- Bác sĩ nội trú Răng Hàm Mặt tại Đại học Y Hà Nội
- Chứng chỉ cấy ghép Nha khoa nâng cao: Cấy ghép và phục hình Implant tức thì
- Chứng chỉ cắm ghép Implant nha khoa cấp bởi viện đào tạo RHM - ĐH Y Hà Nội
- Chứng chỉ Chỉnh nha Invisalign Fundamentals Seminar Hoa Kỳ
- Chứng nhận đào tạo Bí quyết chỉnh nha hiệu quả - Điều trị răng ngầm
Khớp cắn ngược là gì, có nguy hiểm không, làm sao nhận biết và điều trị sớm?... Đây đang là những câu hỏi được rất nhiều quan tâm đến, bởi tình trạng này ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ và khả năng ăn nhai. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây, các chuyên gia củ chúng tôi sẽ cung cấp thông tin hữu ích để làm rõ vấn đề này.
Giải đáp khớp cắn ngược là gì?
Khớp cắn ngược là thuật ngữ chỉ sự sai lệch tương quan giữa hai hàm răng với biểu hiện rõ ràng là hàm răng dưới phủ lên hàm răng trên, còn cằm chìa ra phía trước (nhiều hoặc ít sẽ phụ thuộc vào khớp cắn ngược nặng hay nhẹ). Nếu nhìn ở góc nghiêng sẽ thấy răng mọc lộn xộn và mặt trông như gãy vô cùng mất thẩm mỹ cho khuôn mặt, khiến bạn tự ti và ngại giao tiếp.
Bên cạnh đó, tình trạng này gây khó khăn trong quá trình ăn nhai do nhóm răng trước của hai hàm tiếp xúc sai vị trí, điều này dẫn đến việc ăn nhai thức ăn bị hạn chế. Đồng thời các răng mọc lộn xộn cũng cản trở việc chải răng, các mảng bám thức ăn mắc dính và khó làm sạch, vì vậy vi khuẩn có điều kiện xâm nhập, phát triển và gây ra bệnh lý răng miệng.
Khớp cắn ngược có thể do răng, do hàm hoặc do cả 2, vì vậy được chia thành 3 loại phổ biến dưới đây:
- Khớp cắn ngược do răng: Tình trạng này xảy ra khi sự phát triển của răng không đúng khớp cắn. Biểu hiện điển hình là răng hàm dưới phát triển quá mức so với hàm trên. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến khớp cắn ngược do răng thường bởi những thói quen lúc nhỏ của trẻ gồm sử dụng núm vú giả cho trẻ trên 3 tuổi, mút tay, hay bú bình trong thời gian dài sau độ tuổi sơ sinh,...
- Khớp cắn ngược do hàm: Thường xuất phát từ sự lệch lạc hàm do di truyền, hoặc chấn thương nguyên trọng gây tổn thương vĩnh viễn đến xương hàm, cũng như các khối u trên xương hàm,... Nếu khớp cắn ngược do xương hàm, các bạn cần tiến hành điều trị đối với xương hàm (phẫu thuật hàm), bởi chỉ nắn chỉnh phần răng lệch sẽ không đạt được hiệu quả như mong muốn.
- Khớp cắn ngược do cả xương và hàm: Trong trường hợp nguyên nhân dẫn đến khớp cắn ngược xuất phát từ cả xương hàm và răng thì phương pháp điều trị cần kết hợp giữa điều chỉnh cả răng và hàm mới có thể mang lại kết quả như mong muốn.
Những nguyên nhân nào gây ra khớp cắn ngược?
Khớp cắn ngược gây ra nhiều bất tiện và ảnh hưởng đến việc ăn nhai, cũng như cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, công việc. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa biết nguyên nhân nào gây ra tình trạng để phòng ngừa tốt nhất cho con trẻ.
