bs-thuyanh
Cố vấn chuyên môn: Bác sĩ nội trú ĐH Y Hà Nội – Phạm Thùy Anh
  • Bác sĩ nội trú Răng Hàm Mặt tại Đại học Y Hà Nội
  • Chứng chỉ cấy ghép Nha khoa nâng cao: Cấy ghép và phục hình Implant tức thì
  • Chứng chỉ cắm ghép Implant nha khoa cấp bởi viện đào tạo RHM - ĐH Y Hà Nội
  • Chứng chỉ Chỉnh nha Invisalign Fundamentals Seminar Hoa Kỳ
  • Chứng nhận đào tạo Bí quyết chỉnh nha hiệu quả - Điều trị răng ngầm

Sâu răng hàm là hiện tượng phổ biến thường gặp ở cả người lớn lẫn trẻ em. Đây cũng là vị trí răng được sử dụng để nghiền nát, ăn nhai thức ăn thường xuyên nên nếu không được vệ sinh sạch sẽ rất dễ khiến thức ăn bám vào kẽ răng. Vậy nguyên nhân, dấu hiệu và các cách điều trị triệt để tình trạng răng bị sâu là gì? Mời bạn đọc tham khảo nội dung bài viết dưới đây để có lời giải đáp hữu ích nhất cho những thắc mắc trên. 

Sâu răng hàm là gì?

Sâu răng hàm là tình trạng răng số 6, 7 và 8 bị tổn thương, mất mô cứng. Hiện tượng này xảy ra do kết quả của quá trình hủy khoáng khi mảng bám phát sinh vi khuẩn và hình thành nên các lỗ li ti trên răng.

Sâu răng là vấn đề sức khỏe răng miệng cực kỳ phổ biến, chúng xuất hiện ở cả trẻ em, thanh thiếu niên hay người lớn tuổi. Nếu tình trạng sâu răng không được điều trị thì bệnh có thể phát triển nặng hơn và làm ảnh hưởng tới lớp ngà răng, tủy răng bên trong.

Sâu răng hàm là tình trạng răng số 6, 7 và 8 bị tổn thương
Sâu răng hàm là tình trạng răng số 6, 7 và 8 bị tổn thương

Sâu răng thường hay răng hàm đều phát triển liên tục từ mức độ nhẹ tới nặng. Cụ thể các giai đoạn phát triển của răng hàm bị sâu sẽ như sau:

  • Giai đoạn sâu men răng: Hiểu đơn giản là tình trạng men răng bị mất khoáng do vi khuẩn tấn công và tạo ra các tổn thương rõ rệt. Chúng bắt đầu ăn mòn bề mặt răng khiến răng có màu nâu hoặc đen. Khi ăn thức ăn nóng hay lạnh người bị sâu răng sẽ cảm thấy ê buốt, đau nhức ở mức độ nhẹ.
  • Sâu ngà răng: Biểu hiện của tình trạng sâu ngà răng là sự xuất hiện dày đặc của các lỗ hổng. Sâu răng ăn sâu vào trong và phá hủy răng nhanh chóng và tấn công phần men răng còn lại. Ở giai đoạn này, bệnh nhân sẽ thấy các triệu chứng rõ ràng và những cơn đau nhức càng ngày càng nhiều. Thông thường, rất nhiều người đã phải sử dụng thuốc giảm đau để cải thiện cảm giác khó chịu khi bị vi khuẩn tấn công tới ngà răng.
  • Viêm tủy: Đây là giai đoạn sâu răng nặng, khi vi khuẩn đã tấn công sâu vào tủy dẫn tới hiện tượng viêm nhiễm, gây ra không ít phiền toái, mệt mỏi trong sinh hoạt cũng như công việc. Hơn nữa, viêm tủy răng cũng là giai đoạn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như lỗ sâu to hơn, thức ăn dễ bị mắc kẹt, đau nhức với mức độ tăng dần, nhiễm trùng dẫn tới áp xe răng, viêm nướu, răng lung lay, viêm xương hàm, mất răng vĩnh viễn,...
  • Chết tủy: Nếu bị viêm tủy nặng, vi khuẩn sẽ tạo ra các tổn thương ở chân răng, xương ổ răng, các vùng xung quanh chóp. Điều này khiến vi khuẩn lây lan gây áp xe, chết tủy và một số trường hợp khác còn gây hoại tử, thậm chí là tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Chết tủy là giai đoạn nghiêm trọng của sâu răng hàm
Chết tủy là giai đoạn nghiêm trọng của sâu răng hàm

