Phần lợi hở ra nhiều khi cười dù không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại làm mất tính thẩm mỹ, khiến nhiều người e ngại, tự ti. Thực tế hiện nay có rất nhiều phương pháp cải thiện được tình trạng này, giúp bạn sở hữu một nụ cười tự tin, duyên dáng, cho tổng thể gương mặt hài hòa. Trong bài viết này, bạn đọc hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng cười hở lợi cùng 5 cách điều trị hiệu quả, nhanh chóng nhất.
Cười hở lợi là như thế nào?
Cười hở lợi hay cười lộ nướu có thể nhìn thấy ở rất nhiều người, bất kể là trẻ em hay người lớn. Đây được hiểu là tình trạng phần chân răng bị hở ra ngoài khi cười, kích thước thường lớn hơn 3mm. Khi đó các trường hợp phần lợi lộ ra dưới 3mm không phải cười hở lợi.
Xét về mặt sinh học, hiện tượng cười hở lợi hoàn toàn bình thường, không gây hại đến sức khỏe tổng thể nói chung và sức khỏe răng miệng nói riêng. Tuy nhiên nó lại làm giảm tính thẩm mỹ, khiến nhiều người trở nên tự ti khi giao tiếp, nói cười với người xung quanh.
Các chuyên gia chia cười hở lợi thành 4 mức độ như sau:
- Mức độ 1 - Cười hở lợi nhẹ: Ở mức độ này, phần lợi chỉ lộ ra ít hơn 25% (tức là hơn 3mm một chút) so với tổng chiều dài thân răng khi cười.
- Mức độ 2 - Cười hở lợi trung bình: Khi mô nướu lộ ra nhiều hơn, khoảng từ 255 - 50% so với chiều dài của răng được xem là cười hở lợi trung bình.
- Mức độ 3 - Cười hở lợi nặng: Đây là tình trạng cười hở lợi rất dễ nhận biết vì phần nướu lộ trên 50% nhưng chưa đến 100% so với chiều dài răng.
- Mức độ 4 - Hở lợi rất nặng: Khi cười để lộ 100% phần lợi so với chiều dài răng chứng tỏ bạn đang bị cười hở lợi rất nặng.
Nguyên nhân chính gây cười hở lợi là gì?
Như đã nói, cười hở lợi không phải là một bệnh lý, tuy nhiên lại vô cùng phổ biến, có thể bắt gặp ở mọi đối tượng. Ngoài lý do bẩm sinh thì còn nhiều yếu tố tác động khiến bạn bị hở lợi nhiều khi cười.
Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây cười hở lợi:
- Cấu trúc xương hàm: Có không ít trường hợp phần xương hàm phát triển quá mức nên toàn bộ vùng hàm bị đẩy ra ngoài, từ đó gây lộ phần nướu khi cười, kết hợp cùng hiện tượng răng hô, vẩu. Tình trạng này còn gây sai lệch khớp cắn, ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai.
- Lợi quá phát: Dù không quá phổ biến nhưng chúng ta vẫn bắt gặp những trường hợp cười hở lợi khi lợi phát triển bất thường do bẩm sinh, độ bám thấp hoặc phì đại do bệnh lý răng miệng.
- Sự bất thường của răng: Trong quá trình phát triển của răng có thể có những bất thường như răng dài hoặc ngắn hơn, từ đó phần nướu cũng bị lộ ra rất nhiều khi bạn cười.
- Răng hàm trên không đều: Khi các răng hàm trên mọc không đều, bị lún xuống quá mức khiến cho khoảng cách giữa môi và răng không bình thường, gây hở lợi.
- Xương răng bị gồ: Xương răng bị gồ có thể nhận biết qua mắt thường và cảm nhận của tay. Nếu bạn dùng tay chạm vào vùng ổ răng sẽ thấy gồ lên và khoảng gồ này chính là lý do môi bị kéo lên cao hơn, gây ra tình trạng cười hở lợi.
- Khuyết điểm trên môi: Những trường hợp bị dị tật bẩm sinh, chấn thương do tai nạn, phẫu thuật khiến môi hếch, một số người còn có phần chiều dài từ cánh mũi đến môi trên ngắn hơn so với bình thường nên chân răng dễ bị lộ khi cười.
