- Bác sĩ nội trú Răng Hàm Mặt tại Đại học Y Hà Nội
- Chứng chỉ cấy ghép Nha khoa nâng cao: Cấy ghép và phục hình Implant tức thì
- Chứng chỉ cắm ghép Implant nha khoa cấp bởi viện đào tạo RHM - ĐH Y Hà Nội
- Chứng chỉ Chỉnh nha Invisalign Fundamentals Seminar Hoa Kỳ
- Chứng nhận đào tạo Bí quyết chỉnh nha hiệu quả - Điều trị răng ngầm
Bệnh sâu răng là tình trạng sức khỏe răng miệng có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến hiện tượng nhiễm trùng, gãy hoặc mất răng. Liệu bạn đã thực sự hiểu rõ về bệnh lý này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Sâu răng là gì? Các giai đoạn của bệnh?
Sâu răng tiếng anh là tooth decay, hoặc cũng có thể gọi là caries (caries nghĩa là bệnh mục xương, đây là tình trạng chung của bệnh sâu răng). Bệnh được đặc trưng bởi các lỗ hổng hình thành trên bề mặt hoặc bên trong thân răng khi lớp men răng bị ăn mòn bởi các yếu tố khác nhau.
Các nguyên nhân có thể độc lập hoặc kết hợp với nhau, bao gồm vi khuẩn, vệ sinh răng miệng không tốt, thường xuyên ăn vặt và sử dụng nhiều đồ ăn, thức uống có đường. Đây là một trong những tình trạng sức khỏe phổ biến nhất thế giới và có thể gặp ở bất kì độ tuổi nào, đặc biệt phổ biến với trẻ em.
Sâu răng ở trẻ em đặc biệt nguy hiểm vì lúc này răng còn rất yếu, dễ bị tổn thương và tấn công sâu. Dù là răng sữa hay răng vĩnh viễn khi bị sâu đều có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển về sau của cung hàm.
Sâu răng xảy ra ở mọi đối tượng, mọi độ tuổi
Sâu răng chia làm bốn giai đoạn chính:
Giai đoạn 1: Sâu men răng
Bệnh sâu răng xuất hiện khi các vi khuẩn tấn công bề mặt răng tạo ra những đốm màu trắng đục và ăn mòn làm bề mặt răng trở nên gồ ghề. Những lỗ sâu răng thường là màu trắng, đôi lúc màu đen hoặc những lỗ xốp nhỏ.
Ở giai đoạn này bệnh chưa có những dấu hiệu sâu răng rõ ràng. Sâu men răng không khiến người bệnh có cảm giác đau hay khó chịu nên thường không được phát hiện.
Giai đoạn 2: Sâu ngà
Sau khi sâu men, các lỗ sâu sẽ tiếp tục phát triển và ăn sâu tạo thành phần ngà răng. Bệnh nhân bắt đầu cảm thấy khó chịu, đau, ê buốt khi ăn uống, đặc biệt khi sử dụng các loại thức ăn quá nóng hoặc lạnh.
Để điều trị cho bệnh nhân sâu ngà, các nha sĩ phải thực hiện phương pháp nạo sạch lỗ sau và hàm trám kín.
Giai đoạn 3: Viêm tủy răng
Nếu các vi khuẩn tiếp tục tấn công vào các vết sâu răng sẽ gây ảnh hưởng đến tủy. Thành phần tủy bị tổn thương sẽ khiến người bệnh thường xuyên cảm thấy đau nhức, khó chịu với các cơn đau dần dữ dội hơn. Trường hợp này người bệnh sẽ cần điều trị tủy sau đó hàm trám hoặc bọc răng sứ.
Giai đoạn 4: Tủy chết
Ở giai đoạn cuối cùng này các vi khuẩn tích tụ sẽ gây nên những tổn thương nặng nề ở răng và tủy răng. Răng bị gãy vỡ lớn không thể phục hồi được và gây ảnh hưởng đến các răng lân cận cũng như vị trí xung quanh răng. Bệnh nhân còn có thể gặp một số triệu chứng như sưng mặt hay mất răng. Lúc này, để điều trị, bệnh nhân nên nhổ răng để tránh đau nhức, nhiễm trùng, áp xe răng.
