Tháo Niềng Răng Như Thế Nào? Cần Làm Gì Sau Khi Tháo?

bs-thai
Cố vấn chuyên môn: Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Thái
  • Bác sĩ CKII chuyên khoa Răng Hàm Mặt
  • 1 trong 10 bác sĩ ĐẦU TIÊN tại Hà Nội đạt chứng chỉ Invisalign
  • Chứng chỉ cấy ghép Implant nha khoa - Cấp tại Los Angeles
  • Chủ tịch Hiệp hội Nha khoa tư nhân Việt Nam
  • Thành viên BCH Hiệp hội Nha chu Việt Nam
  • Đại sứ thương hiệu Mylis Arrow Implants System

Tháo niềng răng là quy trình đơn giản và không đau, thực hiện bởi bác sĩ giỏi. Trước khi tháo niềng, bác sĩ cần kiểm tra các tiêu chí về sức khỏe và vị trí các răng [1]. Sau khi tháo niềng, cần cố định răng để duy trì kết quả chỉnh nha [2].

Quy trình tháo niềng răng thực hiện như thế nào?

Kỹ thuật tháo niềng răng tương đối khó, đòi hỏi sự tỉ mỉ cao. Dưới đây là quy trình tháo niềng răng chuẩn Y khoa mà bạn đọc có thể tham khảo:

Bước 1: Kiểm tra các tiêu chí chuẩn trước khi tháo khí cụ

Trước khi tháo bỏ khí cụ ra khỏi cung hàm, nha sĩ cần tiến hành kiểm tra răng miệng và chụp X-quang toàn hàm để đánh giá chính xác tình trạng hiện tại của bệnh nhân dựa trên 5 tiêu chí sau đây: 

  • Khớp cắn chuẩn: Răng đạt khớp cắn chuẩn khi hàm trên phủ ngoài và ở trước hàm dưới 1 – 2 mm. Đồng thời múi ngoài của răng hàm số 6 trên tương ứng với rãnh ngoài của răng hàm số 6 dưới
  • Vị trí răng đồng đều: Tiêu chí này có thể dễ dàng quan sát được bằng mắt thường. Khi đó, bạn sẽ nhận thấy vị trí các răng được sắp xếp đồng đều trên cung hàm. 
  • Đường giữa răng cửa hàm trên trùng với đường giữa mặt: Một ca chỉnh nha thành công là đường giữa hàm trên, hàm dưới và đường giữa mặt trùng nhau. 
  • Chức năng ăn nhai: Khi răng đã dịch chuyển hoàn toàn về đúng vị trí trên cung hàm, chức năng ăn nhai được cải thiện rõ rệt, không xảy ra tình trạng đau nhức hoặc đau khớp thái dương hàm khi nhai thức ăn. 
  • Tính thẩm mỹ khuôn mặt: Các răng vào đúng khớp cắn giúp khuôn mặt trở nên hài hòa và cân đối hơn, nhờ đó khách hàng có thể “thăng hạng” nhan sắc hơn so với trước đây. 

XEM NGAY: 

Khi răng đã dịch chuyển về đúng vị trí, nha sĩ sẽ tháo khí cụ
Khi răng đã dịch chuyển về đúng vị trí, nha sĩ sẽ tháo khí cụ

Bước 2: Tiến hành tháo khí cụ niềng răng 

Sau khi hoàn thành công đoạn kiểm tra và đánh giá khớp cắn, bác sĩ sẽ tiến hành tháo khí cụ niềng răng. Đối với phương pháp niềng răng mắc cài, đầu tiên nha sĩ tháo dây cung ra trước để thuận tiện cho việc gỡ mắc cài.

Tiếp đến là dùng kìm nha khoa chuyên dụng cộng thêm dung dịch loại bỏ keo dính nha khoa để phá vỡ liên kết giữa khí cụ và phần thân răng. Trường hợp khách hàng niềng răng trong suốt, nha sĩ sẽ tháo bỏ khay niềng và thực hiện các công đoạn tiếp theo. 

Bước 3: Vệ sinh và đánh bóng men răng 

Khi khí cụ đã được gỡ khỏi cung hàm, bác sĩ sẽ vệ sinh toàn bộ khoang miệng và đánh bóng men răng trong vòng 5 – 10 phút. Việc làm này giúp loại bỏ triệt để keo dính nha khoa trên bề mặt răng. Nha sĩ thường sử dụng sáp chuyên dụng chứa các hạt mịn nhỏ để đánh bóng răng. Sau vài phút, bạn sẽ có hàm răng đều đẹp và sạch bóng. 

Sau khi tháo khí cụ, nha sĩ sẽ thực hiện vệ sinh và đánh bóng men răng
Sau khi tháo khí cụ, nha sĩ sẽ thực hiện vệ sinh và đánh bóng men răng

Bước 4: Đeo hàm duy trì 

Công đoạn cuối cùng trong quy trình tháo niềng răng là đeo hàm duy trì. Loại khí cụ này có vai trò đặc biệt quan trọng giúp duy trì tính ổn định của răng trên cung hàm, tránh tình trạng răng chạy lại sau niềng. Thực tế có rất nhiều trường hợp sau khi tháo niềng không đeo hàm duy trì khiến răng dịch chuyển sai khớp cắn, từ đó ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ khuôn mặt.

ĐỌC CHI TIẾT BÀI VIẾT: Hàm Duy Trì Sau Khi Niềng Răng – Tổng Hợp Thông Tin Quan Trọng. 

