Quy Trình Điều Trị Tủy Răng

Tủy răng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với răng như dẫn truyền dinh dưỡng nuôi răng, tạo cảm giác, đặc biệt khi bộ phận này gặp bất kỳ vấn đề nào cũng sẽ khiến răng bị tổn thương. Do vậy với những trường hợp bị viêm, hỏng hay chết tủy cần được điều trị từ sớm, tránh những nguy hại về sau. Nếu đang có ý định chữa các bệnh lý về tủy răng, bạn đọc nên tham khảo quy trình điều trị tủy răng đúng chuẩn Y khoa cùng những lưu ý cần nhớ ở bài viết dưới đây để có cho mình sự chuẩn bị tốt nhất trước khi thực hiện. 

Các bước thực hiện

Bước 1 Thăm khám và tư vấn
Đầu tiên trước khi xử lý tủy, bệnh nhân được thăm khám toàn bộ khoang miệng để đánh giá mức độ tổn thương của răng, nướu cũng như phát hiện bệnh lý răng miệng nếu có. Một số trường hợp được chỉ định xét nghiệm chuyên sâu
Bước 2 Vệ sinh và gây tê
Bác sĩ vệ sinh khoang miệng với các sản phẩm chuyên dụng nhằm mục đích loại bỏ hoàn toàn tác nhân gây hại, tránh biến chứng trong quá trình thực hiện. Ngoài ra, bệnh nhân cũng được tiêm thuốc gây tê để hạn chế đau đớn, khó chịu
Bước 3 Đặt đê cao su
Những trường hợp lấy tủy răng sẽ được đặt đê cao su nhằm ngăn chặn hóa chất, thuốc không bị rơi xuống đường thở hay vào bên trong cơ thể gây nguy hiểm. Sản phẩm này không gây hại cho khoang miệng nên bạn có thể yên tâm
Bước 4 Loại bỏ tủy răng
Bác sĩ sử dụng mũi khoan nha khoa để khoan một đường nhỏ từ thân răng xuống ống tủy nhằm mục đích mở ống tủy. Tiếp đến tiến hành hút sạch những mô tủy bị viêm, hoại tử. Sau đó mô tủy sẽ được vệ sinh sạch sẽ
Bước 5 Tạo hình ống tủy
Bác sĩ thực hiện một số kỹ thuật nha khoa để phục hình ống tủy, điều chỉnh sao cho chiều dài ống tủy khớp với chiều dài chân răng, đảm bảo bộ phận này trở về trạng thái ổn định. Đây là bước không thể thiếu trong điều trị tủy răng
Bước 6 Trám ống tủy
Bác sĩ cần trám bít răng hoặc lỗ thông trên răng bằng nhựa chuyên dụng, tránh nhiễm trùng hoặc vi khuẩn tấn công. Nếu có nhu cầu, bệnh nhân có thể được bọc răng sứ để đảm bảo tính thẩm mỹ cao hơn cho răng vừa được xử lý
Bước 7 Hướng dẫn chăm sóc
Bệnh nhân được bác sĩ hướng dẫn cách chăm sóc, vệ sinh răng miệng, ăn uống tại nhà, có thể kê thêm thuốc giảm đau nếu cần thiết. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng hẹn lịch tái khám để xử lý vấn đề phát sinh nếu có, tránh biến chứng

Quy trình điều trị tủy răng theo Y khoa

Tủy răng là bộ phận tập trung nhiều mạch máu nhỏ, dây thần kinh giữa răng, thực hiện chức năng dẫn truyền dinh dưỡng nuôi răng và tạo cảm giác cho răng. Thông thường phần tủy ít bị tấn công do được thân và chân răng bảo vệ, tuy nhiên có thể do nhiều lý do từ bên trong và cả bên ngoài khiến vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nhiễm, chết tủy. Hiện tượng viêm tủy, chết tủy thường không thể tự phục hồi, phải can thiệp nha khoa, tránh gây hại cho răng, các bộ phận khác trong khoang miệng cùng nhiều biến chứng khác. 