Nguyên nhân gây sâu răng

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng sâu răng hàm, tuy nhiên chúng chủ yếu xuất phát từ các loại vi khuẩn tạo axit gây ra. Mà cụ thể sự phát triển của vi khuẩn này là do:

  • Do thói quen vệ sinh răng miệng kém: Trường hợp răng hàm không được làm sạch đều đặn sẽ tạo ra môi trường thuận lợi để vi khuẩn tồn tại và phát triển. Lúc này bệnh nhân sẽ dễ mắc phải bệnh lý răng miệng, đặc biệt nhất là viêm lợi và sâu răng.
  • Thiếu nước: Nước bọt đóng vai trò quan trọng trong việc rửa sạch thức ăn, mảng bám răng. Việc thiếu nước sẽ làm khoang miệng bị khô và là môi trường lý tưởng để vi khuẩn sinh trưởng.
  • Thói quen ăn đồ ngọt, đồ ăn vặt quá nhiều: Các loại thực phẩm có chứa nhiều đường, sữa, socola, mật ong, kem,.... rất dễ bám dính vào răng và khiến vi khuẩn tăng trưởng. Chưa kể, nước ngọt, đồ ăn vặt cũng có chứa nhiều axit gây hại cho răng nên cần việc thường xuyên sử dụng sẽ làm cho răng dễ bị sâu.
  • Tụt nướu: Người lớn tuổi dễ xảy ra tình trạng tụt nướu do quá trình lão hóa ở các cơ quan trong cơ thể. Khi nướu bị tụt khỏi hàm sẽ hình thành mảng bám ở chân răng và ngà răng trở thành mục tiêu để vi khuẩn tấn công.
  • Răng bị nứt vỡ: Vi khuẩn sẽ dễ tấn công vào ngà răng, tủy răng nếu chân răng yếu hoặc bị nứt vỡ. Bởi khi răng bị nứt vỡ, mảng bám sẽ hình thành và khó loại bỏ. Khi mảng bám không được vệ sinh tốt sẽ là nơi tập trung của vi khuẩn, gây ra hiện tượng răng sâu.

Ngoài ra, nếu bạn bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản, axit dạ dày có khả năng tiếp xúc với răng sẽ khiến răng bị ăn mòn, lâu dần sẽ dẫn tới tình trạng sâu răng.

Được đánh giá là kỹ thuật phục hình răng hiện đại bậc nhất nhờ khả năng tạo lỗ chờ implant mà không cần khoan xương, công nghệ trồng răng từ tính tại ViDental mang đến trải nghiệm trồng răng không đau sưng, không biến chứng, nhanh chóng với độ bền chắc tuyệt đối cho mọi […]

Dấu hiệu nhận biết bệnh lý

Sâu răng hàm khá dễ nhận biết, nếu quan sát kỹ bạn hoàn toàn có thể nhận ra thông qua một số dấu hiệu sau đây:

  • Trông thấy lỗ sâu: Khi quan sát răng hàm, bạn sẽ thấy men và ngà răng bị tổn thương. Khi sử dụng que nạo ngà để lấy hết vụ bẩn của thức ăn sót lại trong lỗ sâu sẽ thấy đáy lỗ rộng nhiều hơn so với miệng lỗ.
  • Hơi thở có mùi: Do thức ăn tích tụ lâu ngày ở kẽ răng và không được làm sạch sẽ tạo ra môi trường thuận tiện cho vi khuẩn phát triển và gây ra mùi hôi khó chịu.

