Mắc Cài Sứ Và Kim Loại: So Sánh Chi Tiết Và Lưu Ý Khi Sử Dụng
Hiện nay đối với dịch vụ chỉnh nha đang sử dụng 2 loại mắc cài chính là mắc cài sứ và mắc cài kim loại, đều cho hiệu quả niềng răng rất tốt, giúp khắc phục tình trạng khấp khểnh, lệch lạc, khớp cắn hở. Mỗi khí cụ có những điểm riêng biệt, có thể đáp ứng được đa dạng nhu cầu của khách hàng. Để biết nên chọn loại mắc cài nào và nắm rõ những lưu ý khi chỉnh nha mắc cài, bạn đọc đừng bỏ qua những thông tin được chia sẻ ở bài viết dưới đây.
Một số thông tin cần biết về mắc cài sứ và kim loại
Đối với phương pháp niềng răng mắc cài hiện nay có 2 loại mắc cài phổ biến là khí cụ được làm từ kim loại và sứ cao cấp. Cơ chế hoạt động của 2 kỹ thuật chỉnh nha này khá giống nhau. Cụ thể bác sĩ sẽ gắn các khí cụ như mắc cài, dây cung niềng răng, thun buộc nhằm tạo lực siết phù hợp để dịch chuyển các răng về đúng vị trí mong muốn, từ đó khắc phục được tình trạng răng khấp khểnh, lệch lạc, lộn xộn và giúp khách hàng có được hàm răng đều đẹp hơn.
Mắc cài kim loại
Sử dụng mắc cài kim loại trong niềng răng là phương pháp đã có từ lâu đời với 2 loại mắc cài phổ biến là mắc cài kim loại thường và mắc cài tự động. Cả hai kỹ thuật này đều được khách hàng và các chuyên gia đánh giá cao về hiệu quả cũng như tin tưởng lựa chọn.
THAM KHẢO: Niềng răng mắc cài kim loại tự buộc hiệu quả thế nào?

Mắc cài kim loại được làm từ hợp kim cao cấp, không gỉ, không gây kích ứng cho khoang miệng, đặc biệt có độ bền cao nên thích hợp để điều trị sai lệch khớp cắn cho tất cả các trường hợp gặp vấn đề như răng lộn xộn, khấp khểnh, không đều. Niềng răng mắc cài kim loại tạo ra lực ổn định, rút ngắn được thời gian cho khách hàng, trong khi đó vẫn đạt được hiệu quả chỉnh nha như mong đợi. Tuy nhiên phương pháp này vẫn tồn tại một số nhược điểm như không đảm bảo tính thẩm mỹ, dễ gây tổn thương mô mềm trong khoang miệng.
Mắc cài sứ
Mắc cài sứ cũng được sử dụng phổ biến khi chỉnh nha, là sự cải tiến từ mắc cài kim loại. Niềng răng mắc cài sứ vẫn cần đến hệ thống khí cụ gồm mắc cài, dây cung, thun buộc, tuy nhiên phần mắc cài được làm từ sứ nha khoa cao cấp, lành tính và rất an toàn với sức khỏe người dùng. Đây là kỹ thuật chỉnh nha hiện đại, có thể điều trị được hầu hết những trường hợp sai lệch khớp cắn từ đơn giản đến phức tạp, đặc biệt mang đến tính thẩm mỹ cao vì mắc cài có màu sắc trắng sáng, tương tự răng thật.
Hạn chế của niềng răng mắc cài sứ đó là giá thành cao hơn so với mắc cài kim loại và có khả năng bị nứt vỡ nếu vô tình tác động lực quá mạnh trong quá trình vệ sinh, ăn nhai, sinh hoạt.