Cùng chúng tôi tìm hiểu những nguyên chính dẫn đến tình trạng khớp cắn ngược ngay sau đây:
- Yếu tố di truyền: Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định cấu trúc, sự phát triển xương hàm và thứ tự răng mọc. Cụ thể trẻ có thể di truyền từ người thân các đặc điểm sai lệch liên quan đến răng miệng gồm có hàm trên ngắn hơn hàm dưới, hàm dưới phát triển nhanh gây ra khớp cắn ngược, móm xương, răng mọc lệch lạc,... Ngoài ra, các hội chứng có tính chất di truyền khác dẫn đến khớp cắn ngược gồm có Binder nghiêm trọng, Treacher Collin, hội chứng Rabson-Mendenhall, to đầu chi,…
- Thói quen xấu: Một số thói quen xấu khi còn nhỏ của trẻ dẫn đến tình trạng khớp cắn ngược nghiêm trọng gồm có mút ngón tay cái, bú bình kéo dài, sử dụng núm vú giả sau 3 tuổi, đẩy lưỡi vào hàm dưới,...
- Do chấn thương: Tình trạng xương hàm bị gãy nhưng không được phẫu thuật, điều trị và chăm sóc đúng cách có thể kéo theo hệ quả là khớp cắn ngược.
Ứng dụng công nghệ tiên tiến vào quá trình niềng răng không chỉ giúp cải thiện độ chính xác mà còn nâng cao độ hiệu quả vượt trội. Một minh chứng rõ ràng về điều này là việc áp dụng công nghệ niềng Vi – Smile GẤP 3 HIỆU QUẢ tại Nha khoa ViDental. Công […]
Cách nhận biết tình trạng khớp cắn ngược
Để biết bản thân có bị khớp cắn ngược không, các bạn có thể dựa vào những dấu hiệu nhận biết sau đây:
Sai lệch hàm răng trên và dưới
Đặc điểm này bạn có thể quan sát ở nhóm các răng cửa trước. Với trường hợp khớp cắn chuẩn, các răng cửa hàm trên thường ở bên ngoài răng cửa của hàm dưới. Tuy nhiên, nếu bị cắn ngược thì ngay cả khi ở trạng thái bình thường răng cửa hàm trên vẫn bị răng hàm dưới che khuất.
Tương quan 3 bộ phận là trán, mũi và cằm
Nếu 3 bộ phận này bị lệch và không nằm trên một đường thẳng chuẩn như bình thường thì có thể bạn đang bị khớp cắn ngược. Cụ thể khi nhìn nghiêng khuôn mặt sẽ thấy dấu hiệu là cằm nhô ra, phần môi dưới thì vươn về phía ngoài hơn so với phần môi trên.
Nhìn từ góc nghiêng cảm giác mặt bị gãy, giống hình lưỡi cày. Còn nếu nhìn thẳng sẽ thấy khuôn hàm như bị bành ra, tròn hơn so với khuôn mặt có khớp cắn chuẩn. Nhờ đặc điểm này mà nhiều người nhận ra mình bị khớp cắn ngược. Đây là dấu hiệu đơn giản nhất giúp nhận biết tình trạng.
Khuôn mặt bị lệch
Những người có khớp cắn chuẩn sẽ sở hữu đặc điểm trán, đỉnh mũi và cằm cân xứng giữa hai bên khuôn mặt. Chính vì vậy, xét về mặt thẩm mỹ, trong trường hợp này bạn là người có khuôn mặt hài hòa, cân xứng. Ngược lại, khuôn mặt sẽ mất cân xứng, trục phân chia cũng sẽ lệch về bên trái hoặc bên phải nếu bạn có khớp cắn ngược.
Ngoài ra, tùy theo tình trạng khớp cắn ngược nhẹ hay nặng mà hàm dưới và hàm trên của những người gặp phải tình trạng này có thể tiếp xúc với nhau hoặc không. Trường hợp sai lệch càng nghiêm trọng hai hàm càng cách xa nhau dù đang ở trạng thái bình thường.
Biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi bị khớp cắn ngược
Nếu tình trạng khớp cắn ngược không được điều trị sớm, bạn có thể phải đối mặt với rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Điển hình như mất thẩm mỹ khuôn mặt, suy giảm chức năng ăn nhai nghiêm trọng, hạn chế khả năng phát âm, ảnh hưởng đến khớp thái dương hàm,...