Các giai đoạn tiến triển của bệnh sâu răng
Sâu răng có nguy hiểm không?
Sâu răng là bệnh phổ biến ở nhiều lứa tuổi tuy nhiên nhiều người lại không thực sự nghiêm túc nhìn nhận về tình trạng bệnh này. Nhiều phụ huynh chủ quan, cho rằng sâu răng không quan trọng bởi trẻ em sẽ thay răng sữa sau đó.
Thực chất không phải vậy, sâu răng là một bệnh nguy hiểm có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng và lâu dài, ngay cả đối với trẻ em chưa mọc răng vĩnh viễn.
Sâu răng nặng có thể dẫn đến các biến chứng như:
- Đau: người bệnh có thể đau ở nhiều mức độ khác nhau, ảnh hưởng ít nhiều đến cuộc sống, sinh hoạt hằng ngày như không đi làm hoặc không đi học được.
- Mất răng, rụng răng: ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mĩ của người bệnh, đồng thời khi một chiếc răng bị mất có thể tạo khoảng trống khiến các răng xung quanh bị dịch chuyển.
- Bị hỏng răng: hỏng răng có thể khiến người bệnh cảm thấy tự ti và nhiều vấn đề sức khỏe khi không nhai, nuốt thức ăn được.
- Vấn đề nhai: khi sâu răng kéo dài và người bệnh khó nhai, nuốt thức ăn, giảm cảm giác đói có thể gây giảm cân hoặc gặp các vấn đề sinh dưỡng khi thiếu hụt chất.
- Áp xe răng: áp xe răng là trường hợp đặc biệt nghiêm trọng nếu sâu răng không được điều trị đúng cách, có thể đe dọa tính mạng người bệnh.
- Nhiễm trùng nghiêm trọng: nếu sâu răng gây ra những vết thương hở, các vi khuẩn từ ổ sâu và vi khuẩn trong miệng có thể qua vết thương đi vào máu đến khắp cơ thể, đe dọa tính mạng của người bệnh.
Sâu răng có thể gây nên những biến chứng nghiêm trọng đến sức khỏe và thẩm mỹ
Nguyên nhân của bệnh sâu răng
Sâu răng là một quá trình do một hoặc nhiều yếu tố gây nên. Các nguyên nhân gây ra sâu răng phổ biến có thể kể đến như:
Các mảng bám ở răng
Khi ăn nhiều đường và tinh bột nhưng không tiến hành làm sạch răng đúng cách, các thức ăn thừa sẽ tích tụ lại tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và hình thành mảng bám.
Mảng bám trên răng có thể cứng lại ở dưới hoặc bám trên đường viền nướu tại thành cao răng. Theo thời gian, lớp vôi răng sẽ làm cho màng bám khó loại bỏ hơn và tạo lá chắn để vi khuẩn sinh sôi, phát triển mạnh mẽ. Đây chính là nơi vi khuẩn trú ngụ và tấn công răng gây sâu.
Các vi khuẩn trong khoang miệng
Một số chủng vi khuẩn có khả năng gây sâu răng cao có thể kể đến Streptococcus mutans. Ngoài ra một số chủng vi khuẩn khác cũng được xác định có khả năng gây sâu răng như Actinomyces hay Lactobacillus.
Trên thực tế, sự xuất hiện của vi khuẩn trong khoang miệng là điều hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, một số loài vi khuẩn sẽ tiết ra acid phân giải đường trong các mẩu vụ thức ăn, loại acid này có khả năng ăn mòn lớp men cứng phủ bên ngoài răng và tạo hình các lỗ sâu. Nếu kéo dài, các lớp trong răng như ngà răng hay tủy răng chứa mạch máu và dây thần kinh sẽ có nguy cơ bị ảnh hưởng.