So sánh mắc cài kim loại và mắc cài sứ chi tiết nhất
Niềng răng mắc cài sứ và mắc cài kim loại đều rất phổ biến hiện nay, trong khi đều sở hữu những ưu điểm vượt trội nên khách hàng có thể gặp khó khăn trong việc lựa chọn. Để hiểu rõ hơn về 2 loại mắc cài này, bạn hãy tham khảo ở bảng tổng hợp dưới đây:

Mắc cài kim loại |
Mắc cài sứ |
||
Điểm giống nhau |
Mắc cài sứ và mắc cài kim loại đều là khí cụ quan trọng trong dịch vụ niềng răng mắc cài, được gắn trực tiếp lên răng, kết hợp cùng những dụng cụ khác để tạo lực siết răng Có thể áp dụng được cho nhiều trường hợp như răng khấp khểnh, lộn xộn, hô, móm, sai lệch khớp cắn, giúp khách hàng có được hàm răng đều đẹp hơn |
||
Điểm khác nhau |
Chất liệu tạo thành |
Được làm từ kim loại cao cấp không gỉ, độ bền cao, an toàn với sức khỏe răng miệng |
Được làm từ sứ nguyên chất cao cấp, lành tính, không gây kích ứng với các bộ phận bên trong khoang miệng |
Tính thẩm mỹ |
Hạn chế về tính thẩm mỹ, mắc cài kim loại tối màu nên bị lộ rõ và dễ nhận biết khi giao tiếp, khiến người dùng tự ti, e ngại |
Có tính thẩm mỹ cao do màu sắc mắc cài trắng sáng, tương tự răng thật. Khách hàng không còn lo lắng về việc bị lộ mắc cài, tự tin trong giao tiếp hàng ngày |
|
Sự thoải mái |
Có thiết kế nhỏ gọn hơn nên giảm được sự vướng víu. Tuy nhiên mắc cài kim loại dễ gây tổn thương môi, má, nướu khi chăm sóc không đúng cách |
Có thiết kế khá to nên chiếm nhiều diện tích bên trong khoang miệng, tuy nhiên mắc cài sứ được bo tròn viền nên tránh gây tổn thương khoang miệng |
|
Khả năng ăn nhai |
Trong quá trình đeo mắc cài kim loại, khả năng ăn nhai bị hạn chế, không được ăn thực phẩm cứng, dai, dẻo |
Sử dụng mắc cài sứ ăn nhai dễ hơn mắc cài kim loại nhưng chất liệu sứ dễ nứt vỡ nên bạn cần hạn chế thực phẩm quá cứng |
|
Hiệu quả chỉnh nha |
Tạo lực siết răng ổn định, mạnh mẽ, mang đến hiệu quả cao cho khách hàng |
Niềng răng mắc cài sứ tác động lực kém hơn so với mắc cài kim loại nên hiệu quả không cao trong những trường hợp có khuyết điểm nặng |
|
Thời gian niềng răng |
Thời gian chỉnh nha với mắc cài kim loại kéo dài từ 1 – 3 năm tùy từng trường hợp |
Thời gian chỉnh nha với mắc cài sứ kéo dài từ 1,5 – 3 năm tùy từng trường hợp |
|
Chi phí |
Chi phí thấp hơn |
Chi phí cao hơn |
XEM THÊM: Chi phí niềng răng mắc cài kim loại cập nhất mới nhất

Nên niềng mắc cài sứ hay kim loại là tốt nhất?
Do mắc cài sứ và mắc cài kim loại đều sở hữu những ưu điểm vượt trội, vì thế nhiều khách hàng băn khoăn nên dùng mắc cài sứ hay kim loại. Theo chia sẻ của các chuyên gia cũng như bảng tổng hợp ở trên, cả hai phương pháp này đều mang đến hiệu quả chỉnh nha tốt, là sự lựa chọn hàng đầu của đa số trường hợp có răng khấp khểnh, lệch lạc, lộn xộn. Vì thế để biết loại mắc cài nào phù hợp nhất, bạn nên dựa vào nhu cầu, tình trạng răng miệng và khả năng tài chính của bản thân.