Khi tủy răng bị viêm, hoại tử cần điều trị từ sớm
Khi tủy răng bị viêm, hoại tử cần điều trị từ sớm

Khi gặp các vấn đề liên quan đến tủy răng, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và chỉ định phương pháp xử lý phù hợp. Tại đa số các cơ sở nha khoa, quy trình điều trị tủy răng đúng chuẩn Y khoa gồm các bước như sau:

  • Bước 1 - Thăm khám và tư vấn: Trước khi bắt đầu điều trị, bác sĩ sẽ thăm khám sơ bộ và chụp X-quang khoang miệng nhằm phát hiện tình trạng sâu răng, răng sứt mẻ hay hiện tượng viêm nhiễm nếu có. Một số trường hợp có thể được chỉ định xét nghiệm chuyên sâu nhằm xác định mức độ tủy hư hỏng và các bệnh lý khác, đảm bảo bệnh nhân đủ điều kiện để điều trị. Sau đó bác sĩ tư vấn về phương pháp, quy trình điều trị tủy để bệnh nhân nắm rõ.
  • Bước 2 - Vệ sinh và gây tê: Để đảm bảo yếu tố sạch khuẩn, vô trùng, tránh biến chứng có thể xảy ra, bệnh nhân được vệ sinh sạch khoang miệng, đặc biệt là vị trí cần chữa tủy. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng tiêm thuốc gây tê cục bộ để giảm cảm giác đau nhức khó chịu, giúp quá trình điều trị thuận lợi, nhanh chóng. Thuốc gây tê được sử dụng phù hợp với tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, do đó bạn có thể yên tâm.
  • Bước 3 - Đặt đê cao su: Những trường hợp lấy tủy răng sẽ được đặt đê cao su nhằm ngăn chặn hóa chất, thuốc không bị rơi xuống đường thở hay vào bên trong cơ thể gây nguy hiểm. Ngoài ra, dụng cụ này cũng giúp khu vực xung quanh răng cần điều trị luôn khô ráo, sạch sẽ, tránh nguy cơ nhiễm trùng.
  • Bước 4 - Loại bỏ tủy: Bác sĩ sử dụng mũi khoan nha khoa để khoan một đường nhỏ từ thân răng xuống ống tủy nhằm mục đích mở ống tủy. Tiếp đến tiến hành hút sạch những mô tủy bị viêm, hoại tử. Sau đó bác sĩ bơm rửa sạch ống tủy, chụp X-quang để xác định liệu còn vi khuẩn hay tủy viêm tồn tại trong ống hay không. Tùy vào các yếu tố như mức độ viêm nhiễm, hệ thống ống tủy tiếp cận khó hay dễ, các bước thực hiện mà quá trình loại bỏ tủy có thể được tiến hành thêm một vài lần khác. Giữa các lần điều trị, thuốc sát trùng được đặt ở ống tủy và trám răng tạm thời nhằm ngăn chặn thức ăn, vi khuẩn xâm nhập, gây hại. 

Có thể bạn quan tâm: Các Bước Trong Quy Trình Trám Răng Và Thông Tin Liên Quan

Quy trình điều trị tủy răng cần thực hiện một cách cẩn thận
Quy trình điều trị tủy răng cần thực hiện một cách cẩn thận

  • Bước 5 - Tạo hình ống tủy: Trong quy trình điều trị tủy răng không thể thiếu bước tạo hình ống tủy. Lúc này, bác sĩ thực hiện một số kỹ thuật nha khoa để phục hình ống tủy, điều chỉnh sao cho chiều dài ống tủy khớp với chiều dài chân răng, đảm bảo bộ phận này trở về trạng thái ổn định.
  • Bước 6 - Trám bít ống tủy: Khi đã loại bỏ được hoàn toàn phần tủy viêm nhiễm, tủy răng bị thối, bác sĩ cần trám bít răng hoặc lỗ thông trên răng bằng nhựa chuyên dụng, tránh nhiễm trùng hoặc vi khuẩn tấn công. Nhựa được sử dụng sẽ bít toàn bộ lỗ thông trên răng được tạo ra trước đo, có độ cứng cao nên không gây khó khăn trong quá trình ăn nhai, vệ sinh răng miệng. Nếu trường hợp điều trị tủy răng ở phía ngoài và phía trước của hàm, người bệnh có thể yêu cầu bọc răng sứ để đảm bảo tính thẩm mỹ. 
  • Bước 7 - Hướng dẫn: Khi quy trình điều trị tủy răng kết thúc, bệnh nhân được bác sĩ hướng dẫn cách chăm sóc, vệ sinh răng miệng, ăn uống tại nhà, có thể kê thêm thuốc giảm đau nếu cần thiết. Ngoài ra, bác sĩ còn hẹn lịch tái khám để đảm bảo tủy răng không có những bất thường.