Được đánh giá là kỹ thuật phục hình răng hiện đại bậc nhất nhờ khả năng tạo lỗ chờ implant mà không cần khoan xương, công nghệ trồng răng từ tính tại ViDental mang đến trải nghiệm trồng răng không đau sưng, không biến chứng, nhanh chóng với độ bền chắc tuyệt đối cho mọi […]
Dấu hiệu bị sâu răng
Mỗi người sẽ gặp những dấu hiệu của bệnh sâu răng khác nhau tùy thuộc vào mức độ sâu và vị trí của răng. Khi bệnh mới bắt đầu, các triệu chứng có thể không rõ ràng nhưng dần dần sau đó các dấu hiệu nhận biết sâu răng này sẽ rõ ràng hơn như:
- Răng bị đau một cách tự phát và không có nguyên nhân rõ ràng.
- Răng trở nên nhạy cảm hơn, khi nhai thường xuyên bị ê buốt khi cắn đồ ăn hoặc uống một vài loại đồ uống có kích thích
- Đau răng khi ăn hoặc uống đồ uống ngọt, quá lạnh hoặc quá nóng.
- Người bệnh phát hiện thấy có lỗ hổng trên răng.
- Bề mặt răng (cả trong và ngoài) có màu nâu, đen, hoặc trắng bất thường.
- Có cảm giác đau răng khi nhai, cắn thức ăn.
Chẩn đoán bệnh sâu răng
Tổn thương sâu răng sớm sẽ được nhận định dựa vào các triệu chứng lâm sàng bao gồm: các vùng tổn thương với vết trắng trên bề mặt răng; vùng tổn thương bị thay đổi màu sắc,… Ngoài ra khi thực hiện chiếu đèn Laser huỳnh quang cũng sẽ nhận thấy được những biểu hiện thay đổi về chỉ số hủy khoáng.
Ở giai đoạn hình thành lỗ sâu, răng sẽ có biểu hiện ê buốt khi có các chất kích thích tác động vào. Triệu chứng thực thể khi kiểm tra sẽ có thể nhận thấy:
- Mô cứng của răng bị tổn thương hoặc bị mất, răng sậm màu, có lỗ trên bề mặt.
- Khi thực hiện nghiệm pháp thử tủy như thổi hơi, thử nóng, thử lạnh,…. bệnh nhân sẽ cảm thấy ê buốt rõ rệt.
- Dễ dàng nhìn thấy hình ảnh thấu quang vùng bị sâu thông qua chụp X – quang
Triệu chứng sâu răng ở cấp độ viêm tủy, hoại tử tủy sẽ bao gồm:
- Đau và ê buốt tự nhiên cho dù không có tác động từ bên ngoài, cơn đau thường xuất hiện về đêm. Nếu có tác động kích thích, cơn đau sẽ trở nên dữ dội hơn.
- Trên răng xuất hiện các lỗ sâu to, nhiều ngà mủn, khi làm sạch răng có thể nhìn thấy phần tủy hở.
- Hình ảnh chụp X-quang có nhìn thấy hình ảnh lỗ sâu sát tủy.
Xem thêm: Sâu răng trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục kịp thời
Các phương pháp điều trị sâu răng phổ biến
Sâu răng sẽ gây ra các cơn đau nhức, ê buốt, khó chịu cho người bệnh hoặc thậm chí có thể làm rụng răng. Vì thế, người bệnh sẽ cần điều trị dứt điểm để ngăn cản tình trạng bệnh này.
Điều trị tại nhà bằng mẹo dân gian
Những cách chữa sâu răng bằng mẹo dân gian thường rất dễ dàng thực hiện tại nhà, tiết kiệm chi phí và mang lại những hiệu quả bất ngờ. Nếu bạn đang bị cơn đau nhức răng hành hạ thì hãy áp dụng ngay các cách điều trị sau đây.
Giảm đau răng với lá tía tô cực hiệu quả
Lá tía tô được biết đến mà một loại rau có mùi thơm đặc trưng thường được sử dụng để chế biến những món ăn khi bị cảm, phong hàm. Đối với sức khỏe răng miệng, lá tía tô có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, khử mùi vô cùng hiệu quả.
- Các nguyên liệu cần chuẩn bị: lá tía tô non, khoảng 100ml nước lọc, máy xay sinh tố, khăn sạch.
