Làm Răng Sứ Sau Bao Lâu Thì Hết Ê Buốt? Chuyên Gia Giải Đáp

Đa số các trường hợp bọc răng sứ sẽ bị ê buốt trong thời gian ngắn do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vậy làm răng sứ sau bao lâu thì hết ê buốt?

  • Thông thường cảm giác ê buốt sẽ kết thúc sau khoảng 2 – 3 ngày, thời gian này có thể được rút ngắn hoặc kéo dài hơn phụ thuộc vào tay nghề bác sĩ, chế độ chăm sóc tại nhà.
  • Nếu cảm giác đau nhức, khó chịu kéo dài hơn 5 ngày không giảm, bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được xử lý
  • Cách giảm ê buốt sau khi bọc răng sứ: Chườm lạnh, dùng thuốc hoặc gel chống ê buốt theo chỉ định của bác sĩ, súc miệng bằng nước muối, đeo hàm bảo vệ răng.

Nguyên nhân bọc răng sứ bị ê buốt

Làm răng sứ có khả năng cao gây ê buốt cho khách hàng do những nguyên nhân sau:

Bác sĩ tay nghề kém

Nếu bác sĩ tay nghề kém, thiếu chuyên môn, không có nhiều kinh nghiệm có khả năng mài răng quá nhiều so với tỷ lệ cho phép. Lúc này phần tủy răng bị tác động, gây ê buốt kéo dài.

Đặc biệt một số trường hợp bác sĩ gắn mão sứ không sát khít với răng thật, tác yếu tố bên ngoài dễ tác động đến răng thật bên trong gây ê buốt, nguy hiểm hơn là nhiễm trùng. 

THAM KHẢO: Danh Sách Các Bác Sĩ Bọc Răng Sứ Giỏi, Tay Nghề Cao

Bác sĩ mài răng quá tỷ lệ gây ê nhức, khó chịu
Bác sĩ mài răng quá tỷ lệ gây ê nhức, khó chịu

Chưa điều trị tủy triệt để

Với các vấn đề răng miệng như viêm nha chu, viêm tủy, sâu răng bắt buộc phải loại bỏ tủy hỏng trước khi bọc răng sứ. Trong tình huống bác sĩ chủ quan không xử lý cẩn thận, vi khuẩn lan rộng làm răng yếu hơn, gây ê buốt, thậm chí là răng lung lay dẫn đến mất răng. 

Gắn răng sứ sai, tổn thương khớp cắn

Hiện tượng ê buốt răng sau khi bọc sứ có thể do tổn thương khớp cắn. Nếu trong quá trình gắn mão sứ, bác sĩ không thực hiện đúng kỹ thuật, gắn sai lệch, không sát khít giữa hàm trên và hàm dưới khiến việc ăn nhai gặp khó khăn. 

Lúc này thức ăn dễ bị nhét vào kẽ hở, tạo điều kiện cho vi khuẩn hình thành, tấn công, đồng thời lực nhai cũng dồn trọng tâm lên chân răng gây ê buốt, đau nhức. 

Chất lượng răng sứ kém

Nếu muốn răng sứ có độ bền cao, chắc chắn, ăn nhai tốt, cần lựa chọn dòng mão sứ chất lượng. Tuy nhiên một số nha khoa không uy tín sử dụng vật liệu kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có khả năng dẫn nhiệt. Khi đó chỉ một vài tác động nhỏ hoặc quá trình ăn nhai cũng gây ra tình trạng ê buốt.

TÌM HIỂU THÊM: Các Loại Răng Sứ Phổ Biến Nhất Hiện Nay

Nướu chưa thích nghi với răng giả

Khách hàng có thể bị ê buốt răng sau khi bọc sứ do trong thời gian đầu nướu chưa kịp thích nghi với răng giả. Theo phản xạ tự nhiên, giai đoạn đầu gắn răng giả, nướu sẽ trở nên nhạy cảm hơn, dễ gây đau nhức. Nhiều khách hàng có thể xảy ra tình trạng kích ứng răng giả như sưng đỏ, đau nhức kéo dài. Thông thường sau 2 – 7 ngày, nướu dần thích ứng với mão sứ, tình trạng đau nhức giảm dần, khách hàng ăn uống thoải mái hơn. 

Nướu chưa thích nghi với răng giả gây đau nhức
Nướu chưa thích nghi với răng giả gây đau nhức

Vệ sinh răng sứ không đúng cách

Sau khi làm răng sứ khách hàng có thể bị ê buốt răng do vệ sinh không đúng cách. Nếu không chải răng hàng ngày, để thức ăn mắc vào kẽ răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh mẽ, tấn công, làm tổn thương nướu, gây ê buốt.

Đặc biệt khách hàng lúc này sẽ phải đối mặt với tình trạng viêm nướu, viêm nha chu, tụt lợi, chảy máu chân răng làm giảm tuổi thọ răng giả. 

ĐỪNG BỎ QUA: Cách Chăm Sóc Răng Sứ Để Kéo Dài Tuổi Thọ – Chuyên Gia Chia Sẻ

Chế độ ăn uống không phù hợp

Với những trường hợp ăn thực phẩm quá cứng, quá dai, quá nóng, quá lạnh khiến răng bị kích thích, dẫn đến ê buốt nhiều. Bên cạnh đó, dùng nhiều rượu bia, chất kích thích, hút thuốc lá quá thường xuyên sau khi bọc răng sứ sẽ ảnh hưởng xấu đến hệ miễn dịch của khoang miệng. Khi đó răng và nướu dễ bị tác động và ê nhức, khó chịu. 