Sau khi hoàn tất quy trình tháo niềng, nha sĩ sẽ đeo hàm duy trì cho bệnh nhân
Sau khi hoàn tất quy trình tháo niềng, nha sĩ sẽ đeo hàm duy trì cho bệnh nhân

Lưu ý quan trọng sau khi tháo niềng để duy trì kết quả chỉnh nha

Để đạt hiệu quả chỉnh nha tốt nhất và tránh tình trạng răng chạy lại sau khi tháo niềng, bạn đọc cần ghi nhớ các nguyên tắc sau đây:

  • Đeo hàm duy trì ít nhất 20 tiếng/ngày theo chỉ định của bác sĩ đối với hàm tháo lắp. Nếu bạn là người hay quên thì nên sử dụng hàm duy trì cố định để đảm bảo kết quả chỉnh nha tối ưu. 
  • Vệ sinh răng miệng 2 lần/ngày bằng bàn chải chuyên dụng hoặc thiết bị chải răng thông minh. Đối với hàm giả tháo lắp, bạn có thể tháo ra khi vệ sinh tuy nhiên cần làm sạch kỹ càng trước khi đeo lại. 
  • Tìm cách khắc phục những thói quen xấu làm răng dịch chuyển lệch lạc, điển hình như tật nghiến răng, dùng lưỡi đẩy răng. 
  • Xây dựng thực đơn ăn uống khoa học với đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và giúp răng khỏe mạnh hơn mỗi ngày. Đồng thời cần hạn chế các loại đồ ngọt, uống nước có ga để phòng tránh các bệnh lý nha khoa phát sinh. 
  • Tái khám răng đúng lịch hẹn giúp bác sĩ kiểm soát tình trạng răng miệng sau khi niềng. 

XEM NGAY: Niềng Răng Ăn Gì – Kiêng Gì Tốt Nhất? 

Giải đáp những câu hỏi liên quan đến kỹ thuật tháo niềng răng 

Dưới đây là một số câu hỏi liên quan đến kỹ thuật tháo niềng răng được quan tâm hàng đầu hiện nay: 

Tháo niềng có gây đau nhức răng không? 

Thực tế , kỹ thuật tháo niềng không gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng ngược lại còn giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn. Trong quá trình thực hiện, bác sĩ sẽ dùng dụng cụ chuyên khoa để gỡ bỏ khí cụ ra khỏi bề mặt răng. Công đoạn này được thực hiện nhanh chóng nên đa số bệnh nhân không cảm thấy đau nhức hoặc khó chịu.

THAM KHẢO: Niềng Răng Có Đau Không – Chuyên Gia Giải Đáp. 

Quy trình tháo niềng răng không gây đau nhức, khó chịu
Quy trình tháo niềng răng không gây đau nhức, khó chịu

Tháo niềng trước thời hạn được không? 

Việc tháo niềng trước thời hạn không được nha sĩ khuyến khích bởi khi đó, răng chưa dịch chuyển về đúng vị trí mong muốn trên cung hàm và rất dễ chạy lại vị trí ban đầu. Chính vì vậy, bạn không nên tự ý quyết định tháo niềng mà cần tham vấn ý kiến của nha sĩ để đưa ra hướng giải quyết phù hợp nhất, tránh phải niềng răng lại lần 2. 

Thông qua bài viết trên, chúng tôi đã chia sẻ với bạn đọc quy trình tháo niềng răng chuẩn Y khoa và giải các thắc mắc liên quan. Nếu tuân thủ đúng yêu cầu của bác sĩ, bạn sẽ có hàm răng thẳng tắp, đều đẹp sau khi gỡ khí cụ. Ngoài ra, người bệnh cần chú ý đến vấn đề vệ sinh và ăn uống hằng ngày trong quá trình đeo hàm duy trì.

ĐỌC THÊM CÁC CHỦ ĐỀ: 

Xem thêm

Xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trồng Răng Implant Giá Bao Nhiêu? Mẹo Tiết Kiệm Chi Phí
Trồng Răng Implant Giá Bao Nhiêu? Mẹo Tiết Kiệm Chi Phí

Chi phí trồng răng Implant tại nha khoa ViDental sẽ nằm trong khoảng 7.500.000 – 208.000.000 VNĐ. Mức giá này sẽ chịu ảnh hưởng bởi...

Nhổ Răng Khôn Bao Nhiêu Tiền? Có Được Bảo Hiểm Chi Trả Hay Không?
Nhổ Răng Khôn Bao Nhiêu Tiền? Có Được Bảo Hiểm Chi Trả Hay Không?

Mức giá nhổ răng khôn sẽ nằm trong khoảng 1.000.000 – 4.000.000 VNĐ/1 răng. Chi phí này sẽ chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố...

Các Phương Pháp Niềng Răng Mắc Cài Kim Loại Bao Nhiêu Tiền?
Phương Pháp Niềng Răng Mắc Cài Kim Loại Bao Nhiêu Tiền?

Niềng răng mắc cài kim loại là phương pháp chỉnh nha truyền thống, sử dụng lực siết từ mắc cài và dây cung để nắn...

Niềng Răng Mắc Cài Sứ Giá Bao Nhiêu? Chuyên Gia Giải Đáp

Niềng răng mắc cài sứ là phương pháp sử dụng chất liệu sứ cùng dây cung để tạo lực siết, giúp răng nhanh chóng dịch...

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Nha khoa Quốc Tế ViDental - Đống Đa, Hà Nội: Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

ViDental - APEC Thủ Đức - Cơ sở TPHCM : 359C - 359D Đỗ Xuân Hợp, Phường Phước Long B – TP. Thủ Đức, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

ViDental - Guva Phú Nhuận - Cơ sở TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Messenger zalo
0987.933.309