Hơi thở có mùi hôi là dấu hiệu của bệnh lý này
Hơi thở có mùi hôi là dấu hiệu của bệnh lý này

  • Khó khăn khi ăn nhai: Khi ngà răng bị bào mòn sẽ làm ảnh hưởng tới dây thần kinh và khiến răng bị ê buốt. Triệu chứng này rõ ràng hơn khi chúng ta ăn đồ quá nóng hay quá lạnh.
  • Nướu sưng, chảy máu: Trong trường hợp sâu răng, khi có lực tác động như chải răng hay dùng chỉ nha khoa, nướu sẽ dễ bị chảy máu và có thể dẫn tới nhiễm trùng. Tình trạng sưng nướu có thể gây nên cảm giác căng tức khó chịu, khi nhai cũng sẽ bị đau.
  • Đau buốt răng khi bị kích thích: Đây là trường hợp thức ăn lọt vào hố sâu và gây nên cảm giác khó chịu khi tác động lên các dây thần kinh bên trong răng. Cảm giác này sẽ gia tăng khi bạn ăn đồ ăn quá nóng hay quá lạnh.
docters
Để lại thông tin nếu bạn gặp tình trạng Sâu Răng Hàm

Răng hàm bị sâu có nguy hiểm không? Khi nào nên gặp bác sĩ?

Sâu răng hàm không thể tự khỏi, thay vì đó chúng sẽ liên tục phát triển và gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng khác nếu không được can thiệp và xử lý triệt để. Dưới đây là những ảnh hưởng của răng sâu tới người mắc.

  • Tác động xấu tới sức khỏe răng miệng: Tình trạng sâu răng ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe răng miệng và làm phá hủy cấu trúc răng, gây đau nhức. Nghiêm trọng hơn, sâu răng gây ra nguy cơ mất răng vĩnh viễn. Khi răng sâu phát triển nặng, tủy răng sẽ bị viêm, chết dây thần kinh, hoạt tử và dẫn tới chết tủy.
  • Làm ảnh hưởng xấu tới tâm lý, tinh thần người bệnh: Những cơn đau nhức kèm theo đau đầu sẽ xuất hiện thường xuyên và làm ảnh hưởng trực tiếp tới việc ăn uống, ngủ nghỉ. Điều này thường lặp đi lặp lại và khiến người bệnh cảm thấy đuối sức, tinh thần giảm sút nghiêm trọng. Vậy nên chất lượng cuộc sống, công việc cũng theo đó mà bị trì trệ.
  • Mất thẩm mỹ: Sâu răng mới chớm sẽ xuất hiện những chấm đen trên bề mặt răng. Tình trạng nặng hơn là những lỗ hổng màu nâu, đen với các kích thước, hình dạng khác nhau và có thể nhìn thấy khi nói chuyện. Thêm vào đó, sâu răng còn dẫn tới hiện tượng hôi miệng, khiến bạn kém tự tin hơn khi giao tiếp với mọi người.
  • Đe dọa tới tính mạng: Nếu sâu răng không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách sẽ dẫn tới viêm tủy, hoại tử. Tình trạng hoại tử nặng sẽ làm vùng hàm bị nhiễm trùng. Mức độ nhiễm trùng lớn sẽ dẫn tới nhiễm trùng máu hoặc lan xuống trung thất và gây nguy hiểm tới tính mạng nên cần hết sức cẩn trọng.

Sâu răng có thể gây ra nhiều bệnh lý răng miệng khác
Sâu răng có thể gây ra nhiều bệnh lý răng miệng khác

Trong giai đoạn đầu, người bệnh khó để nhận biết sâu răng đang hình thành. Vậy nên việc vệ sinh răng miệng và thăm khám nha khoa thường xuyên là điều cần thiết. Lưu ý, khi bị sâu răng bạn nên tới gặp nha sĩ để được thăm khám và kê đơn thuốc điều trị, không nên tự ý mua thuốc để sử dụng khi không có sự cho phép của bác sĩ.

