Mảng bám cao răng hình thành từ các phần thức ăn dư thừa còn sót lại tại các kẽ răng, là nguyên nhân gây ra nhiều tình trạng bệnh lý ảnh hưởng xấu tới sức khỏe răng miệng. Do đó, bác sĩ khuyên mọi người nên thực hiện lấy cao răng thường xuyên để có thể bảo vệ sức khỏe răng miệng khỏe mạnh? Vậy quy trình lấy cao răng gồm các bước diễn thế nào? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết quy trình thực hiện lấy cao răng ngay trong bài viết dưới đây.
Vì sao phải thực hiện lấy cao răng thường xuyên?
Cao răng là gì? Vì sao phải thực hiện lấy cao răng thường xuyên? Trước khi bắt đầu phân tích chi tiết quy trình lấy cao răng, bạn đọc hãy cùng tìm hiểu thêm một số thông tin cần biết để hiểu rõ hơn về tình trạng răng miệng này.
Vì sao phải thực hiện quy trình lấy cao răng?
Cao răng hay vôi răng là các mảng bám tích tụ từ các mảnh vụn thức ăn dư thừa kẹt ở phần chân răng do không được vệ sinh sạch sẽ. Theo thời gian, các phần thức ăn vụn bám dính ở chân răng kết hợp với muối trong nước bọt và các chất khoáng tạo thành các mảng bám cứng chắc và không thể loại bỏ bằng cách vệ sinh răng miệng thông thường.
Rất dễ để bạn có thể quan sát thấy được các mảng cao răng. Khi dùng gương soi, bạn sẽ thấy những mảng bám ố vàng tại chân răng, đây chính là phần cao răng. Đối với người bình thường, cao răng sẽ có màu trắng đục, hơi ngả vàng. Còn đối với những trường hợp thường xuyên sử dụng thuốc lá thì phần cao răng sẽ vàng đậm và dễ tổn thương hơn.
Rất khó để có thể xử lý và loại bỏ phần cao răng bằng việc vệ sinh răng miệng hàng ngày vì chúng rất cứng, dày và bám chặt vào chân răng. Nếu không được xử lý sạch sẽ, cao răng sẽ tích tụ ngày càng nhiều tại chân răng, tạo điều kiện môi trường lý tưởng cho vi khuẩn có hại trú ngụ, sinh sôi và phát triển. Cao răng cũng là nguyên nhân gây ra một số vấn đề ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng. Do đó, các bác sĩ khuyên mọi người thực hiện quy trình lấy cao răng định kỳ, thường xuyên mỗi 6 tháng một lần để hạn chế các nguy cơ bệnh răng miệng như:
- Tình trạng bệnh lý răng miệng nhẹ: Ở mức độ nhẹ, bạn có thể bị chảy máu chân răng, viêm lợi, sưng nướu,… Đây là những bệnh lý bạn hoàn toàn có thể chủ động khắc phục tình trạng, cách xử lý chưa quá nghiêm trọng và không ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt hàng ngày.
- Mức độ bệnh lý nghiêm trọng: Khi này, phần cao răng đã tích tụ quá nhiều, mảng bám rộng hơn, xốp và bám sâu vào phần chân răng, nướu. Từ đó, vi khuẩn trú ngụ lâu ngày, sinh sôi và phát triển bắt đầu tấn công các răng gây vấn đề răng miệng nghiêm trọng như viêm nướu nặng, bệnh chu nha, tụt lợi,… Nếu tình trạng này không có cách xử lý nhanh chóng, trạng thái sức khỏe răng ngày càng yếu dần, dễ lung lay, gãy rụng, ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng cuộc sống.
- Một số bệnh lý khác: Không chỉ gây ra các bệnh lý liên quan tới răng miệng, với khối lượng vi khuẩn tích tụ trong cao răng còn có thể gây ra tình trạng lở miệng, viêm amidan, sâu răng, viêm tủy ngược dòng,… vô cùng nguy hiểm.
Tìm hiểu: Bệnh Viêm Lợi: Biểu Hiện, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị Triệt Để
Những trường hợp nên thực hiện cạo vôi răng
Trên thực tế, các bác sĩ luôn khuyến cáo mọi người nên hình thành và duy trì thói quen thăm khám nha khoa, lấy cao răng mỗi 6 tháng một lần. Việc này nhằm hạn chế tối đa nguy cơ vi khuẩn tích tụ phát triển gây bệnh, đồng thời bảo vệ sức khỏe răng miệng trong trạng thái ổn định nhất.
Cao răng nếu không được xử lý sẽ gây ra rất nhiều tác hại cũng như vấn đề sức khỏe như trên. Tuy nhiên không phải mọi trường hợp để có thể tiến hành lấy cao răng. Theo các chuyên gia nha khoa, sẽ có những trường hợp chỉnh nha thẩm mỹ sẽ được chỉ định thực hiện quy trình lấy cao răng trước để hỗ trợ quá trình điều trị thuận lợi, an toàn, cụ thể bao gồm:
- Người có nhiều mảng cao răng bám xung quanh phần chân răng và nướu.
- Bệnh nhân có các mảng bám cao răng hình thành bất thường.
- Trường hợp bệnh nhân điều trị chỉnh nha gặp một số vấn đề về răng miệng nhẹ như viêm lợi, viêm nha chu.
- Chỉ định thực hiện quy trình lấy cao răng trước khi thực hiện các kỹ thuật chỉnh nha như tẩy trắng răng, niềng răng, trồng răng để hạn chế tối đa các nguy cơ viêm nhiễm, gây hại cho răng miệng.
- Chống chỉ định lấy cao răng nếu bệnh nhân gặp bệnh lý răng miệng nghiêm trọng. Đồng thời, tuyệt đối không thực hiện lấy cao răng với trường hợp có tiền sử mắc các bệnh về đường hô hấp, đường máu, bệnh lý về thần kinh, tiểu đường hoặc đang điều trị sốt xuất huyết.
Các bước thực hiện
- Giá Cạo Vôi Răng Bao Nhiêu Tiền? Bảng Giá Mới Nhất: https://nhakhoavidental.com/bang-gia/cao-voi-rang
- Hotline: 0987.933.309
- Website: https://nhakhoavidental.com/
- Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoavidentalvietnam
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!