thể là nơi vi khuẩn tích tụ có thể gây hại cho sức khỏe răng miệng.
- Kết hợp sử dụng thêm nước súc miệng, chỉ nha khoa hoặc là máy tăm nước hỗ trợ làm sạch tốt hơn.
Lưu ý về chế độ ăn uống
Bên cạnh việc chăm sóc, vệ sinh răng miệng đều đặn, bạn cũng cần chú trọng đến chế độ ăn uống của mình, cụ thể như sau:
- Khi ăn, cần sử dụng lực nhai vừa phải, tránh sử dụng các loại thức ăn quá cứng để không dẫn tới tình trạng vỡ, gãy răng sứ, răng sứ bị lung lay,…
- Không nên ăn nhiều các loại thực phẩm quá lạnh hoặc quá nóng để tránh ảnh hưởng đến tuổi thọ của răng sứ.
- Cần ăn nhiều rau củ quả, đặc biệt là những loại thực phẩm có chứa axit malic như là táo hoặc dâu tây,
- Hạn chế các đồ ăn sẫm màu có như trà, cà phê có thể làm cho răng sứ bị nhiễm màu.
Thay đổi các thói quen xấu và khám nha khoa định kỳ
Ngoài ra, để răng sứ luôn đẹp và chắc khỏe, bạn cũng cần từ bỏ một số thói quen xấu như:
- Hút thuốc lá: Hút thuốc là một trong những nguyên nhân khiến cho răng bị ố hoặc xỉn màu rất nhanh. Thành phần nicotin trong thuốc lá làm cho răng bị ám màu, việc đánh răng hằng ngày rất khó để loại bỏ được chất này. Do vậy, sau khi bọc răng sứ, bạn nên hạn chế tối đa việc hút thuốc lá. Điều này sẽ giúp cho răng sứ bền đẹp và không ảnh hưởng sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe toàn thân.
- Thói quen nghiến răng khi ngủ (Nếu có): Với những ai có tật nghiến răng khi ngủ thì nên khắc phục ngay tình trạng này. Vì thói quen nghiến răng có thể làm cho răng sứ bị hư hỏng nứt vỡ. Bạn có thể đến nha sĩ để thăm khám, lấy dấu hàm để làm máng chống nghiến và đeo khi ngủ để bảo vệ răng sứ khỏi các tác động của việc nghiến răng.
- Bên cạnh tất cả những điều lưu ý trên, bạn cũng cần khám nha sĩ định kỳ hoặc đúng theo lịch mà bác sĩ chỉ định. Nếu trong quá trình sử dụng, răng sứ xuất hiện các biểu hiện bất thường như ê buốt răng, đau nhức, cộm cấn, bạn cần đến ngay cơ sở nha khoa để bác sĩ kiểm tra và xử lý kịp thời.
Trên đây là những thông tin cụ thể về cách chăm sóc răng sứ đúng nhất, giúp cho răng sứ của bạn luôn bền đẹp lâu dài. Hãy cố gắng thực hiện thật tốt những hướng dẫn kể trên để bảo vệ thật tốt sức khỏe răng miệng của mình sau khi tiến hành bọc răng sứ nhé.
ĐỌC THÊM:
- Bọc Răng Sứ Bị Viêm Tuỷ Khắc Phục Như Thế Nào?
- Làm Răng Sứ Khi Về Già Có Sao Không?
Cơ sở chính: Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội
Chi nhánh Sài Gòn 1: 359C - 359D Đỗ Xuân Hợp, Phường Phước Long B – TP. Thủ Đức, TP. HCM
Chi nhánh Sài Gòn 2: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!