Niềng Răng Có Phải Nhổ Răng Không? Trường Hợp Nào Cần Nhổ?

bs-thuyanh
Cố vấn chuyên môn: Bác sĩ nội trú ĐH Y Hà Nội – Phạm Thùy Anh
  • Bác sĩ nội trú Răng Hàm Mặt tại Đại học Y Hà Nội
  • Chứng chỉ cấy ghép Nha khoa nâng cao: Cấy ghép và phục hình Implant tức thì
  • Chứng chỉ cắm ghép Implant nha khoa cấp bởi viện đào tạo RHM - ĐH Y Hà Nội
  • Chứng chỉ Chỉnh nha Invisalign Fundamentals Seminar Hoa Kỳ
  • Chứng nhận đào tạo Bí quyết chỉnh nha hiệu quả - Điều trị răng ngầm

Niềng răng có phải nhổ răng không [1]? Thực tế, trong một số trường hợp, việc nhổ bỏ răng cần bắt buộc thực hiện để tạo điều kiện cho các răng mọc lệch dịch chuyển [2]. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn áp dụng với mọi trương hợp niềng răng mà sẽ cần đánh giá từ bác sĩ đánh giá cụ thể về tình trạng các răng [3].

Niềng răng có phải nhổ răng không?

Niềng răng có phải nhổ răng không?”. Giải đáp thắc mắc này, Bác sĩ Thùy Anh chia sẻ:

Việc nhổ răng khi niềng là điều cần thiết nhưng KHÔNG BẮT BUỘC với tất cả mọi trường hợp niềng.

Thực hiện nhổ răng khi niềng hay không phụ thuộc vào sức khỏe chung, tình trạng răng miệng và nhu cầu làm đẹp của mỗi người. Các bác sĩ có thể linh hoạt phác đồ niềng nhổ răng hoặc KHÔNG NHỔ RĂNG nhưng tùy bào tình trạng mà độ đẹp sẽ KHÔNG ĐẠT TỐI ĐA.

Ứng dụng công nghệ tiên tiến vào quá trình niềng răng không chỉ giúp cải thiện độ chính xác mà còn nâng cao độ hiệu quả vượt trội. Một minh chứng rõ ràng về điều...

Tại sao cần nhổ răng trong chỉnh nha?

Nhổ răng thường áp dụng khi răng thiếu khoảng để kéo răng về vị trí chuẩn. Ví dụ, trong trường hợp niềng răng khấp khểnh, răng mọc chen chúc, xô đẩy nhau, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ một vài chiếc răng để tạo khoảng trống giúp răng dịch chuyển dễ dàng hơn.

Nhìn chung, nhổ răng là kỹ thuật nha khoa tương đối đơn giản nhưng cần được sàng lọc kỹ lưỡng về tình trạng sức khỏe, trạng thái răng trước khi nhổ để hạn chế tối đa tất cả các nguy cơ ngoài ý muốn. Khách hàng cần thực hiện các xét nghiệm liên quan và chụp X-quang toàn hàm để bác sĩ xác định được tình trạng sức khỏe hiện tại. Sau đó mới quyết định niềng răng có phải nhổ răng không.

Bệnh nhân bị sai lệch khớp cắn cần nhổ răng khi niềng
Bệnh nhân bị sai lệch khớp cắn cần nhổ răng khi niềng

Trường hợp răng thưa, hoặc chen chúc cấp độ nhẹ, bác sĩ sẽ có các biện pháp hạn chế xâm lấn khác mà vẫn tạo đủ khoảng kéo răng. Nha sĩ sẽ ưu tiên lựa chọn phương pháp chỉnh nha không cần nhổ răng để bảo tồn răng tối đa thật.

Bởi là những bác sĩ nha khoa chân chính, hơn ai hết đội ngũ bác sĩ ViDental hiểu được Hàm răng chỉ có một và sứ mệnh của nha khoa quốc tế ViDental là bảo toàn tối đa răng thật, đảm bảo yếu tố an toàn, lâu dài về sau luôn song hành cùng giá trị thẩm mỹ.

