Sâu Răng Số 6 Có Gây Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị Hiệu Quả

Sâu răng số 6 thường do nhiễm khuẩn, mảng bám thức ăn, vi khuẩn gây hại hoặc vệ sinh răng miệng kém [1]. Tình trạng nếu không được điều trị tiềm ẩn nguy cơ khiến chức năng ăn nhai bị ảnh hưởng, thoái hóa xương hàm hay sai lệch khớp cắn nặng [2]. Có thể khắc phục răng số 6 bị sâu bằng cách trám hoặc nhổ bỏ nếu tình trạng nghiêm trọng [3].

Răng số 6 nằm ở đâu? Đặc điểm của loại răng này

Răng số 6 là răng đóng vai trò ăn nhai chính trên cung hàm với chức năng chủ yếu là nghiền thức ăn và hỗ trợ cho tiêu hóa.

Răng số 6 nằm sâu bên trong khung hàm
Răng số 6 nằm sâu bên trong khung hàm

Răng số 6 nằm ở đâu?

Răng số 6 hay còn gọi là răng hàm, đây là răng vĩnh viễn mọc sớm nhất và không có răng sữa tương ứng. Chúng nằm tại vị trí thứ 6 tính từ răng cửa và nằm thứ 3 từ cung hàm. Thông thường người trưởng thành sẽ có 32 chiếc răng và trong đó có 4 chiếc răng số 6.

Đặc điểm của răng số 6

Răng số 6 hay còn gọi là răng hàm hay răng cấm là chiếc răng vĩnh viễn mọc đầu tiên trên cung hàm. Chiếc răng này nằm phía khuất bên trong nên gây khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng so với các răng khác. Về hình dáng, răng số 6 có phần thân và chân lớn cùng với diện tích mặt nhai rộng. Răng số 6 hàm trên sẽ có 3 chân còn hàm dưới chỉ có 2 chân.

Răng số 6 cũng là răng có nhiều ống tủy nhất trong hàm. Số lượng tủy ở mỗi răng số 6 ít nhất là từ 3 cho đến 5 ống tủy. Vì là răng vĩnh viễn nên trong quá trình mọc răng, nếu răng số 6 mọc lệch sẽ khiến khớp cắn sau này cũng sẽ bị xô lệch theo. Trong trường hợp  loại răng này bị mất hoặc hỏng cũng sẽ gây ra rất nhiều vấn đề nguy hiểm.

Nếu răng số 6 bị mất hoặc hỏng sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng của hàm
Nếu răng số 6 bị mất hoặc hỏng sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng của hàm

Nguyên nhân dẫn đến sâu răng số 6 là gì?

Răng hàm số 6 có đặc điểm là có kích thước lớn hơn so với các răng khác và nằm sâu bên trong cung hàm nên rất dễ bị sâu. Một số nguyên nhân chính dẫn đến răng số 6 bị sâu có thể kể đến như:  

  • Vệ sinh răng sai cách: Vị trí của răng số 6 nằm khuất phía sâu bên trong của hàm nên rất khó trong quá trình vệ sinh răng miệng. Nếu bạn vệ sinh răng không kỹ hoặc sai cách sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển, từ đó sẽ dẫn đến sâu răng. 
  • Ăn nhiều đồ ăn, thức uống chứa đường: Thức uống có gas, cồn hay các chất chứa nhiều đường như bánh, kẹo,… là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây sâu răng nói chung. Loại đồ ăn chứa hàm lượng đường cao sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và hình thành mảng bám. Nếu không vệ sinh răng miệng đúng cách hoặc qua loa sẽ khiến cho răng số 6 bị vi khuẩn ăn mòn.  
  • Ăn uống sai thời điểm: Giờ giấc ăn uống không hợp lý cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng sâu răng hàm số 6. Bạn nên tránh ăn sau 9h tối, bởi lúc này hệ thống trao đổi chất sẽ hoạt động chậm dần khiến các thành phần làm sạch khoang miệng và thúc đẩy tiêu hóa cũng giảm bớt. Vì vậy, hãy tạo thói quen giờ giấc ăn uống hợp lý sẽ giúp bạn giảm khả năng sâu răng và hạn chế nguy cơ béo phì. 
Ăn nhiều đồ ngọt và vệ sinh không đúng cách gây sâu răng hàm số 6.
Ăn nhiều đồ ngọt và vệ sinh không đúng cách gây sâu răng hàm số 6

Sâu răng số 6 có gây nguy hiểm không? 