- Cách thực hiện: Đầu tiên, bạn cần rửa sạch lá tía tô với nước rồi xay lá cùng 100ml nước. Lọc hỗn hợp xay qua khăn sạch để lấy nước cốt. Ngậm nước lá tía tô từ 3 – 5 phút rồi nhổ bỏ sẽ giúp giảm nhanh cơn đau răng.
Chữa sâu răng lại nhà với lá ổi
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy trong lá ổi có chứa hợp chất astringents là chất có tính chống viêm và kháng khuẩn, giúp nướu thêm chắc khỏe và giảm các cơn đau nhức răng. Nếu chưa có thời gian đến nha, bạn có thể áp dụng cách điều trị sâu răng bằng lá ổi ngay sau đây.
Các nguyên liệu cần chuẩn bị: Lá ổi, một ít muối, nước sạch, bông y tế.
Cách thực hiện:
- Cách 1: Rửa sạch lá ổi với nước rồi giã nát lá cùng một ít muối và nước ấm. Dùng bông y tế thấm hỗn hợp này rồi đặt vào chỗ sâu răng, bạn sẽ cảm thấy các cơn đau tan biến nhanh chóng.
- Cách 2: Đun 100g lá ổi với 1 lít nước, đun đến khi nước cạn còn 2/3 thì tắt bếp và để nguội. Dùng nước này để súc miệng 3 – 4 lần mỗi ngày, sử dụng sau khi ăn và trước khi đi ngủ để ức chế sự phát triển của vi khuẩn sâu răng.
Mẹo chữa sâu răng tại nhà bằng lá bàng non
Lá bàng non từ lâu đã là trợ thủ đắc lực được sử dụng để kháng viêm, sát khuẩn trong các mẹo dân gian. Đặc biệt, lá bàng non còn được dùng để rửa sạch các vết thương có mủ và chữa sâu răng vô cùng hiệu quả.
Các nguyên liệu cần chuẩn bị: 7 – 10 lá bàng non được hái vào sáng sớm bởi đây là lúc lá hấp thụ nhiều dưỡng chất nhất; một thìa cafe muối hạt, 250ml nước lọc, máy xay sinh tố hoặc cối, khăn sạch.
Cách tiến hành: Bạn hãy rửa sạch lá bàng non rồi xay cùng muối và nước lọc cho nhuyễn. Dùng khăn sạch lọc lấy nước cốt và bảo quản hỗn hợp này trong tủ lạnh.
Trong ngày đầu tiên, bạn hãy dùng hỗn hợp này súc miệng từ 4 – 5 lần trong vòng 3 – 5 phút rồi súc miệng lại bằng nước sạch. Sau đó, trong những ngày tiếp theo súc miệng bằng nước lá bàng trước khi đi ngủ buổi tối.
Súc miệng với nước muối để ngăn ngừa sâu răng
Nước muối được sử dụng để sát khuẩn, khử trùng, đặc biệt là ngăn ngừa sâu răng tại nhà cho cả trẻ em và người lớn. Phương pháp này vừa đơn giản, dễ thực hiện nhưng có thể mang lại hiệu quả rất khả thi.
- Các nguyên liệu cần chuẩn bị: một thìa cafe muối tinh, 100ml nước ấm.
- Cách thực hiện: Pha loãng muối tinh với nước ấm rồi dùng dung dịch này để súc miệng hằng ngày, cơn đau nhức răng của bạn sẽ nhanh chóng tan biến.
Điều trị bằng các phương pháp y khoa chuyên sâu
Khi bệnh sâu răng ngày càng phổ biến hơn thì các phương pháp y khoa về răng miệng cùng vô cùng phát triển. Khi tình trạng sâu có dấu hiệu mới chớm, hãy nhanh chóng đến nha sĩ để được khám và điều trị đúng cách.
Tùy vào tình hình của mỗi bệnh nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh, các nha sĩ thường chỉ định sử dụng các phương pháp dưới đây.
Điều trị bổ sung Fluoride
Florua là một khoáng chất cần thiết của cơ thể giúp ngăn ngừa bệnh và tăng khả năng tự sửa chữa của răng. Nếu sâu răng mới bắt đầu, điều trị bổ sung fluoride có thể giúp người bệnh phục hồi men răng hiệu quả.