Cụ thể những nguy hại khi bị khớp cắn ngược gồm có:
Khớp thái dương hàm bị ảnh hướng xấu
Các bác sĩ Răng Hàm Mặt nhận định một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến rối loạn khớp thái dương hàm là sự sai lệch của hàm trên và hàm dưới. Các dấu hiệu điển hình của bệnh lý này gồm có đau thái dương, đau nửa đầu, đau cơ hàm, cứng hàm,...
Hạn chế khả năng phát âm
Không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và sức khỏe răng miệng, khớp cắn ngược chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các trở ngại trong việc phát âm. Điều này làm cho âm thanh khi phát ra không tròn vành, rõ chữ và miệng không thể khép lại.
Trong trường hợp sai lệch khớp cắn càng khó phát âm chuẩn khi học nói tiếng anh. Chính vì vậy gây ra nhiều cản trở trong việc học tập, phát triển, đặc biệt là với những người làm công việc liên quan đến giao tiếp nhiều có thể răng móm là nguyên nhân khiến họ mất đi nhiều cơ hội tốt.
Chức năng ăn nhai bị suy giảm trầm trọng
Việc cắn xé thức ăn chỉ diễn ra thuận lợi khi các răng trên cung hàm mọc đúng vị trí và khớp cắn hai hàm chuẩn. Do đó, khi răng bị sai lệch khớp cắn đồng nghĩa với việc quá trình ăn nhai hàng ngày gặp nhiều khó khăn.
Tình trạng móm diễn ra càng lâu thì chức năng ăn nhai ngày càng suy giảm bởi răng, hàm cần hoạt động nhiều. Trong khi đó, nếu thức ăn không được nghiền nát kỹ lưỡng trước khi đi xuống dạ dày có thể dẫn đến nhiều bệnh lý nghiêm trọng về đường tiêu hóa như viêm đại tràng, viêm dạ dày,...
Khiến khuôn mặt gãy, gây mất thẩm mỹ
Một trong những biến chứng nghiêm trọng nhất của ngược khớp cắn chính là tính thẩm mỹ của khuôn mặt bị ảnh hưởng. Khi bị móm, các đường nét trên khuôn mặt sẽ mất đi sự cân đối, điều này khiến bạn trông già hơn hẳn tuổi thật.
Khớp cắn ngược cũng ảnh hưởng đến cấu trúc gương mặt, đặc biệt là trường hợp móm nặng môi trên sẽ bị che lấp bởi môi dưới khiến nụ cười trở nên gượng gạo và kém tươi tắn. Khuyết điểm này khiến nhiều người tự ti, rụt rè và ngại giao tiếp xã hội.
Việc vệ sinh răng miệng gặp bất tiện
Với những người bị khớp cắn ngược, trong quá trình vệ sinh răng miệng hàng ngày chắc chắn sẽ khó khăn và mất nhiều thời gian. Bởi bàn chải khó luồn sâu vào trong các kẽ răng, chân răng.
Tình trạng trên đã tạo điều kiện thuận lợi để hình thành mảng bám và tích tụ vi khuẩn gây hại trong khoang miệng. Nếu không được khắc phục kịp thời, các bạn có nguy cơ cao phải đối mặt với các bệnh lý răng miệng như viêm nha chu, sâu răng, viêm tủy,...
Biện pháp điều trị khớp cắn ngược cho mọi lứa tuổi
Để điều trị khớp cắn ngược, các bạn nên đi khám tại cơ sở nha khoa uy tín. Đến đây, bạn sẽ được thăm khám và kiểm tra với bác sĩ nha khoa tay nghề cao. Từ những kết quả thu được trong quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp và lên phác đồ điều trị tối ưu cho người bệnh.