Thói quen nghiến răng

Tật nghiến răng thường xuất hiện ở trẻ nhỏ hoặc người lớn vào ban đêm nên khó có thể kiểm soát. Nhiều người sau khi bọc răng sứ duy trì thói quen nghiến răng khiến răng sứ phải chịu lực tác động mạnh từ phía răng đối diện. Áp lực trên răng lớn và kéo dài gây ra cảm giác ê buốt rõ rệt và ngày càng nghiêm trọng.

Thói quen nghiến răng gây ảnh hưởng đến răng sứ
Thói quen nghiến răng gây ảnh hưởng đến răng sứ

Cách giảm ê buốt sau khi bọc răng sứ

Ê buốt sau khi bọc răng sứ là tình trạng khá phổ biến. Nếu lo ngại về vấn đề này, bạn có thể áp dụng các cách giảm ê nhức được chuyên gia khuyến khích dưới đây:

  • Chườm đá lạnh: Nhiệt độ thấp khiến dây thần kinh bị tê liệt tạm thời, từ đó dễ dàng kiểm soát tình trạng ê buốt răng. Với những ai bị đau nhức, ê buốt sau khi bọc sứ, nên dùng đá lạnh bọc vào khăn sạch rồi chườm bên ngoài má, ngay vị trí ê nhức.
  • Súc miệng bằng nước muối sinh lý: Nước muối sinh lý có tác dụng diệt khuẩn, chống viêm rất tốt, do đó có thể hỗ trợ giảm đau nhức, ê buốt, khó chịu khi bọc răng sứ. Bạn nên súc miệng bằng nước muối sinh lý hàng ngày để loại bỏ khuẩn hại, cân bằng môi trường khoang miệng, giảm sưng đau.
  • Dùng thuốc giảm đau: Nếu cảm giác đau nhức khó chịu kéo dài liên tục và tăng dần về mức độ, khách hàng có thể tham khảo ý kiến nha sĩ để dùng thuốc giảm đau kê đơn như Paracetamol, Spiramycin, Tetra,... Thuốc cho tác dụng giảm đau nhức nhanh chóng, mang lại cảm giác dễ chịu hơn.
  • Đeo hàm bảo vệ răng khi ngủ: Trong trường hợp ê buốt răng sứ do thói quen nghiến răng, bạn nên đeo hàm bảo vệ răng trong khi ngủ để tránh tác động lực quá nhiều lên răng sứ.
  • Dùng gel chống ê buốt: Gel chống ê buốt có tác dụng nhanh, hiệu quả cao chỉ sau 2 - 3 lần sử dụng. Tuy nhiên sản phẩm này có thể gây tác dụng phụ nếu lạm dụng, do đó bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ, tuân thủ đúng liều lượng khi sử dụng.

Trên đây là những thông tin chi tiết giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc làm răng sứ sau bao lâu thì hết ê buốt. Thực tế thời gian ê buốt răng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm tay nghề của bác sĩ. Vì thế bạn nên tìm hiểu và lựa chọn nha khoa uy tín, đảm bảo các yếu tố về đội ngũ bác sĩ, trang thiết bị máy móc để hạn chế đau nhức, rủi ro trong quá trình bọc răng sứ. 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Xem thêm

Nha Khoa ViDental - Hệ Thống Nha Khoa Quốc Tế Chuẩn AIFC

Cơ sở chính: Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Chi nhánh Sài Gòn 1: 359C - 359D Đỗ Xuân Hợp, Phường Phước Long B – TP. Thủ Đức, TP. HCM

Chi nhánh Sài Gòn 2: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Thông tin hàng tuần
Liên hệ ngay để được tư vấn miễn phí

Vấn đề bạn quan tâm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lưu Ý Sau Khi Cấy Ghép Implant Để Răng Miệng Khỏe Mạnh
Lưu Ý Sau Khi Cấy Ghép Implant Để Răng Miệng Khỏe Mạnh

Nội dung bài viếtNguyên nhân bọc răng sứ bị ê buốtBác sĩ tay nghề kémChưa điều trị tủy triệt đểGắn răng sứ sai, tổn thương...

Tìm Hiểu Nhiễm Trùng Implant Và Cách Xử Lý Hiệu Quả, An Toàn
Tìm Hiểu Nhiễm Trùng Implant Và Cách Xử Lý Hiệu Quả, An Toàn

Nội dung bài viếtNguyên nhân bọc răng sứ bị ê buốtBác sĩ tay nghề kémChưa điều trị tủy triệt đểGắn răng sứ sai, tổn thương...

Niềng Răng Xong Bị Chạy Răng Phải Làm Sao?
Niềng Răng Xong Bị Chạy Răng Phải Làm Sao?

Nội dung bài viếtNguyên nhân bọc răng sứ bị ê buốtBác sĩ tay nghề kémChưa điều trị tủy triệt đểGắn răng sứ sai, tổn thương...

Hàm Tháo Lắp Trên Implant Là Gì, Ưu Nhược Điểm Thế Nào?
Hàm Tháo Lắp Trên Implant Là Gì, Ưu Nhược Điểm Thế Nào?

Nội dung bài viếtNguyên nhân bọc răng sứ bị ê buốtBác sĩ tay nghề kémChưa điều trị tủy triệt đểGắn răng sứ sai, tổn thương...

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Nha khoa Quốc Tế ViDental - Đống Đa, Hà Nội: Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

ViDental - APEC Thủ Đức - Cơ sở TPHCM : 359C - 359D Đỗ Xuân Hợp, Phường Phước Long B – TP. Thủ Đức, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

ViDental - Guva Phú Nhuận - Cơ sở TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

messenger Messenger
zalo Zalo
phone Hotline
uudai Xem ưu đãi