Nhiều người cho rằng răng hàm số 6 ít khi bị sâu hoặc cũng không gây ảnh hưởng quá lớn nếu bị mất đi răng hàm trên hoặc hàm dưới. Tuy nhiên, sâu răng số 6 cực kì nguy hiểm và có thể gây nên nhiều biến chứng như:  

  • Ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng nhai: Khi răng số 6 bị sâu hoặc mất đi sẽ khiến lực nhai giảm sút, khiến thức ăn không thể nghiền nát dẫn đến hệ tiêu hóa sẽ khó khăn khi hấp thụ chất dinh dưỡng vào cơ thể. 
  • Xương hàm có nguy cơ cao bị thoái hóa: Xương hàm có vai trò quan trọng trong việc nâng đỡ cấu trúc khuôn mặt. Do vậy, khi nhổ bỏ răng số 6 bị sâu sẽ dẫn đến tình trạng tiêu xương và ảnh hưởng đến hình dạng khuôn mặt. 
  • Răng và khớp cắn dễ bị sai lệch: Trong trường hợp sâu răng hàm số 6 lâu ngày nếu không được chữa trị kịp thời sẽ bị rụng đi, khiến hàm răng bắt đầu thưa dần và sai lệch do nhai ở các khoảng trống răng hàm số 6. 
  • Sâu răng số 6 có thể khiến dây thần kinh bị ảnh hưởng: Răng hàm số 6 ngoài chức năng nhai còn có nhiệm vụ vận động các cơ mặt thông qua dây thần kinh. Do vậy, khi răng số 6 bị sâu và mất đi có thể khiến tiêu xương hàm và dây thần kinh bị rối loạn, gây đau đầu. 
Chỉ dùng phương pháp nhổ bỏ khi tình trạng sâu răng quá nặng
Chỉ dùng phương pháp nhổ bỏ khi tình trạng sâu răng quá nặng

Nhổ bỏ răng số 6 sẽ mang lại rất nhiều hậu quả nặng nề trong việc nghiền nát thức ăn và rất tốn chi phí. Do vậy, các bác sĩ thường khuyến cáo không nên lựa chọn phương pháp nhổ bỏ khi loại răng này xảy ra vấn đề. Tốt nhất khi bị sâu răng số 6, chúng ta nên đến các phòng khám nha khoa để được thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất. Việc nhổ bỏ loại răng này cần có sự chỉ định cụ thể từ nha sĩ để đảm bảo an toàn. 

Biện pháp điều trị răng số 6 bị sâu 

Tùy tình trạng và mức độ sâu sẽ có các biện pháp điều trị khác nhau. Thông thường, có 3 cách điều trị sâu răng số 6 chủ yếu như: 

Trường hợp sâu răng ở mức độ vừa và nhẹ

Ở mức độ nhẹ, răng số 6 khi bị sâu sẽ xuất hiện các đốm đen nhỏ trên bề mặt và phần thân răng. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng phương pháp bọc răng sứ hoặc tái khoáng. 

  • Tái khoáng: Đây là phương pháp sử dụng dung dịch calcium, phosphate, fluoride để trám vào răng số 6 bị sâu nhằm thu hẹp các vùng màu trắng vôi, đồng thời bổ sung các khoáng chất bị mất và hạn chế tối đa sự lây lan, phát triển của vùng sâu đến các răng khác.
  • Bọc răng sứ: Giúp bảo tồn mô răng số 6 một cách tối đa, đảm bảo chức năng ăn nhai vẫn diễn ra bình thường. Bọc răng sứ hỗ trợ bảo tồn răng và có tính thẩm mỹ cao. 

