Siết Răng Khi Niềng Thực Hiện Thế Nào? Có Đau Không?

bs-thai
Cố vấn chuyên môn: Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Thái
  • Bác sĩ CKII chuyên khoa Răng Hàm Mặt
  • 1 trong 10 bác sĩ ĐẦU TIÊN tại Hà Nội đạt chứng chỉ Invisalign
  • Chứng chỉ cấy ghép Implant nha khoa - Cấp tại Los Angeles
  • Chủ tịch Hiệp hội Nha khoa tư nhân Việt Nam
  • Thành viên BCH Hiệp hội Nha chu Việt Nam
  • Đại sứ thương hiệu Mylis Arrow Implants System

Siết răng khi niềng là quá trình điều chỉnh lực tác động lên răng trong quá trình niềng răng [1]. Thời gian giữa các lần siết răng có thể thay đổi tùy vào tình trạng cụ thể và chỉ được thực hiện dưới sự giám sát của chuyên gia nha khoa [2]. Quá trình này có thể gây đau nhức [3]. Để giảm đau, có những cách như sử dụng thuốc giảm đau, đặt đúng kích thước dây niềng, và tuân thủ lịch trình siết theo hướng dẫn của bác sĩ nha khoa. 

Siết răng khi niềng là gì?

Siết răng là quá trình điều chỉnh áp lực trên bộ niềng răng mắc cài nhằm đảm bảo lực tác động phù hợp để răng di chuyển ổn định. Việc siết răng thường cần được thực hiện theo kế hoạch đã đề xuất bởi bác sĩ nha khoa để đạt kết quả tối ưu.

  • Đối với mắc cài thường: Thực hiện siết sau 3 – 6 tuần/lần.
  • Đối với mắc cài tự đóng: Thực hiện siết răng sau 4 – 8 tuần/lần.
Siết răng khi niềng là một công đoạn quan trọng trong chỉnh nha
Siết răng khi niềng là một công đoạn quan trọng trong chỉnh nha

Vì sao cần siết răng khi niềng răng?

Quá trình siết răng khi niềng răng có mục đích chính là tạo ra áp lực cần thiết để dịch chuyển răng và hàm vào vị trí mới, đạt được kết quả điều chỉnh mong muốn. Dưới đây là một số mục đích chính vì sao cần siết răng khi niềng răng:

  • Điều chỉnh lực di chuyển răng: Khi niềng, dây cung và mắc cài ngày càng trở nên lỏng lẻo. Do đó, bác sĩ nha khoa cần tiến hành siết để dây cung chắc chắn và điều chỉnh lực cho phù hợp với từng giai đoạn niềng răng.
  • Kích thích tái tạo xương và mô: Áp lực từ quá trình siết răng có thể kích thích sự tái tạo xương xung quanh răng, giúp xây dựng lại cấu trúc hàm và hỗ trợ việc di chuyển răng vào vị trí mới.
  • Đảm bảo tiến độ các răng di chuyển: Việc siết răng theo kế hoạch giúp bác sĩ đảm bảo răng di chuyển theo đúng kế hoạch.

Quy trình siết răng khi niềng

Trung bình, một ca niềng răng thường kéo dài trong vòng 1 – 3 năm tùy vào mức độ sai lệch khớp cắn. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải siết răng nhiều lần. Kỹ thuật siết răng khá phức tạp, đồi hỏi độ chính xác cao. Chính vì vậy, cả bác sĩ và bệnh nhân đều phải tuân thủ đúng quy trình, cụ thể như sau: 

  • Bước 1: Bác sĩ kiểm tra và thực hiện tháo các dây thun giữa các mắc cài.
  • Bước 2: Loại bỏ dây cung chính, kiểm tra tình trạng răng và tiến hành siết răng.
  • Bước 3: Gắn lại dây cung và đánh giá có cần thiết gắn thêm dây thun không.