Loại khoáng chất này thường được tìm thấy trong các loại kem đánh răng và nước súc miệng. Một cách khác cùng là điều trị fluoride đó là dùng một dung dịch chất lỏng, gel, bột hoặc vecni để đánh bóng vào răng hay đặt trong một khay phù hợp trên răng. Phương pháp này khá đơn giản, an toàn nên được các nha sĩ sử dụng nhiều trong điều trị răng chớm sâu và có thể cần được điều trị định kỳ.
Trám răng bị sâu
Các vật liệu trám răng, hàn răng là phương pháp được sử dụng thay thế cho các khu vực phân rã của răng. Để thực hiện, nha sĩ lấy đi những vật liệu hư hỏng bên trong răng và làm sạch răng, sau đó sử dụng vật liệu trám để khôi phục hình dạng răng. Thao tác hàn trám khá đơn giản và thường chỉ mất khoảng 15 – 20 phút. Trám được làm bằng các nguyên liệu khác nhau như răng nhựa composite, sứ, hoặc là hỗn hợp một số vật liệu.
Đây là phương pháp tái tạo lại thẩm mỹ tối đa của hàm răng của người bệnh cũng khi hạn chế các tác động từ bên ngoài đến vị trí sâu răng như hóa chất, acid, cách chất kích thích, vi khuẩn.
Điều trị tủy và bọc răng sứ
Khi bệnh lý chuyển biến quá nặng, gây mất nhiều mô và bệnh nhân đau nhức dữ dội cần phải tiến hành điều trị tủy càng sớm càng tốt. Đặc biệt, khi phần tủy răng bị viêm nhiễm thì điều trị nội nha để lấy tủy là điều cần thiết phải thực hiện.
Phần răng sau khi lấy tủy độ bền sẽ giảm sút nhất đinh, dễ giòn, vỡ khi có tác động mạnh từ bên ngoài. Do vậy, phương pháp bọc răng được khuyến khích thực hiện. Mão sứ nhân tạo bọc bên ngoài sẽ giúp phục hình cho răng ngay cả khi răng bị vỡ lớn và bảo vệ răng tối đa khỏi các tác động từ bên ngoài.
Chụp răng
Nếu răng bị sâu tạo thành những lỗ to, người bệnh sẽ cần sử dụng phương pháp chụp chứ không phải trám để điều trị. Khu vực răng phân rã sẽ được khoanh đi và một chụp được thiết kế sao cho phù hợp với phần còn lại của răng. Chụp răng được làm bằng vàng, bằng sứ hoặc bằng hỗn hợp sứ – kim loại với giá cả khác nhau.
Nhổ răng
Khi một chiếc răng bị sâu nghiêm trọng đến mức không thể phục hồi sẽ cần phải được loại bỏ. Nhổ răng có thể để lại một khoảng trống làm dịch chuyển, xô lệch các răng khác do vậy người bệnh cần xem xét việc thay thế răng bị mất bằng việc trồng răng giả hoặc niềng răng.
Được quan tâm nhiều
Khám sâu răng ở đâu tốt?
Bệnh lý này có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào và không thể tự khỏi. Trước khi những tổn thương phá hủy răng, người bệnh cần chủ động thăm khám và có phương án điều trị sớm. Sau đây là một vài địa chỉ khám răng sâu người bệnh có thể tham khảo:
- BV Răng hàm mặt Trung Ương (Hoàn Kiếm – HN | Quận 5 – TPHCM): Là bệnh viện nhà nước tuyến đầu nên đây là địa chỉ đặc biệt đáng tin cậy đối với nhiều bệnh nhân. Đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, công nghệ kỹ thuật được chú trọng đầu tư là những ưu điểm dễ thấy của bệnh viện.
- Khoa Răng – BV Quân đội 108 (Hai Bà Trưng – HN): Khoa Răng tại bệnh viện có chức năng khám, chẩn đoán, điều trị, phục hình răng,… Bệnh viện có sử dụng các kỹ thuật điều trị, cấy ghép tương đối mới, cập nhật theo xu hướng y khoa hiện tại. Tại đây có thể sử dụng BHYT nên người bệnh sẽ giảm thiểu được đáng kể một phần chi phí khám chữa.