Hiện nay có 4 phương pháp được áp dụng phổ biến nhất là sử dụng khí cụ chỉnh nha, bọc răng sứ, niềng răng và phẫu thuật hàm. Chi tiết về từng phương pháp mời các bạn theo dõi bảng thông tin chúng tôi tổng hợp sau đây:
Phương pháp |
Đối tượng |
Đặc điểm |
Khí cụ chỉnh khớp cắn ngược | Sử dụng cho trẻ nhỏ giai đoạn dưới 7 tuổi. | Phương pháp này sử dụng 3 loại khí cụ phổ biến bao gồm:
|
Bọc sứ cho răng cải thiện khớp cắn ngược | Những người đủ 18 tuổi, bị khớp cắn ngược mức độ nhẹ không muốn niềng răng. | Để bọc sứ cho răng cải thiện khớp cắn ngược, bác sĩ sẽ tiến hành mài nhỏ răng hàm trên với một tỷ lệ phù hợp. Tiếp theo, bác sĩ sử dụng mão sứ chụp bên ngoài cùi răng và nắn chỉnh khớp cắn sao cho hai hàm cân đối với nhau.
Răng sứ sẽ được chế tác với màu sắc và hình dáng tương tự như răng thật, đặc biệt nếu là răng toàn sứ sẽ có đường vân răng và các cạnh giống răng thật đến 99%. Hơn nữa, phương pháp này có thời gian thực hiện nhanh chóng, bạn không cần chờ đợi quá lâu, chỉ vài ngày là sai lệch hàm răng đã được khắc phục hoàn toàn. Bên cạnh đó, sau khi bọc sứ răng vẫn có khả năng chịu lực ăn nhai tốt và tuổi thọ lâu dài. |
Niềng răng khớp cắn ngược | Trường hợp xương hàm phát triển bình thường, nhưng răng mọc không đúng vị trí (răng hàm dưới mọc chìa ra ngoài quá mức so với hàm trên), giúp hai hàm cân đối hơn. | Phương pháp niềng răng sử dụng các khí cụ dây cung, mắc cài hoặc khay niềng trong suốt để tác động lực lên răng, từ đó cải thiện tình trạng khớp cắn ngược, đưa răng về đúng vị trí. Nhờ đó tạo nên cung hàm đều, đẹp và sự tương quan hợp lý hơn giữa hai hàm.
Hiện nay có hai phương pháp thực hiện chính là chỉnh nha mắc cài và không mắc cài. Trong đó niềng răng mắc cài mang lại hiệu quả chỉnh nha cao hơn, tuy nhiên khí cụ dễ lộ ra ngoài. Còn nếu bạn yêu cầu tính thẩm mỹ cao hơn và sự tiện lợi trong quá trình sử dụng có thể cân nhắc đến phương pháp chỉnh nha trong suốt. Ưu điểm khi thực hiện chỉnh khớp cắn và nụ cười bằng phương pháp niềng răng là hiệu quả có thể duy trì trọn đời, mà bạn không cần can thiệp phẫu thuật, xâm lấn đến cấu trúc xương và không gây nguy hiểm. Tuy nhiên thời gian điều trị khá lâu, trung bình dao động từ 18 - 24 tháng. |
Phẫu thuật khớp cắn ngược | Áp dụng trong trường hợp bệnh nhân bị khớp cắn ngược do xương hàm. | Thực hiện phương pháp bác sĩ sẽ phẫu thuật di dời xương ổ răng, cắt bớt và đẩy lùi xương hàm dưới vào bên trong hàm trên, tạo ra sự cân xứng giữa hai hàm. Phẫu thuật khớp cắn ngược được xem là giải pháp điều trị tình trạng ngược khớp cắn do xương hàm toàn diện nhất hiện nay.
Với phương pháp này không chỉ giúp tạo ra khớp cắn ngược về đúng vị trí cân xứng mà còn tạo ra khớp cắn đẹp hơn. Hơn nữa chỉ sau một lần thực hiện và một tháng để hồi phục bạn sẽ có được nụ cười ưng ý. Đồng thời duy trì hiệu quả vĩnh viễn, không lo tái phát nên đang được nhiều người cân nhắc lựa chọn hiện nay. |
Được quan tâm nhiều
Bảng giá các phương pháp điều trị khớp cắn ngược
Với từng phương pháp điều trị khác nhau, mức giá sẽ khác nhau để phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Vậy điều trị khớp cắn ngược giá khoảng bao nhiêu?