Xem thêm

Các cách điều trị sâu răng hàm hiệu quả

Có rất nhiều cách điều trị sâu răng hàm hiệu quả, trong đó bạn có thể tham khảo một số cách hỗ trợ trị sâu răng tại nhà hoặc tới nha khoa để chữa dứt điểm. Dưới đây là các thông tin chi tiết về các cách điều trị cho người bị sâu răng.

Mẹo dân gian trị sâu răng hàm tại nhà

Các phương pháp trị sâu răng hàm tại nhà chỉ nên áp dụng trong các trường hợp răng sâu nhẹ. Đồng thời bạn chỉ nên xem những mẹo này như hình thức hỗ trợ thay vì điều trị chuyên sâu. Bởi việc điều trị này không thể giúp khắc phục hoàn toàn tình trạng răng sâu mà bạn đang gặp phải.

Theo đó, các biện pháp hỗ trợ trị sâu răng tại nhà mà bạn có thể tham khảo áp dụng gồm có:

  • Dùng lá ổi: Được biết lá ổi có chứa nhiều hợp chất Astringents - có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm tốt nên sẽ hỗ trợ giúp nướu săn chắc cũng như giảm tình trạng đau nhức khá hiệu quả.
  • Lá tía tô trị sâu răng: Lá tía tô hay hương nhu đều là những vị thuốc Nam có khả năng cải thiện tình trạng hôi miệng và giảm đau nhức do sâu răng gây ra rất tốt. Vậy nên, bạn chỉ cần sử dụng lá tía tô đã được xay nhuyễn và ép lấy nước để ngậm trong 3 - 5 phút rồi nhổ bỏ, súc miệng lại với nước sạch là được.
  • Chữa sâu răng với lá bàng: Với lượng Flavonoid, Tannin, Phytosterol, Saponin,... lớn nên lá bàng có thể kháng khuẩn, tiêu diệt một số loại vi khuẩn nhằm giảm triệu chứng viêm nhiễm. Sử dụng lá bàng non xay nhuyễn cùng ít muối biển và nước lọc sẽ giúp bạn tạo được một loại nước súc miệng hàng ngày ngăn ngừa sâu răng tốt.

Tham khảo: Sâu răng số 7 nguy hiểm thế nào? Hướng dẫn điều trị răng sâu

Sử dụng lá bàng non để trị sâu răng
Sử dụng lá bàng non để trị sâu răng

  • Súc miệng với nước muối: Đây được xem là một trong những cách giúp giảm tình trạng đau nhức do sâu răng gây ra đơn giản nhất. Sở dĩ, muối có thể ngừa sâu răng là do chúng có chứa Natri Clorua, giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn.
  • Sử dụng kem đánh răng: Đánh răng thường xuyên là việc làm quan trọng và không thể thiếu trong quy trình hạn chế tình trạng sâu răng hay các bệnh lý răng miệng khác. Tuy nhiên, bạn không nên đánh răng quá lâu hoặc sử dụng loại kem đánh răng không phù hợp làm ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng.

Dùng thuốc Tây trị răng hàm bị sâu

Trong trường hợp này, kháng sinh sẽ là loại thuốc thường được chỉ định để làm giảm nhanh các triệu chứng do viêm nhiễm và sâu răng gây nên. Nếu sâu răng mà không biết cách chăm sóc đúng cách thì chúng có thể gây ra các bệnh lý nguy hiểm khác như viêm tủy, áp xe răng, viêm nha chu, viêm ổ răng,...