- Khoa Răng miệng – BV Quân y 103 (Hà Đông – Hà Nội): Các kỹ thuật chủ yếu được thực hiện tại đây bao gồm bảo tổn điều trị răng, nắn chỉnh răng, phục hình và phẫu thuật răng,… sử dụng những thiết bị hỗ trợ tiên tiến bậc nhất.
- Phòng khám chuyên Răng Hàm Mặt – BV Đại học Y dược TPHCM (Quận 5 – TPHCM): Đây là một trong những cơ cơ khám điều trị các bệnh lý nha khoa uy tín tại khu vực phía Nam. Cơ sở vật chất tại đây đảm bảo các tiêu chuẩn của Pháp, mang lại sự yên tâm tuyệt đối cho khách hàng. Thêm vào đó, đội ngũ bác sĩ với kinh nghiệm và kiến thức giảng dạy chuyên sâu cũng sẽ trực tiếp tham gia tư vấn điều trị cho người bệnh. Do đó, người dân hoàn toàn có thể yên tâm đến đây thăm khám.
Các biện pháp phòng ngừa sâu răng hiệu quả
Để có một hàm răng trắng sáng và khỏe mạnh, hãy áp dụng các biện pháp sau đây để phòng ngừa bệnh hiệu quả:
- Đánh răng với kem đánh răng chứa fluoride ít nhất hai lần mỗi ngày và đặc biệt sau các bữa ăn. Bạn hãy sử dụng bàn chải lông mềm, chải tất cả các mặt ngoài, mặt trong, mặt nhai, mặt trên và mặt dưới của răng, chú ý chải kỹ rìa lợi và cổ răng. Đối với những người đang tiến hành chỉnh nha, niềng răng, cần chú ý vệ sinh răng miệng 4 – 5 lần mỗi ngày. Lựa chọn các dụng cụ vệ sinh hỗ trợ để đảm bảo răng miệng và mắc cài luôn sạch sẽ.
- Vệ sinh răng bằng chỉ nha khoa hoặc tăm nước sau mỗi bữa ăn để loại bỏ thức ăn mắc kẹt trong kẽ, hố răng.
- Thường xuyên súc miệng với nước sạch hoặc dung dịch nước súc miệng chuyên dụng để răng luôn được sạch sẽ và thơm tho.
- Tránh sử dụng các đồ ăn vặt như bánh kẹo có đường hay đồ uống có gas bởi đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sâu răng, đặc biệt ở trẻ em.
- Sử dụng các loại thức ăn tốt cho răng miệng như phô mai giúp ngăn ngừa sâu ăn răng hay trái cây, rau quả giúp tăng lưu lượng nước bọt để rửa trôi các mảng thức ăn.
- Có thể nhai kẹo cao su có chứa xylitol và fluoride kết hợp dùng nước súc miệng kháng khuẩn để giúp giảm nguy cơ sâu răng.
- Sử dụng trám răng để ngăn ngừa sâu ăn răng. Đây là phương pháp dùng nhựa tổng hợp trong nha khoa để phủ lên bề mặt nhai của răng hàm hoặc những răng hàm nhỏ. Lớp bảo vệ này sẽ giảm nguy cơ sâu răng hàm bởi những chiếc răng này có nhiều đường rãnh, hố trũng khiến thức ăn bị ứ đọng nhiều hơn các răng khác.
- Khám nha sĩ định kỳ ít nhất 6 tháng một lần được kiểm tra sức khỏe răng miệng và phát hiện cũng như ngăn ngừa các vấn đề một cách sớm nhất.
Có thể thấy rằng sâu răng làm một bệnh khá nguy hiểm nếu chúng ra xem thường và không điều trị kịp thời. Để có hàm răng khỏe mạnh, bạn đọc hãy chú ý thực hiện chế độ chăm sóc răng miệng khoa học và đúng cách ngay từ bây giờ.
Đừng bỏ lỡ:
- Top 6 thuốc trị sâu răng hiệu quả nhất hiện nay có thể bạn chưa biết
- Quá trình sâu răng diễn ra như thế nào và tư vấn chi tiết về bệnh
- Hotline: 0987.933.309
- Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoavidentalvietnam
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!