Một số câu hỏi thường gặp về điều trị tủy răng

Tủy răng bị viêm nhiễm, hoại tử không phải là vấn đề hiếm gặp, do vậy khi tìm hiểu về quy trình điều trị tủy răng, người bệnh thường đặt ra rất nhiều câu hỏi liên quan, có thể kể đến như:

Biến chứng trong quá trình điều trị tủy răng là gì?

Mặc dù điều trị tủy răng được đánh giá là khá an toàn, tuy nhiên trong và sau quá trình thực hiện, bệnh nhân vẫn có thể gặp phải một số biến chứng sau:

  • Quá trình lấy tủy răng có thể vô tình tác động đến phần nướu nhưng không được phát hiện, đặc biệt nếu bác sĩ thực hiện thiếu kinh nghiệm, thiết bị sử dụng không đảm bảo cũng gây sưng nướu trong thời gian dài.
  • Viêm nha chu cũng là biến chứng mà nhiều người gặp phải sau điều trị tủy, khi đó nên liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn hướng giải quyết phù hợp.
  • Đa số bệnh nhân sau khi kết thúc việc lấy tủy răng, mặc dù đã được tiêm thuốc gây tê trước đó nhưng vẫn cảm thấy đau nhức khó chịu. Đây có thể là cảm giác do tác động đến răng, tủy, sẽ hết sau một vài ngày, tuy nhiên cũng không loại trừ khả năng lấy tủy không hết, để lại mầm mống viêm nhiễm.
  • Nếu bác sĩ không vệ sinh khoang miệng sạch sẽ trước và sau khi điều trị tủy hoặc thiết bị sử dụng không được khử trùng sẽ tăng nguy cơ vi khuẩn tấn công, gây nên các bệnh lý về răng miệng. 

Sau khi loại bỏ tủy, bạn có thể gặp vấn đề về răng miệng
Sau khi loại bỏ tủy, bạn có thể gặp vấn đề về răng miệng

Quy trình điều trị tủy răng mất thời gian bao lâu?

Thực tế quy trình điều trị tủy răng mất bao lâu sẽ phụ thuộc vào tình trạng răng, vị trí tủy răng và mức độ viêm nhiễm hay hỏng tủy của bệnh nhân. Nếu chữa tủy răng cho răng cửa với một ống tủy bị hỏng chỉ mất khoảng 20 - 30 phút còn chữa tủy cho răng hàm có nhiều ống tủy sẽ cần nhiều thời gian hơn, từ 2 - 4 lần điều trị và mỗi lần mất khoảng 30 phút. Ngoài ra, nếu bạn mắc bệnh lý về răng miệng khác sẽ cần thêm thời gian để bác sĩ điều trị dứt điểm bệnh trước hoặc sau khi chữa tủy.

Đừng bỏ qua: Quy Trình Trồng Răng Implant Tiêu Chuẩn Gồm Các Bước Cơ Bản Nào?

Sau khi chữa tủy răng bao lâu sẽ hết đau?

Cảm giác đau đớn sau quá trình chữa tủy là vấn đề rất nhiều người gặp phải do tác động đến sâu bên trong răng, dây thần kinh cảm giác. Vậy điều trị tủy răng bao lâu sẽ hết đau? Theo các chuyên gia, trong quá trình thực hiện bạn được tiêm thuốc gây tê nên không có cảm giác, khi thuốc tê dần hết tác dụng sẽ bị đau từ 24 - 48 giờ và tự hết. Bệnh nhân có thể được kê thêm thuốc giảm đau trong trường hợp cần thiết nên không cần quá lo lắng. 