Chi phí khí cụ chỉnh khớp cắn
Điều trị khớp cắn ngược ở trẻ nhỏ tương đối rẻ, trung bình chỉ dao động trong khoảng 3.000.000 - 10.000.000 đồng tùy loại khí cụ. Cụ thể bảng giá như sau:
Loại khí cụ | Mức giá (khoảng) |
Khí cụ nong hàm (1 hàm Mỹ) | 6.000.000 - 10.000.000 đồng/bộ |
Trainer khí cụ chỉnh nha mức 1 | 2.000.000 - 4.000.000 đồng/bộ |
Trainer khí cụ chỉnh nha mức 2 | 5.000.000 - 6.000.000 đồng/bộ |
Dụng cụ chỉnh nha Headgear | 600.000 - 1.000.000 đồng/bộ |
Bọc răng sứ chỉnh khớp cắn ngược có đắt không?
Trung bình chi phí bọc răng sứ cho trường hợp bị khớp cắn ngược sẽ dao động trong khoảng 1.000.000 - 8.000.000 đồng/răng. Mức chi phí này sẽ có sự chênh lệch tại các nha khoa, phụ thuộc vào tình trạng răng miệng, chất liệu răng sứ và số lượng răng cần bọc (thường từ 6 - 12 răng).
Các bạn có thể tham khảo giá của một số loại răng sứ phổ biến phía dưới đây:
Loại răng sứ | Mức giá (khoảng) |
Răng sứ kim loại thường | 1.000.000 - 2.000.000 đồng/răng |
Răng sứ Titan | 2.000.000 - 3.000.000 đồng/răng |
Răng Venus | 3.000.000 - 4.000.000 đồng/răng |
Răng Zirconia | 4.500.000 - 6.000.000 đồng/răng |
Răng Cercon Zirconia/HT | 5.000.000 - 6.000.000 đồng/răng |
Răng Ceramill | 6.000.000 - 7.500.000 đồng/răng |
Răng Emax Press/Zirconia | 5.000.000 - 8.000.000 đồng/răng |
Giá niềng răng khớp cắn ngược khoảng bao nhiêu?
Chi phí niềng răng - chỉnh nha chủ yếu sẽ phụ thuộc vào loại khí cụ niềng răng mà bạn lựa chọn sau khi tham khảo ý kiến chuyên gia. Trung bình giá cho một ca niềng răng khớp cắn ngược sẽ dao động trong khoảng 50.000.000 - 140.000.0000 đồng. Bảng giá chi tiết dưới đây:
Phương pháp niềng răng | Chi phí (khoảng) |
Niềng răng mắc cài kim loại | 50.000.000 - 60.000.000 đồng |
Niềng răng mắc cài sứ | 65.000.000 - 80.000.000 đồng |
Niềng răng trong suốt Invisalign | 70.000.000 - 120.000.000 đồng |
Chi phí phẫu thuật cho khớp cắn ngược
Chi phí phẫu thuật khớp cắn ngược được đánh giá là tương đối cao nên không phải ai cũng đủ điều kiện thực hiện. Được biết trung bình giá sẽ dao động từ 70.000.000 - 160.000.000 đồng.
Bảng giá phẫu thuật khớp cắn ngược các cấp độ như sau:
Loại phẫu thuật |
Mức giá trung bình |
Phẫu thuật chỉnh hàm hô móm 1 hàm | 70.000.000 đồng/lần |
Phẫu thuật chỉnh hàm hô móm 2 hàm | 120.000.000 đồng/lần |
Combo chỉnh hàm hô móm 2 hàm + Niềng răng (mắc cài kim loại) | 130.000.000 đồng/lần |
Combo chỉnh hàm hô móm 2 hàm + Trượt cằm | 150.000.000 đồng/lần |
Combo chỉnh hàm hô móm 2 hàm + Trượt cằm + Niềng răng (mắc cài kim loại) |
160.000.000 đồng/lần |
2 câu hỏi khác của khách hàng về khớp cắn ngược
Dưới đây chúng tôi đã tổng hợp một số thắc mắc phổ biến của khách hàng khi tìm hiểu về tình trạng khớp cắn ngược, các bạn có thể tham khảo.