Việc tìm hiểu nguyên nhân cười hở lợi rất quan trọng vì bác sĩ có thể dựa vào đó để tư vấn, đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, đảm bảo hiệu quả và tính an toàn.
Tác hại của cười hở lợi
Về mặt sinh học, cười hở lợi hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể hay sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên hiện tượng này vẫn tác động tiêu cực đến cuộc sống thường ngày của người mắc. Cụ thể:
- Phần nướu hở ra nhiều khiến nụ cười kém duyên, nhiều người cảm thấy vô cùng e ngại, tự ti không dám giao tiếp, nói chuyện với mọi người.
- Cười hở lợi làm giảm tính thẩm mỹ, khiến tổng thể gương mặt mất cân đối, hài hòa.
- Việc mất tự tin trong giao tiếp còn ảnh hưởng đến hiệu quả công việc, mất khả năng thăng tiến và giảm chất lượng cuộc sống.
Cười hở lợi là điều không ai mong muốn, đặc biệt khi nó ảnh hưởng đến thẩm mỹ gương mặt và gây nhiều hệ lụy trong công việc. Bởi vậy bạn có thể tìm đến nha sĩ để được thăm khám và tham khảo biện pháp điều trị phù hợp nhất.
5 cách điều trị hiệu quả, nhanh chóng nhất
Để có được biện pháp chữa cười hở nướu hiệu quả nhất, bạn cần thăm khám, chụp X-quang tại các cơ sở nha khoa uy tín. Dựa vào kết quả nhận được, bác sĩ sẽ kết luận chính xác về nguyên nhân gây ra hiện tượng này, đồng thời tư vấn cho bạn phác đồ điều trị phù hợp, an toàn nhất.
Hiện nay có 5 phương pháp trị cười hở lợi phổ biến, đã áp dụng thành công cho nhiều trường hợp, đó là:
Niềng răng
Để biết niềng răng có chữa được cười hở lợi hay không, bạn cần xem xét vào mức độ, tình trạng cũng như cấu trúc răng của mình thông qua kỹ thuật chụp chiếu được bác sĩ chỉ định.
Theo các chuyên gia, việc niềng răng chỉ cho hiệu quả đối với trường hợp cười hở lợi nhẹ, phần nướu lộ ra khoảng hơn 3mm một chút. Ngoài ra, đối tượng cười hở lợi do răng ngắn thì việc chỉnh nha cũng tác động vào cung hàm giúp răng dài ra và khắc phục tốt tình trạng hở lợi. Trong khi đó, nếu bị cười hở lợi ở mức độ trung bình đến nặng thì bạn nên cân nhắc vì việc chỉnh nha có thể không cho kết quả như mong muốn.
Một số trường hợp khớp cắn quá sâu khiến răng đề lên răng hàm dưới và làm lộ nướu nhiều hơn, bác sĩ sẽ chỉ định niềng răng trước để đưa khớp cắn trở về đúng vị trí ban đầu, sau đó mới áp dụng những phương pháp điều trị tiếp theo. Với biện pháp này có thể mất thời gian từ 6 - 18 tháng tùy thuộc vào mức độ sai lệch khớp cắn, tốc độ di chuyển của răng. Thực tế đã có rất nhiều người khắc phục được hoàn toàn tình trạng cười hở lợi, nâng cao tính thẩm mỹ cho khuôn mặt sau khi niềng răng kết hợp đánh lún.
Phẫu thuật xương hàm
Nếu nguyên nhân khiến bạn bị cười hở lợi là do cấu trúc xương hàm, biện pháp duy nhất có thể xử lý là phẫu thuật cắt bỏ xương hàm. Sau khi thăm khám, chụp chiếu và thực hiện một số xét nghiệm chuyên sâu cần thiết, bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ nha khoa để cắt hàm, đẩy lùi hàm trên vào trong, đồng thời xử lý hàm dưới sao cho cân xứng và cố định bằng đinh vít.