Bình luận (50)

  1. Trần Thư says: Trả lời

    Có bạn ơi, mình vừa chữa tủy R47 hết 2tr500 (cả trám) . Mình bị đau ko ngủ được uống thuốc thì bớt xong vài tuần sau lại đau tiếp, BS bảo để lâu là chỉ có nhổ chứ ko cứu đc

    1. Linh Dung says: Trả lời

      thế giờ bạn hết đau chưa ạ, với b cũng chữa trong bv luôn hay sao thế

    2. Trần Thư says: Trả lời

      buổi đầu trị về + uống toa là mình êm rồi . Mình xong điều trị tuỷ r h trám tạm mốt mình bọc sứ lun bạn

    3. Linh Dung says: Trả lời

      huhu của b đỡ nhanh v, răng mình chữa lại chắc cũng 3 4 lần rồi mà vẫn cứ đau 🥲 kiểu răng b là sâu xong nhức r mơia chữa tủy lần đầu đk ạ

    4. Trần Thư says: Trả lời

      sâu -> trám -> nhức -> trám (khúc này bs dặn có gì nữa là chữa tuỷ) -> nhức -> uống thuốc -> nhức -> trị tuỷ =)))) . Hay do tay nghề BS của bạn nên ms k dứt điểm á

  2. Vu Phuong Linh says: Trả lời

    Mn xem giúp e xem r6 hàm dưới có vấn đề gì k, do e bọc sứ đc 20 ngày do sâu kẽ to sát tủy r mà đến giờ uống nước bình thường vẫn hơi ê, ăn thì khó khăn bên hàm có r6 nên e chỉ nhai bên hàm còn lại. Với e thấy dưới chân r6 có vệt trắng e hỏi nha khoa họ bảo k phải viêm tủy mà do tủy dày. Họ chụp phim khẳng định răng 6 của e k bị viêm tủy gì cả. Mà r6 e ấn tay lên chỉ đau ở 1 góc ngày xưa trám do sâu kẽ lớn nên e nghĩ nguyên x ở góc này làm e k ăn nhai bình thường đc. Họ bảo tùy cơ địa 3-6 tháng mới hết.

    1. Nha khoa ViDental says: Trả lời

      Bạn liên hệ 0987 933 309 để gặp trực tiếp bác sĩ tư vấn cho mình nhé ạ

    2. Minh Tú says: Trả lời

      Nói chung là ko cần phải chụp lên hư tuỷ là hư tuỷ, bình thường đau nhứt quá ko rõ nguyên nhân ko ăn dc vẫn diệt tuỷ, và thường diệt tuỷ mới bọc răng sứ, chưa diệt tuỷ bọc sứ mốt diệt phải mở sứ diệt rồi bọc lại :))) combo x2

      1. Huỳnh Tư says:

        biết là v nhưng như ảnh có phải bị viêm tủy r k a tại nha khoa họ bảo chờ 3-6t nữa á

  3. Trangg Trangg says: Trả lời

    Mn có kinh nghiệm cho em hỏi răng e đã lấy tủy và trám dc tầm 3tháng thì 2 hôm nay có hiện tượng nhức nhức khi cắn là sao nữa ạh ?

    1. Khánh Băng says: Trả lời

      Ôi giống mình lấy hơn 1 năm mà hôm nay nó nhức kinh khủng buốt lên tới lổ tai uống thuốc vẫn k giãm

    2. Loann Nèe says: Trả lời

      có thể đợt bạn chữa tuỷ chưa lấy hết tuỷ nên mới bị đau, bạn đến nha khoa thăm khám kiểm tra lại xem

    3. Chu Sơn says: Trả lời

      Mình cũng đang làm nè. Lấy 3 lần tủy đó. Rồi phải đợi soi gì đó mà hết mới gọi là xong cơ

  4. Hồng Phúc says: Trả lời

    Mình bị viêm quanh chóp răng 36, thời gian điều trị khoảng bao lâu ạ. Cho mình xin địa chỉ chữa răng uy tín ở Hà Nội .

    1. Dũng Vũ says: Trả lời

      Mọi người xem giúp mình, bác sĩ hàn răng xong , tối mình đau nhức kinh khủng, không ăn ngủ được

    2. Minh Thư says: Trả lời

      Bác sĩ tư nhân bảo phải chữa tuỷ, nhưng mình khán ở 108. Bác sĩ bảo chưa buốt đau nhiều thì không cần chữa tuỷ mà trám răng cho mình luôn. Sau khi trám xong buổi tối kéo dài đến ngày sau mình đau kinh khủng

  5. Thúy Mai says: Trả lời

    Cho mình xin giá chữa tủy răng 7 và chụp.mình ở Hải Phòng

  6. Nguyễn Khánh Linh says: Trả lời

    Chào cả nhà. Con em 7t lấy tủy lần 5 cái hàm(răng sửa) giá 400k/cái có đắt ko ạ?