Thuốc kháng sinh được xem là phương pháp trị viêm, đau răng sâu phù hợp và an toàn với nhiều đối tượng. Tuy nhiên, việc dùng thuốc cần có sự chỉ định từ những bác sĩ có chuyên môn. Theo đó các loại thuốc hay được dùng khi bị sâu răng gồm có:

  • Các loại thuốc kháng sinh Tetracycline, Amoxicillin, Spiramycin, Doxycyclin,... kết hợp cùng Metronidazol với tác dụng kháng đau, giảm viêm hiệu quả. Những loại thuốc này thường khi được sử dụng sẽ cho kết quả giảm đau, giảm viêm tuyệt vời mà không gây ra các phản ứng phụ đáng kể nào cho cơ thể.
  • Kháng sinh họ Beta Lactam và Metronidazol để tiêu diệt vi khuẩn có hại.
  • Các loại vitamin giúp hỗ trợ điều trị nhanh và hiệu quả như: Vitamin A, C, B2, B3,...
  • Bên cạnh đó còn có thuốc Aspirin để giảm đau tạm thời. Ở trẻ em, bạn có thể dùng Acetaminophen hay Ibuprofen nhưng tất cả đều cần sự kê đơn của bác sĩ để đảm bảo an toàn.

Dùng thuốc trị sâu răng theo chỉ định của bác sĩ
Dùng thuốc trị sâu răng theo chỉ định của bác sĩ

Cách điều trị sâu răng hàm ăn vào tủy tại nha khoa

Sau khi bạn tới nha khoa để thăm khám và xác định mức độ bị sâu răng hàm. Lúc này, bác sĩ nha khoa sẽ quan sát các dấu hiệu bị sâu thông qua hình ảnh chụp x-quang. Tùy theo tình trạng sâu răng mà nha sĩ có thể sử dụng những phương pháp điều trị thích hợp. Chẳng hạn như:

  • Điều trị sâu răng bằng Florua

Ở giai đoạn khởi phát, việc dùng Florua để phục hồi lại lớp men răng đã bị tổn thương thường hay được chỉ định. Bởi, lúc này nha sĩ chỉ việc dùng Florua dạng gel bọt hay vani để phủ lên bề mặt răng là có thể xử lý tốt tình trạng này.

Cách điều trị sâu răng này thường chỉ mất vài phút thực hiện và được dùng tại chỗ bằng cách dùng bàn chải hay bông gòn bôi trực tiếp lên răng. Vậy nên sau khi điều trị bằng Florua, bệnh nhân sẽ không được súc miệng hay ăn uống trong ít nhất 30 phút để răng hấp thụ lượng Florua phục hồi sâu răng tốt hơn.

  • Trám răng sâu

Men và ngà răng bị phá hủy sẽ được nha sĩ lấy sạch bằng mũi khoan hoặc đầu siêu âm. Phần mất chất sẽ được trám lại cẩn thận bởi vật liệu giống như Composite, thay vì Amalgam có chứa thủy ngân và chì.

Với sự phát triển của các dịch vụ nha khoa, bạn có thể chọn phương pháp trám răng thông thường hoặc trám răng thẩm mỹ tùy theo tình trạng và mức độ sâu cũng như nhu cầu của bản thân.

Tin liên quan: Sâu Răng Số 5 Xử Lý Như Thế Nào? Lời Khuyên Từ Chuyên Gia

Trám răng sâu là kỹ thuật nha khoa đơn giản
Trám răng sâu là kỹ thuật nha khoa đơn giản

Đương nhiên, trước khi trám răng, các bác sĩ sẽ tiến hành xử lý chỗ sâu nhằm loại bỏ vi khuẩn hay các yếu tố thuận lợi để vi khuẩn phát triển. Tiếp đó, bác sĩ sẽ dùng vật liệu nha khoa trám vào lỗ hồng. Sau cùng, chiếc răng của bạn sẽ được xử lý bề mặt để không bị cộm cấn, khó chịu khi ăn nhai hay nói chuyện. Theo đó, các vật liệu được trám phổ biến nhất hiện nay là sứ, Composite và xi  măng silicat,....

  • Điều trị sâu răng ăn vào tủy

Khi tình trạng sâu răng lan rộng vào tủy sẽ gây ra các bệnh lý về tủy răng hoặc quanh chóp răng. Lúc này bác sĩ sẽ áp dụng quy trình trị tủy nhưng tùy theo tình trạng mà nha sĩ sẽ quyết định việc có nên gây tê hay không. Sau khi đã quyết định, bác sĩ sẽ mở tủy, làm sạch và tạo dạng ống tủy với những dụng cụ chuyên dụng để trám bít lại lỗ sâu.