Những trường hợp bắt buộc nhổ răng 

Như đã phân tích ở trên, đối với một số trường hợp răng mọc khấp khểnh, chen chúc hoặc xô đẩy nhau, các bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định nhổ bỏ một số răng để quá trình chỉnh nha diễn ra nhanh chóng và thuận lợi hơn. Dưới đây là tổng hợp 3 trường hợp cần nhổ răng khi niềng: 

  • Răng hô, móm, vẩu: Đây là tình trạng răng hàm trên hay hàm dưới mọc thụt vào hoặc chìa ra ngoài dẫn đến sai lệch khớp cắn nghiêm trọng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt mà còn khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc ăn uống và giao tiếp hằng ngày. Đối với trường hợp răng hô, móm, vẩu, nha sĩ có thể chỉ định nhổ từ 2 – 8 răng để tạo khoảng trống đặt khí cụ kéo chữa hô răng. 
  • Răng mọc lộn xộn, khấp khểnh: Nếu khung hàm có diện tích nhỏ, các răng phát triển sau sẽ có xu hướng mọc lệch hoặc chen chúc với vị trí răng lân cận dẫn đến tình trạng răng mọc lộn xộn, khấp khểnh, thậm chí xô đẩy nhau. Từ đó khiến nhân trung mất cân đối gây nhiều trở ngại trong quá trình sinh hoạt thường ngày và phát sinh nhiều vấn đề nha khoa nguy hiểm. Chính vì vậy, nha sĩ sẽ chỉ định nhổ bớt răng để đảm bảo quá trình niềng răng hiệu quả hơn.
  • Sai lệch khớp cắn nghiêm trọng: Đây là tình trạng răng hàm trên và hàm dưới không khít nhau làm suy giảm chức năng sinh lý của răng, về lâu dần sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Vì vậy, khi niềng răng nha sĩ sẽ khuyến khích bệnh nhân nhổ bỏ vài chiếc răng không cần thiết, giúp răng có đủ  không gian dịch chuyển về đúng khớp cắn chuẩn. 

GIẢI ĐÁP: Có Nên Nhổ Răng Số 4 Để Niềng Răng?

Ngoài ra, trong trường hợp răng mọc quá dày đặc do không rụng răng sữa hoặc răng mọc chìm, các bác sĩ chuyên khoa có thể linh động nhổ bớt răng để có thêm vị trí cho răng di chuyển theo đúng quỹ đạo được lên kế hoạch ban đầu. 

Để biết bản thân có cần nhổ răng không, liên hệ đặt lịch thăm khám miễn phí cùng chuyên gia ngay.

230630-VDT-22-1.gif

 

Những trường hợp niềng răng không nên nhổ răng

Theo các chuyên gia, vấn đề nhổ răng khi niềng có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả chỉnh nha nhưng không phải bất kỳ đối tượng nào cũng được chỉ định thực hiện. Nếu như cung hàm đủ khoảng trống để răng dịch chuyển về vị trí đúng thì bệnh nhân không nhất thiết phải nhổ răng.

Điều này cũng giúp khách hàng bảo tồn răng thật và hạn chế các biến chứng xấu về sau. Để giải đáp chính xác niềng răng có phải nhổ răng không, nha sĩ cần kiểm tra và chụp X-quang toàn hàm. Sau đây là một số trường hợp không cần nhổ răng mà vẫn đạt được hiệu quả chỉnh nha tối đa: 

  • Răng thưa: Trong trường hợp này cung hàm đã đủ khoảng trống để răng dịch chuyển, vì vậy bác sĩ không cần thực hiện kỹ thuật nhổ răng. 
  • Vòm răng bị cụp: Tình trạng này thường xuất hiện ở những người có cung hàm lớn hơn cung răng. Khi đó, nha sĩ chỉ cần đặt khí cụ đúng chuẩn để kéo răng về đúng quỹ đạo mà không cần nhổ răng. 
  • Người bị mất răng: Nếu vị trí răng mất đều nhau và đã đủ khoảng để chỉnh nha thì nha sĩ chỉ kéo răng thay thế vào vị trí răng mất.
  • Trẻ em từ 12 – 16 tuổi: Đây được xem là độ tuổi “vàng” để niềng răng bởi răng đang trong giai đoạn phát triển, có thể dễ dàng xê dịch khi có sự tác động của khí cụ chỉnh nha. Đa số những trẻ em từ 12 – 16 tuổi đều không cần nhổ răng khi niềng.

XEM THÊM: Niềng Răng Trẻ Em Và Những Lưu Ý Quan Trọng.

Trường hợp răng thưa thì không cần thiết nhổ răng

 Răng đã đủ khoảng kéo niềng KHÔNG CẦN NHỔ RĂNG

Để hạn chế nhổ răng, bác sĩ có thể sử dụng các kỹ thuật chỉnh nha thay thế khác như nong hàm hoặc mài bớt kẽ răng. Đối với kỹ thuật nong hàm, nha sĩ sẽ sử dụng một loại khí cụ để mở rộng cung hàm và tạo kẽ hở giữa các răng trước khi chỉnh nha. Thông thường, người bệnh sẽ mất khoảng 3 – 6 tháng để hoàn thành quá trình nong hàm. 