Phương pháp này vừa có thể khắc phục được tình trạng cười hở lợi, vừa có hiệu quả trong trường hợp hàm hô, vẩu. Thông thường chi phí cắt xương hàm sẽ dao động khoảng 90 – 100 triệu đồng. Ngoài ra phẫu thuật có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro, biến chứng về sau, do đó bạn nên cân nhắc, tìm hiểu kỹ và tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi thực hiện.
Cắt bỏ nướu, phẫu thuật ổ xương
Phương pháp này được áp dụng với hiện tượng cười hở lợi có nguyên nhân do nướu phát triển quá đà, không thể che được hết thân răng. Khi đó bác sĩ không chỉ cắt bỏ nướu mà còn làm dài thân răng, vừa giúp loại bỏ mô nướu thừa, vừa chỉnh lại sự cân đối giữa răng và nướu. Ưu điểm của cắt bỏ nướu là thời gian thực hiện nhanh chóng, phục hồi nhanh.
Những đối tượng có xương ổ răng quá dày khiến lợi bị đẩy ra ngoài sẽ được bác sĩ phẫu thuật tạo hình ổ xương để làm giảm bớt độ dày. Do chỉ tác động ở mặt ngoài của xương nên nếu bác sĩ có tay nghề tốt, nhiều kinh nghiệm thực hiện theo đúng kỹ thuật sẽ đảm bảo được độ an toàn, đặc biệt không xâm lấn hay khiến răng bị lung lay, do đó bạn hoàn toàn có thể yên tâm.
Phẫu thuật định vị môi
Phẫu thuật định vị môi được tiến hành trong trường hợp những vấn đề của môi là nguyên nhân khiến cười bị hở lợi. Phương pháp này có thể loại bỏ một phần mô liên kết từ mặt dưới của môi trên, qua đó ngăn cản các cơ nâng ở môi và mũi, tránh nâng môi lên cao quá so với răng.
Mặc dù có thể cho kết quả tích cực, giúp cải thiện tình trạng cười hở lợi, tuy nhiên đây cũng là hình thức phẫu thuật có xâm lấn nên vẫn tiềm ẩn một số rủi ro nhất định. Thêm vào đó có những trường hợp tái phát sau 3 tháng phẫu thuật. Do đó bạn cần tìm hiểu thật kỹ, tìm hiểu, cân nhắc lợi và hại trước khi đưa ra quyết định.
Tiêm chữa cười hở lợi
Một trong những phương pháp chữa cười hở lợi không dùng dao kéo, không xâm lấn sâu được nhiều người ưu tiên lựa chọn đó chính là tiêm làm đầy môi. Biện pháp này thường được áp dụng cho trường hợp môi trên quá mỏng, bị kéo ra xa so với đường viền nướu mỗi khi cười. Hiện nay có 2 loại tiêm khắc phục tình trạng cười hở lợi:
- Tiêm botox: Tác dụng có thể kéo dài từ 6 - 8 tháng và chi phí khoảng 5 - 15 triệu đồng tùy cơ sở thực hiện.
- Tiêm filler: Cho hiệu quả trong khoảng 8 tháng với chi phí khoảng 5 triệu đồng/1cc. Tuy nhiên phương pháp này có thể tiềm ẩn một số rủi ro nguy hiểm như tắc nghẽn mạch máu dẫn đến hiện tượng mất mô, mù lòa, đột quỵ hoặc hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức với chất tiêm, hình thành nốt hoặc u hạt.
Được quan tâm nhiều
Câu hỏi liên quan đến cười hở lợi
Cười hở lợi là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bên cạnh nguyên nhân, cách điều trị thì mọi người còn đưa ra một số câu hỏi, thắc mắc liên quan như sau:
Điều trị cười hở lợi tại nhà có được không?
Rất nhiều trường hợp cảm thấy vô cùng tự ti khi bị cười hở lợi, tuy nhiên do không ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc không đủ khả năng tài chính nên muốn tự tin cách khắc phục tại nhà thay vì điều trị tại nha khoa. Theo các chuyên gia, hoàn toàn có thể cải thiện tình trạng cười bị hở lợi ở nhà nếu thuộc mức độ nhẹ thôn qua cách tập cười.