Độ tuổi nào phù hợp để điều trị khớp cắn ngược?
Đáp án cho thắc mắc của nhiều người “Độ tuổi phù hợp để điều trị khớp cắn ngược là bao nhiêu?”, các chuyên gia cho biết nên chữa trị càng sớm càng tốt. Chính vì vậy, ngay sau khi phát hiện những bất thường ở răng miệng của trẻ, bạn cần đưa con đi khám và xin ý kiến của bác sĩ ngay. Bởi ngay từ độ tuổi 5 - 10 tuổi đã có phương pháp chỉnh khớp cắn với khí cụ truyền thống rất hiệu quả, ít đau đớn và tiết kiệm chi phí.
Tuy nhiên, kể cả khi đã trưởng thành, thực tế vẫn có rất nhiều trường hợp thành công. Việc điều trị có thể giúp bạn ngăn ngừa biến chứng hiệu quả và lấy lại vẻ ngoài, tự tin hơn trong cuộc sống. Chính vì vậy không bao giờ là quá muộn để điều trị tình trạng này.
Niềng răng khớp cắn ngược sau bao lâu thì có hiệu quả?
Phụ thuộc vào các yếu tố như tình trạng răng, loại mắc cài mà bạn sử dụng hay cách bạn tuân thủ những hướng dẫn của bác sĩ mới có thể đưa ra đáp án chính xác cho thắc mắc “Niềng răng khớp cắn ngược sau bao lâu thì hiệu quả?”. Bên cạnh đó, việc bạn lựa chọn nha khoa và tay nghề của bác sĩ thực hiện cũng quyết định đến thời gian hoàn tất.
Theo thống kê, trung bình niềng răng khớp cắn ngược sẽ diễn ra trong 1.5 - 2 năm tùy trường hợp khớp cắn ngược nặng hay nhẹ. Tuy nhiên chỉ cần kiên trì, hiệu quả niềng răng có thể duy trì vĩnh viễn, không cần phải can thiệp thêm phương pháp khác.
Xem thêm
Cần lưu ý gì khi điều trị tình trạng khớp cắn ngược?
Khi phát hiện những vấn đề bất thường của răng miệng, các bạn nên đi khám sớm để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Đồng thời tuân thủ những vấn đề quan trọng phía dưới đây:
- Lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín, chất lượng để đảm bảo quá trình điều trị đạt hiệu quả cao và ngăn chặn các biến chứng không mong muốn xảy ra.
- Vệ sinh răng miệng thường xuyên và đánh răng đúng cách ít nhất 2 lần/ngày. Kết hợp sử dụng thêm chỉ nha khoa/máy tăm nước và nước súc miệng để ngăn vi khuẩn xâm nhập gây bệnh.
- Trong quá trình điều trị, tốt nhất nên ăn các loại đồ ăn mềm như cháo, súp. Hạn chế đồ ăn dai, cứng vì chúng có thể làm ảnh hưởng đến men răng và kết quả điều trị.
- Bổ sung thêm rau củ quả tươi và các chất dinh dưỡng cần thiết để tăng cường sự chắc khỏe cho răng, cũng như nâng cao sức đề kháng toàn cơ thể, phòng tránh bệnh lý răng miệng.
- Bên cạnh đó không nên sử dụng thuốc lá, cà phê, đồ uống có gas,... bởi đây đều là những chất gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng.
- Trong và sau khi điều trị khớp cắn ngược, bạn tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa. Chú ý tái khám đúng lịch hẹn hoặc khi phát hiện vấn đề bất thường.
Nhìn chung, khớp cắn ngược là một tình trạng sai lệch khớp cắn nghiêm trọng, gây ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ và gây ra tâm lý tự ti cho người mắc. Chính vì vậy, các bạn nên đi thăm khám sớm tại những cơ sở y tế uy tín, chất lượng để có phương pháp khắc phục kịp thời.
- Hotline: 0987.933.309
- Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoavidentalvietnam
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!