Trong khi đó, phương pháp mài bớt kẽ răng sẽ được áp dụng trong trường hợp sai lệch khớp cắn nhẹ. Việc mài kẽ răng vừa giúp mở rộng khoảng trống giữa các răng, vừa có tác dụng thu nhỏ kích thước răng đối với người sở hữu những chiếc răng quá lớn. 

Giải đáp các câu hỏi liên quan đến nhổ răng khi niềng 

Nhổ răng khi niềng luôn nhận được sự quan tâm của đông đảo khách hàng. Một số câu hỏi câu hỏi liên quan đến vấn đề này mà ViDental tổng hợp được như:

Chỉnh nha phải nhổ răng số mấy? 

Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ những chiếc răng số 4, 5, 8 để không ảnh hưởng lớn đến chức năng ăn nhai cũng như tính thẩm mỹ khuôn mặt, cụ thể: 

  • Răng số 4: Đây là chiếc răng thường được chỉ định nhổ đầu tiên trong trường hợp răng mọc lệch lạc, sai khớp cắn. Nguyên nhân bởi răng số 4 nằm chính giữa cung hàm, có kích thước không quá to cũng không quá nhỏ, vừa đủ để tạo khoảng trống giúp các răng khác dịch chuyển. Hơn nữa, răng số 4 cũng không có vai trò quá quan trọng trong quá trình ăn nhai. Chính vì vậy, việc nhổ răng số 4 là sự lựa chọn hàng đầu, đảm bảo hiệu quả chỉnh nha tối đa. 
  • Răng số 5: Răng số 5 thường được chỉ định nhổ bỏ trong trường hợp răng hô, vẩu, móm,… 
  • Răng số 8: Răng số 8 hay răng khôn là chiếc răng cuối cùng trên cung hàm, không tham gia vào quá trình nhai, nghiền nát thức ăn. Chính vì vậy, nha sĩ thường chỉ định nhổ răng số 8 khi niềng để tránh biến chứng nguy hiểm về sau. Hơn nữa, chiếc răng này thường có xu hướng mọc ngang, mọc lệch gây ra nhiều phức cho người bệnh. Do đó, nhổ răng khôn cũng là một trong những vấn đề được khách hàng quan tâm khi có nhu cầu chỉnh nha. 

TÌM HIỂU: Niềng Răng Có Phải Nhổ Răng Khôn Không?

Nhổ răng có đau không?

Nhổ răng đau hay không cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Khả năng chịu đau, tay nghề bác sĩ và loại răng nhổ. Răng cần nhổ càng nhiều chân, càng sâu thì khả năng đau sẽ nhiều hơn. Để hạn chế cảm giác đau trong quá trình nhổ răng, bác sĩ nha khoa thường sử dụng các biện pháp như gây tê và uống thuốc giảm đau trước khi nhổ. Một số trường hợp đặc biệt có thể phải gây mê cục bộ.

  • Gây tê cục bộ: Bác sĩ sẽ tiêm tê xung quanh vùng răng cần nhổ để tê liệt cảm giác đau trong quá trình nhổ.
  • Gây mê toàn bộ: Trong một số trường hợp phức tạp, bác sĩ có thể phải quyết định gây mê toàn bộ để “phong tỏa” mọi cảm giác không thoải mái trong suốt quá trình nhổ răng.
  • Thuốc giảm đau và thuốc chống viêm: Được sử dụng trước và sau quá trình nhổ răng để giảm thiểu cảm giác đau và đẩy nhanh quá trình phục hồi.

Sau khi hết thuốc tê, thường khách hàng có thể có cảm giác đau nhẹ hoặc khó chịu trong vài ngày đầu tiên. Hoặc thậm chí có những trường hợp chỉ đau khi ở nha khoa.

nieng-rang-dau-den-muc-nao-6-1.jpg

Nhổ răng có ăn nhai được bình thường không?

Khách hàng vẫn có thể ăn nhai bình thường sau nhổ răng, tuy nhiên cần vệ sinh sạch sẽ, hạn chế để thức ăn mắc lại tại vùng răng vừa nhổ, dẫn đến nguy cơ gây sưng viêm, nhiễm trùng.

Để quá trình niềng răng đạt hiệu quả tốt nhất và hạn chế tối đa biến chứng xảy ra, người điều trị cần đặc biệt lưu ý đến vấn đề Niềng răng nên ăn gì để đẩy nhanh quá trinh dịch chuyển của răng.

Nhổ răng khểnh có mất nét duyên không?

Việc nhổ răng khểnh hay không khi chỉnh nha phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể và quyết định cuối cùng sẽ do bác sĩ nha khoa đưa ra.