- Nhu cầu: Với những ai yêu cầu tính thẩm mỹ cao hoặc tính chất công việc đòi hỏi ngoại hình, cần thường xuyên giao tiếp với người khác thì nên chọn niềng răng mắc cài sứ hoặc có thể niềng răng mắc cài mặt trong. Cả hai kỹ thuật này sẽ tránh gây lộ mắc cài và giúp bạn tự tin hơn trong mọi tình huống. Ngược lại mắc cài kim loại thường sẽ là sự lựa chọn hợp lý khi bạn ưu tiên tính hiệu quả của ca niềng răng hơn thẩm mỹ.
- Tình trạng răng miệng: Trên thực tế, sử dụng mắc cài kim loại trong chỉnh nha sẽ tạo lực siết răng ổn định và tốt hơn mắc cài kim loại. Vì thế nếu bạn có hàm răng khấp khểnh, lộn xộn quá nhiều, khớp cắn lệch mức độ nghiêm trọng cần dùng mắc cài kim loại mới đạt được hiệu quả như mong muốn. Mắc cài sứ thường sử dụng cho những đối tượng có hàm răng ít khuyết điểm và ở mức độ nhẹ hơn.
- Khả năng tài chính: Theo so sánh, mắc cài sứ có chi phí cao hơn mắc cài kim loại, do đó khi đủ điều kiện kinh tế, bạn có thể chọn mắc cài sứ, ngược lại nếu tài chính hạn hẹp, nên chọn niềng răng mắc cài kim loại thường.
TÌM HIỂU THÊM: Niềng răng mắc cài sứ giá bao nhiêu, có đắt không?

Những lưu ý khi sử dụng mắc cài trong niềng răng
Mắc cài sứ và kim loại đều có khả năng siết răng để đưa chúng về đúng vị trí trên cung hàm, tuy nhiên để đạt được hiệu quả cao nhất, bạn cần chú ý những vấn đề sau:
- Lựa chọn nha khoa chỉnh nha uy tín, sử dụng hệ thống khí cụ chất lượng, có bác sĩ tay nghề cao, quy trình niềng răng đúng chuẩn Y khoa, đảm bảo an toàn cho khách hàng.
- Tìm hiểu thật kỹ và dựa vào nhu cầu, tình hình răng miệng, tài chính của bản thân để chọn loại mắc cài phù hợp nhất, nâng cao hiệu quả niềng răng.
- Trong quá trình sử dụng mắc cài niềng răng, cần vệ sinh kỹ lưỡng, dùng bàn chải điện để đánh răng mỗi ngày 2 lần, đồng thời kết hợp thêm chỉ nha khoa, nước súc miệng, máy tăm nước để làm sạch tốt hơn.
- Tránh những hoạt động tác động lực quá mạnh làm ảnh hưởng đến răng và mắc cài như nhai vật cứng, dùng răng mở nắp chai, chơi môn thể thao mạo hiểm.
- Hạn chế ăn nhai thực phẩm quá dai, cứng, dẻo vì chúng dễ bám dính và làm hỏng mắc cài, thay vào đó bạn hãy bổ sung thức ăn mềm, dễ nhai, dễ nuốt như rau xanh, trái cây, sữa, trứng,…
- Không sử dụng thuốc lá, hạn chế trà, cà phê, nước uống có màu đậm vì chúng dễ làm răng và mắc cài biến đổi màu.
- Tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ, tái khám đúng lịch hẹn để bác sĩ thăm khám và điều chỉnh mắc cài phù hợp.
Mắc cài sứ và kim loại đều mang đến hiệu quả chỉnh nha rất tốt, vì thế bạn có thể lựa chọn dựa vào nhu cầu, tài chính của bản thân. Niềng răng mắc cài là quá trình kéo dài, vì thế bạn cần kiên trì và chú ý hơn đến cách chăm sóc, vệ sinh tại nhà để tránh rủi ro và sớm có được hàm răng đều đẹp hơn.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
- Mắc cài damon có thực sự tốt không, có nên chọn không?
- Mắc cài pitts có ưu điểm gì đáng để lựa chọn?
- Mắc cài pha lê và mắc cài sứ – so sánh chi tiết
- Nên niềng răng trong suốt hay mắc cài là tốt nhất?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!