Với những chiếc răng hàm, bác sĩ sẽ đặt chốt ống tủy để gia cố và tạo lưu vững chắc cho thân răng. Thêm vào đó, bạn cũng cần thực hiện phục hình răng sứ trên răng sâu có kích thước lớn để đảm bảo chức năng ăn nhai lâu dài.

  • Nhổ răng sâu nặng

Với những tình trạng răng mất chất quá nặng ở răng do sâu răng nhưng không thể phục hồi lại được. Hoặc chúng gây viêm nhiễm lan rộng thì bác sĩ sẽ đề nghị bệnh nhân nhổ răng, nạo tổ chức viêm và bắt đầu tiến hành phục hồi tại chỗ răng bị nhổ bằng việc cấy ghép Implant hoặc cầu răng sứ để đảm bảo chức năng ăn nhai bình thường.

Trong trường hợp sâu răng hàm nặng cần được nhổ bỏ
Trong trường hợp sâu răng hàm nặng cần được nhổ bỏ

Được quan tâm nhiều

Biện pháp hạn chế tình trạng răng bị sâu

Để hạn chế sâu răng hàm hay các răng còn lại, các bạn cần lưu ý một số biện pháp phòng tránh sau đây:

  • Đầu tiên hãy vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng cách đánh răng đúng cách với 2 lần 2 ngày. Không dùng tăm xỉa răng mà nên dùng tăm nước hoặc chỉ nha khoa để vệ sinh thức ăn còn giắt trên răng cũng như mảng bám đọng lại.
  • Ăn uống khoa học, hạn chế ăn đồ ăn có chứa nhiều đường hay những đồ quá cay, quá nóng, nước uống có ga, cà phê, rượu - bia,... đều cần hạn chế.
  • Thêm vào đó, hãy lựa chọn nha khoa uy tín để thăm khám định kỳ nhằm phát hiện sớm các bệnh lý.
  • Tới nha khoa sớm nhất có thể nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường trong khoang miệng.

Địa chỉ điều trị sâu răng hàm uy tín nhất hiện nay?

Trên trị trường hiện nay có rất nhiều địa chỉ uy tín điều trị các bệnh lý về răng miệng. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có không ít những cơ sở nha khoa kém chất lượng khiến nhiều người gặp phải tình trạng “tiền mất tật mang”. Vậy nên, để có thể điều trị sâu răng hàm hiệu quả và an toàn thì các bạn có thể tham khảo một số địa chỉ nổi bật dưới đây.

Chữa sâu răng hàm tại ViDental

ViDental hay còn được biết tới với tên cụ thể là Viện Nghiên cứu và Công nghệ Nha khoa Việt Nam. Đây là nơi chuyên về các hoạt động nghiên cứu, phát triển công nghệ về điều trị hay thẩm mỹ nha khoa.

ViDental ngay từ khi mới thành lập đã chú trọng đầu tư cơ sở thiết bị tiên tiến và hiện đại nhất để đáp ứng tối đa mục đích điều trị và thẩm mỹ nha khoa cho bệnh nhân. Bởi ViDental hiểu được rằng, công nghệ và máy móc chính là những yếu tố quan trọng tạo ra sự khác biệt và mang tới hiệu quả cao hơn cũng như giúp khách hàng có được những trải nghiệm tuyệt vời nhất.

Thêm vào đó, nhờ có đội ngũ nhân viên, bác sĩ giỏi, trình độ chuyên môn cao mà bệnh nhân có thể yên tâm hơn khi sử dụng các dịch vụ nha khoa tại đây. Nếu bạn đang có nhu cầu thăm khám hay thẩm mỹ răng miệng, đặc biệt là trị sâu răng hàm thì có thể tham khảo điều trị bệnh lý tại đây.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: Lô 14, khu đấu giá Tân Triều, thuộc phường Thanh Trì, Quận Hà Đông, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0987.933.309.