Răng khểnh mọc lệch lên bên trên, ít làm các nhiệm vụ và có nguy cơ sâu nếu vệ sinh không kĩ. Khi đó sức khỏe của răng khểnh sẽ kém hơn các răng khác. Những ca niềng khấp khểnh hầu hết đều cần nhổ răng đều tạo khoảng kéo răng vệ vị trí chuẩn. “Do vậy, nếu răng khểnh đã yếu thì tại sao không nhổ bỏ chúng mà lại giữ để nhổ răng khỏe?” – Bác sĩ ViDental giải thích. 

Trên thực tế, trong một số trường hợp, nhổ răng khểnh có thể làm một số bạn mất đi “đặc điểm nhận dạng tiêu biểu”. Tuy nhiên, trước khi quyết định nhổ răng khểnh, bác sĩ nha khoa đều thực hiện thăm khám và xem xét các yếu tố khác và đặc biệt là mục tiêu điều chỉnh răng của từng bệnh nhân để đưa ra phác đồ.

KHÁM PHÁ: Niềng Răng Có Làm Thay Đổi Khuôn Mặt?

Do vậy, nếu bác sĩ đã chỉ định nhổ thì chắc chắn đó là phương án tốt nhất cho sức khỏe răng miệng về lâu dài. Và khi nhìn quen hàm răng đều đẹp tăm tắp, bạn lại “yêu lại” hàm răng này thay vì “nhớ thương” răng khểnh trong quá khứ.

Bác sĩ nha khoa kinh nghiệm với kỹ thuật nhổ răng chính xác, kỹ thuật niềng thiết kế nụ cười chuyên sâu sẽ đảm bảo rằng nụ cười của bạn không bị ảnh hưởng xấu sau khi điều chỉnh răng bằng niềng.

Nieng-rang-ViDental-8.jpg

Tại sao nhổ răng thay đổi cấu trúc gương mặt?

Nhổ răng không thể thay đổi cấu trúc gương mặt một cách trực tiếp, mà tác động gián tiếp qua các yếu tố liên quan do sự tiêu xương, bồi xương và sự điều chỉnh của các cơ và mô liên quan. Và quan trọng hơn hết là có lực tác động từ khí cụ chỉnh nha.

Khi răng bị nhổ, răng xung quanh được tác động di chuyển vào không gian trống, tác động trực tiếp đến cấu trúc và hình dạng của hàm răng và gương mặt. Do vậy nhiều trường hợp răng hô lựa chọn nhổ răng 4 để cải thiện góc nghiêng.

Trên đây là tổng hợp thông tin cần thiết và giải đáp thắc mắc xoay quanh vấn đề “Niềng răng có phải nhổ răng không?”. Hy vọng, bài viết sẽ cung cấp cho bạn đọc nhiều kiến thức cần thiết, từ đó chuẩn bị lên kế hoạch chỉnh nha phù hợp.

XEM THÊM:

Xem thêm

Xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Kiểm Tra Sức Khỏe Răng Miệng Và Những Điều Cần Biết
Kiểm Tra Sức Khỏe Răng Miệng: Lợi Ích Và Lưu Ý Quan Trọng

Lợi ích của việc kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ Việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách không chỉ mang...

Máy Tăm Nước: Vai Trò Và Hướng Dẫn Sử Dụng Đúng Cách
Máy Tăm Nước: Vai Trò Và Hướng Dẫn Sử Dụng Đúng Cách

Máy tăm nước là gì? Ưu nhược điểm cụ thể Tăm nước là một thiết bị sử dụng dòng nước rung có áp suất cao...

Scan Răng 3D: Ưu Điểm, Quy Trình Và Địa Chỉ Thực Hiện
Scan Răng 3D: Ưu Điểm, Quy Trình Và Địa Chỉ Thực Hiện

Scan răng 3D là gì? Ưu điểm nổi bật Scan răng 3D còn được gọi là lấy dấu kỹ thuật số (Oral Scan) hay dịch...

Kỹ thuật chụp 3 chiều cho hình ảnh chất lượng cao
Chụp X-Quang Răng: 5 Điều Cần Biết Trước Khi Thực Hiện

Chụp X-quang răng là gì? Khi nào cần thực hiện? Chụp X quang răng là kỹ thuật giúp ghi lại rõ hình ảnh trong khoang...

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Nha khoa Quốc Tế ViDental - Đống Đa, Hà Nội: Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

ViDental - APEC Thủ Đức - Cơ sở TPHCM : 359C - 359D Đỗ Xuân Hợp, Phường Phước Long B – TP. Thủ Đức, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

ViDental - Guva Phú Nhuận - Cơ sở TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Messenger zalo
0987.933.309