    1. Phạm Quỳnh Nga says: Trả lời

      Giờ dịch vụ sức khoẻ không quan tâm tốt hay không mà lại đắt hay rẻ ta

    2. Phan Nguyễn Huy Hoàng says: Trả lời

      tui chữa tuỷ 800 1tr này

  7. Ngocy Trần says: Trả lời

    Dạ cho em hỏi là em có một cái răng sâu lủng một lỗ khá to. Hôm nay đi cạo vôi răng thì bác sĩ bảo răng bị chết tủy rồi, hẹn em hôm khác đến lấy tủy. Sau đó nhét bông vào răng sâu cho em. Hiện tại thì em không đủ điều kiện để chữa tủy và bọc sứ. Nếu em để lâu, không chữa thì có ảnh hưởng gì không ạ.

    1. Yen Le says: Trả lời

      B có bảo hiểm k. Nếu có vô bv làm cũng rẻ lắm. K cao đâu

    2. Phan Thanh An says: Trả lời

      Không thì b cứ nhổ đi cũng đc

    3. Akate Khiến says: Trả lời

      Ko điều trị tuỷ để lâu sẽ lay lan các răng bên cạnh á bạ

    4. Su Kem says: Trả lời

      Nếu bạn để lâu đang sẽ bị vỡ lần và sau này sẽ khó xử lý hơn đấy ạ Mình cũng bị như bạn cuối cùng phải chồng im một răng hàm

    5. Giàu Vo says: Trả lời

      mình bị sâu 5 cái.hết khả năg nhai. mới nhổ 2 cái cho nhẹ đầu. có tiền trồng dần từng cái 1 bạn ạ

    6. Kim Ngânn says: Trả lời

      Răng chết tủy sẽ bị vỡ á. Nếu bạn để lâu sau vỡ hết phải đi nhổ, mình cũng nhổ vài cái rồi

  8. Nguyễn Hằng says: Trả lời

    Cho e hỏi bạn e phải lấy tuỳ 3 cái răng mà tới nha khoa nha sĩ đưa thuốc rồi nói uống đỡ mới rút được chứ không cho thời gian hẹn rút tuỷ chính xác mà giờ nó nhức quá k chịu nổi mới uống thuốc được 2 ngày mà vẫn nhức, thì có cần đi tới nha khoa để rút tuỷ luôn được không ạ

    1. Ella Nguyen says: Trả lời

      Đau nhức thì phải làm luôn chứ sao lại uống thuốc. Uống thuốc sẽ k bjo hết đau được nha bạn. Nên tìm nha khoa khác để làm nè.

  9. Sương Mai says: Trả lời

    Dạ em mới vừa đi lấy tủy về. Bác sĩ hẹn em 7 ngày sau đến lấy tiếp. Sau đó thì có bôi thuốc gì trắng trắng cho em như hình ạ. Cho e hỏi là lỡ em đánh răng làm bay mất thuốc thì có sao không ạ? Em sợ trong 7 ngày ăn uống, vệ sinh không kỹ sẽ bị ảnh hưởng. Mọi người trả lời giúp em với. Em cảm ơn ạ.

    1. Hải Đan says: Trả lời

      Chi phí hết nhiêu vậy bạn

      1. Sương Mai says:

        mình mới lấy lần 1 thôi nên chưa biết tổng chi phí hết bao nhiêu ạ

    2. Hoàng Nam says: Trả lời

      Cái đó là miếng trám tạm thường ăn nhai ráng ăn bên hàm còn lại, đánh thì đừng mạnh tay quá chứ ko dễ rớt miếng đó ra đâu♥️