Trường hợp răng sâu ở mức độ nghiêm trọng

  • Điều trị tủy răng: Nếu răng số 6 sâu ở mức độ ăn vào tủy thì nha sĩ sẽ khuyến cáo biện pháp điều trị tủy răng. 
  • Nhổ bỏ răng sâu: Trong trường hợp răng bạn bị sâu ăn hết phần ruột bên trong, có tình trạng sứt mẻ, chỉ còn mỗi chân răng, bạn bắt buộc phải nhổ bỏ răng đi để trồng răng mới. 
Biện pháp trị sâu răng hàm số 6 tùy thuộc vào mức độ sâu hiện tại nhẹ hay nặng
Biện pháp trị sâu răng hàm số 6 tùy thuộc vào mức độ sâu hiện tại nhẹ hay nặng

Những lưu ý sau khi nhổ răng sâu số 6 

Sau khi nhổ răng sâu số 6, bạn nên chú ý một số vấn đề dưới đây để vết khâu được nhanh lành hơn: 

  • Khi mới nhổ răng xong, bạn nên tránh ăn những món ăn cứng, dai, đặc biệt cần tránh nhai bên vừa nhổ. 
  • Không nên ăn quá nhiều vì cơ miệng phải hoạt động quá tải sau khi nhổ răng. 
  • Nên tránh các loại đồ uống có cồn, có ga hoặc các chất kích thích sau khi nhổ răng. Đặc biệt không được hút thuốc lá trong thời gian điều trị sâu răng.
  • Bạn ưu tiên dùng loại bàn chải dạng đầu lông mềm để tránh cọ quá mạnh làm vết nhổ bị ứa máu. Đồng thời cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ theo chỉ dẫn của bác sĩ để vết thương nhanh lành hơn.
  • Hãy kết hợp sử dụng nước muối và chỉ nha khoa để loại bỏ những mảng bám sâu bên trong khoang miệng triệt để hơn, tránh vi khuẩn xâm nhập và gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
  • Bổ sung thêm những loại thực phẩm giàu vitamin và các loại rau xanh để răng thêm chắc khỏe và kháng khuẩn tốt nhất.  
  • Nên thăm khám nha khoa định kỳ từ 3 – 6 tháng/lần để có thể ngăn ngừa và phát hiện sớm các bệnh lý về nha khoa. 
Nên thăm khám nha khoa định kỳ từ 3 - 6 tháng/lần
Nên thăm khám nha khoa định kỳ từ 3 – 6 tháng/lần

Hy vọng với tất cả thông tin chia sẻ ở trên đã giúp bạn có thêm những kiến thức nha khoa quan trọng để có thể xử lý khi bị sâu răng số 6. Bạn nên có chế độ sinh hoạt và chăm sóc răng miệng khoa học để hàm răng luôn được khỏe mạnh. Đồng thời hãy đi khám nha khoa định kỳ 3 –  6 tháng/lần để nhanh chóng khắc phục các vấn đề về răng miệng, không làm ảnh hưởng đến các răng còn lại.  

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Kiểm Tra Sức Khỏe Răng Miệng Và Những Điều Cần Biết
Kiểm Tra Sức Khỏe Răng Miệng: Lợi Ích Và Lưu Ý Quan Trọng

Lợi ích của việc kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ Việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách không chỉ mang...

Máy Tăm Nước: Vai Trò Và Hướng Dẫn Sử Dụng Đúng Cách
Máy Tăm Nước: Vai Trò Và Hướng Dẫn Sử Dụng Đúng Cách

Máy tăm nước là gì? Ưu nhược điểm cụ thể Tăm nước là một thiết bị sử dụng dòng nước rung có áp suất cao...

Scan Răng 3D: Ưu Điểm, Quy Trình Và Địa Chỉ Thực Hiện
Scan Răng 3D: Ưu Điểm, Quy Trình Và Địa Chỉ Thực Hiện

Scan răng 3D là gì? Ưu điểm nổi bật Scan răng 3D còn được gọi là lấy dấu kỹ thuật số (Oral Scan) hay dịch...

Kỹ thuật chụp 3 chiều cho hình ảnh chất lượng cao
Chụp X-Quang Răng: 5 Điều Cần Biết Trước Khi Thực Hiện

Chụp X-quang răng là gì? Khi nào cần thực hiện? Chụp X quang răng là kỹ thuật giúp ghi lại rõ hình ảnh trong khoang...

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Nha khoa Quốc Tế ViDental - Đống Đa, Hà Nội: Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

ViDental - APEC Thủ Đức - Cơ sở TPHCM : 359C - 359D Đỗ Xuân Hợp, Phường Phước Long B – TP. Thủ Đức, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

ViDental - Guva Phú Nhuận - Cơ sở TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Messenger zalo
0987.933.309