Tuy nhiên thực tế hiệu quả điều trị cười hở lợi tại nhà còn phụ thuộc vào tình trạng của từng người và không mang đến sự thay đổi lớn như mong muốn. Bởi vậy tốt nhất bạn nên đến nha khoa để được điều trị bằng các biện pháp hiện đại, cho hiệu quả nhanh chóng.
Biến chứng có thể gặp khi điều trị cười hở lợi?
Tại các nha khoa, biện pháp điều trị cười hở lợi thường không quá phức tạp, nếu được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ có tay nghề cao, nhiều kinh nghiệm sẽ đảm bảo an toàn. Tuy nhiên một số trường hợp vẫn phải đối mặt với các nguy cơ rủi ro, biến chứng nếu thực hiện phẫu thuật cắt nướu hoặc gọt xương hàm:
- Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân có thể bị chảy máu nếu cách vệ sinh răng miệng không đúng hoặc va đập lực quá mạnh.
- Cắt bỏ nướu khiến một số trường hợp bị sưng phù môi trên do tác dụng phụ của thuốc gây tê, đồng thời cấu trúc giải phẫu lỏng lẻo. Lúc này bạn sẽ được bác sĩ kê thuốc kháng viêm, giảm đau.
- Khoảng 2 - 3 ngày đầu sau phẫu thuật, người bệnh rất dễ bị đau ở vùng nướu lợi, vô cùng khó chịu, ảnh hưởng đến giấc ngủ hay quá trình ăn uống. Trong trường hợp dùng thuốc giảm đau được kê đơn không có tác dụng hoặc đau kéo dài nhiều ngày, bạn cần thông báo ngay cho bác sĩ.
- Nếu sau phẫu thuật vệ sinh không đảm bảo sẽ tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng vùng nướu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh.
- Thêm một biến chứng bạn có thể gặp khi phẫu thuật cười hở lợi đó là viêm nha chu. Tình trạng này xảy ra khi răng miệng không được vệ sinh đúng cách hoặc không tuân thủ chỉ định từ bác sĩ.
- Những ngày đầu sau phẫu thuật cắt nướu hoặc gọt xương hàm, bạn có thể gặp nhiều khó khăn khi ăn nhai. Tuy nhiên hiện tượng này được xem là bình thường, sẽ hết sau thời gian ngắn. Khi đó bạn nên ưu tiên ăn thực phẩm mềm, dễ nhai, dễ nuốt như súp, cháo,...
Sau phẫu thuật cười hở lợi cần lưu ý điều gì?
Để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải và đảm bảo hiệu quả điều trị là cao nhất, bạn cần chú ý một số vấn đề dưới đây khi thực hiện các phương pháp khắc phục cười hở lợi:
- Tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ về cách vệ sinh răng miệng, quá trình ăn uống, dùng thuốc.
- Làm sạch răng miệng bằng bàn chải lông mềm, tác động lực nhẹ nhàng để tránh khiến răng, nướu bị tổn thương dẫn đến chảy máu.
- Ưu tiên dùng nước muối pha loãng hoặc dung dịch sát khuẩn được chuyên gia chỉ định.
- Không ăn thực phẩm quá dai, cứng, đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh vì chúng đều ảnh hưởng đến răng miệng, gây tổn thương khu vực mới phẫu thuật.
- Nếu những cơn đau dai dẳng không dứt hoặc gặp một số bất thường, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được xử lý.
- Chú ý thời gian tái khám để cắt chỉ, kiểm tra vết thương và xử lý những bất thường nếu có.
Có thể thấy, cười hở lợi làm giảm tính thẩm mỹ khiến khuôn mặt thiếu hài hòa và chúng ta trở nên tự ti, e ngại hơn trong cuộc sống hàng ngày. Nếu muốn khắc phục triệt để tình trạng này, tốt nhất bạn nên tìm đến cơ sở nha khoa uy tín để các bác sĩ thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Đừng quên tìm hiểu thật kỹ để có thể lựa chọn phương pháp phù hợp với tình trạng của bản thân, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
- Hotline: 0987.933.309
- Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoavidentalvietnam
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!