    3. Nguyễn Thúy Nga says: Trả lời

      Nếu rớt thì nhắn tin bs hoặc quay lại phòng khám để đc tư vấn nhé

    4. Giangg Hoàngg says: Trả lời

      Hàn tạm thôi bạn, đánh răng thoải mái k sao đâu

    5. Quách Lĩnh says: Trả lời

      yên tâm ăn uống đánh răng bình thường. nó chỉ mẻ vụn vụn lớp trên thôi. k sao hết

  10. Tú Châu says: Trả lời

    Cho em hỏi là chữa tủy xong là trám liền trong buổi hay là nha khoa hẹn buổi khác đến vậy ạ

    1. Lê Lam says: Trả lời

      hẹn buổi khác ấy b ơi, ko làm luôn được đâu

    2. Minh Tuyền says: Trả lời

      Hầu như là hẹn buổi sau nha b. Cách độ 3 4 ngày

      1. Tú Châu says:

        ui sao bên nha khoa hẹn mình 2 tuần dữ vậy ta

      2. Minh Tuyền says:

        b hỏi xem sao lâu thế. Chứ lấy tủy xong chỉ vài ngày sau nó đã có thể trám luôn cho b rồi

      3. Tú Châu says:

        nha khoa còn bảo 2 tuần ghé lại trám bít ống tủy rồi 1 tuần ghé lại trám hoàn thiện. Thôi để mai mình ghé nha khoa hỏi xem thế nào hiuhiu

  11. Lạc Lạc says: Trả lời

    mình muốn trám lại hai răng cửa ae tư vấn

    1. Hoàng lê quỳnh says: Trả lời

      Bể nhiều thế anh trám cũng sử dụng đc tgian thôi. A bọc sứ sẽ bền hơn

  12. Hà Linh says: Trả lời

    Mng ơi cho em hỏi. Em có 1c răng s6 bị viêm tủy, đã lấy tủy và trám 1 năm trước, ăn uống rất bth. Nay em đi trám r7 bị sâu thì trám về xong n lại bị buốt ở r6 bên cạnh dù k đụng gì tới r6. Nó chỉ bị buốt khi nhai hay đụng vào mảng trám cũ đó thôi và giờ em ko nhai bên đó đc. Kb tại sao bị nvay luôn ạ 😢😢😢 Cứu emmm

    1. Khánh Ngọc says: Trả lời

      lấy tuỷ đã bọc sứ chưa, nhìu khi lấy còn tuỷ xót, 1 năm hình thành ổ viêm vô tình trám răng kia xong phát ra thoii, đi kiểm tra lại. Còn ko bọc nứt răng đã lấy tuỷ

    2. Trần Thịh says: Trả lời

      mình đi lấy tủy xong trám thì BS có nói việc trám chỉ là tạm thời thôi, tầm 6 tháng sau nên bọc sứ chứ để vậy có ngày ăn nhai bể răng á bạn, bạn check lại sớm đi

    3. Kim Ngân says: Trả lời

      lấy tủy ở nha khoa hay bệnh viện vậy bạn

  13. Linh Dung says: Trả lời

    Em có 2 răng chữa tủy lại là R47 và R46. Em đã chữa lại r47 lần nữa ở RHMTP. Tuy nhiên nó vẫn đau sau 2 3 tuần, bs xem cbct thì nói có giảm viêm 50% rồi ạ. Có 1 vài tối là e bị nhức luôn cơ. Giờ e còn r46, hồi trước chữa ở nha khoa cũ ko tốt nên nhiễm trùng nhẹ ạ. Bs RHM nói là nếu muốn chữa thì bs làm, chứ ko chèo kéo, ko làm cũng được nma có thể viêm rộng ra sau này ạ 😭 Em không biết là có nên chữa cả 46 cho xong luôn ko… Một phần vì khá kẹt tài chính, một phần vì r47 còn đau viêm ạ 🥲 chi phí chữa tủy lại là 3-3tr5/răng ạ.

    1. Thanh Lam says: Trả lời

      điều trị trong viện mà mắc vậy bạn

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Nha khoa Quốc Tế ViDental - Đống Đa, Hà Nội: Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

ViDental - APEC Thủ Đức - Cơ sở TPHCM : 359C - 359D Đỗ Xuân Hợp, Phường Phước Long B – TP. Thủ Đức, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

ViDental - Guva Phú Nhuận - Cơ sở TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Messenger zalo
0987.933.309