Bên cạnh việc siết răng, bác sĩ cũng chỉ định thực hiện một số thủ thuật nha khoa khác, điển hình như nhổ răng, nâng khớp cắn, nong hàm, đeo thun liên hàm hoặc chun chuỗi niềng răng,…

Quy trình siết răng cần được thực hiện định kỳ
Quy trình siết răng cần được thực hiện định kỳ

Siết răng khi niềng có gây đau nhức không?

Siết răng gây đau nhức nhẹ trong 2 – 5 ngày đầu và thuyên giảm nhanh chóng. Vì vậy, bạn không cần quá lo lắng về điều này.

Trong trường hợp sợ đau, bạn cũng có thể áp dụng một số cách giảm đau sau:

  • Chườm lạnh: Sử dụng đá lạnh hoặc túi đá đóng gói áp vào vị trí đau nhức. Khi này, mạch máu sẽ bị co lại và làm giác cảm giác đau nhức.
  • Chườm nóng: Sử dụng khăn ấm hoặc túi chứa nước nóng để áp dụng nhiệt độ ấm lên vùng má. Nhiệt độ ấm có thể giúp làm giãn cơ và giảm cảm giác căng trước và sau quá trình siết răng.
  • Súc miệng bằng nước muối: Nước muối có tính sát khuẩn cao nên sẽ giúp bạn ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng, nhiễm khuẩn và bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt hơn.
  • Massage nướu: Ngoài những biện pháp trên, bạn cũng có thể thực hiện massage nướu hằng ngày giúp các mô xung quanh răng thích ứng nhanh với lực siết, từ đó giảm cơn đau nhanh chóng.

Bài viết trên, chúng tôi đã cập nhật chi tiết thông tin về kỹ thuật siết răng khi niềng. Để đảm bảo hiệu quả chỉnh nha tốt nhất, bệnh nhân cần chú ý lịch tái khám để bác sĩ thăm khám răng và điều chỉnh lực siết hàm. Ngoài ra, bạn đọc cũng phải chú ý chọn địa chỉ nha khoa chất lượng để hạn chế rủi ro xảy ra.

THAM KHẢO THÊM CHỦ ĐỀ: 

Xem thêm

Xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Kiểm Tra Sức Khỏe Răng Miệng Và Những Điều Cần Biết
Kiểm Tra Sức Khỏe Răng Miệng: Lợi Ích Và Lưu Ý Quan Trọng

Lợi ích của việc kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ Việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách không chỉ mang...

Máy Tăm Nước: Vai Trò Và Hướng Dẫn Sử Dụng Đúng Cách
Máy Tăm Nước: Vai Trò Và Hướng Dẫn Sử Dụng Đúng Cách

Máy tăm nước là gì? Ưu nhược điểm cụ thể Tăm nước là một thiết bị sử dụng dòng nước rung có áp suất cao...

Scan Răng 3D: Ưu Điểm, Quy Trình Và Địa Chỉ Thực Hiện
Scan Răng 3D: Ưu Điểm, Quy Trình Và Địa Chỉ Thực Hiện

Scan răng 3D là gì? Ưu điểm nổi bật Scan răng 3D còn được gọi là lấy dấu kỹ thuật số (Oral Scan) hay dịch...

Kỹ thuật chụp 3 chiều cho hình ảnh chất lượng cao
Chụp X-Quang Răng: 5 Điều Cần Biết Trước Khi Thực Hiện

Chụp X-quang răng là gì? Khi nào cần thực hiện? Chụp X quang răng là kỹ thuật giúp ghi lại rõ hình ảnh trong khoang...

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Nha khoa Quốc Tế ViDental - Đống Đa, Hà Nội: Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

ViDental - APEC Thủ Đức - Cơ sở TPHCM : 359C - 359D Đỗ Xuân Hợp, Phường Phước Long B – TP. Thủ Đức, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

ViDental - Guva Phú Nhuận - Cơ sở TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Messenger zalo
0987.933.309