Bài viết liên quan: Sâu Răng Cửa - Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả

Vidental là địa chỉ được nhiều người lựa chọn
Vidental là địa chỉ được nhiều người lựa chọn

Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương

Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương là đơn vị trực thuộc Bộ Y tế - nơi chuyên tiếp nhận những ca bệnh từ đơn giản tới phức tạp nhất. Bệnh viện này được đặt tại Hà Nội và TPHCM để đáp ứng nhu cầu tốt nhất của người bệnh khi có nhu cầu thăm khám và điều trị.

Không chỉ cung cấp dịch vụ cấp cứu, khám - chữa bệnh mà nơi đây còn đảm nhận nhiệm vụ phục hồi chức năng chuyên khoa Răng Hàm Mặt cho những người bệnh cả trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, cả 2 cơ sở cũng thực hiện các nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng công nghệ, kỹ thuật mới để nâng cao chất lượng dịch vụ. Nhân viên, bác sĩ, kỹ thuật viên đều sẽ được cử tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao tay nghề và đảm bảo hiệu quả trong quá trình điều trị - thẩm mỹ.

Theo đó, nếu bạn mong muốn được điều trị bệnh lý răng miệng với một mức giá hợp lý cũng như được hưởng dịch vụ bảo hiểm y tế thì có thể tới Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương để được tư vấn thăm khám và điều trị hiệu quả.

Thông tin liên hệ:

  • Cơ sở ở Hà Nội: Tại số 40B Tràng Thi, Hoàn Kiếm. Điện thoại: 0867.732939.
  • Cơ sở ở TPHCM: 201A Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5. Điện thoại: 028 385 35178.

Nha khoa Parkway

Với tiêu chí mang tới nụ cười đẹp cũng như sứ mệnh nâng cao kiến thức bảo vệ sức khỏe trong cộng đồng. Nha khoa Parkway luôn chú trọng đầu tư vào các chương trình cập nhật kiến thức cũng như chăm sóc răng miệng cho cộng đồng ở mọi lứa tuổi. Từ đó giúp mọi người có thể làm chủ được sức khỏe răng miệng của bản thân để có được nụ cười tự tin, khỏe mạnh nhất.

Nha khoa Parkway được khách hàng tin tưởng
Nha khoa Parkway được khách hàng tin tưởng

Nha khoa cũng không ngừng đầu tư, phát triển để mở rộng thêm nhiều chi nhánh khắp các tỉnh Việt Nam. Để từ đây, người dân trên cả nước có thể trải nghiệm dịch vụ nha khoa tiện lợi, an toàn và hiệu quả với giá thành hợp lý nhất.

Thông tin liên hệ:

  • Cơ sở ở Hà Nội: Tại 328 Phố Huế, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Điện thoại: 024 9999 8059.
  • Cơ sở ở Bắc Ninh: Tại 256 Ngô Gia Tự, thuộc phường Tiền An, TP. Bắc Ninh.
  • Cơ sở ở TPHCM: Tọa lạc tại 215 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM.
  • Điện thoại: 024 9999 8059.

Trên đây là những thông tin liên quan tới tình trạng sâu răng hàm cũng như các biện pháp điều trị cụ thể. Mong rằng với những nội dung được chia sẻ, bạn sẽ có thể điều trị bệnh lý này nhanh chóng và hạn chế làm ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt cũng như công việc.

Hệ thống Nha khoa ViDental
Bạn đang bị Sâu Răng Hàm, Tham khảo các giải pháp hiệu quả dưới đây ngay:
thumb
Điều Trị Tủy Răng
thumb
Nhổ Răng Sâu
thumb
Trồng Răng Implant
Để đặt lịch thăm khám, liên hệ ngay
  • Hotline: 0987.933.309
  • Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoavidentalvietnam

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Nha khoa Quốc Tế ViDental - Đống Đa, Hà Nội: Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

ViDental - APEC Thủ Đức - Cơ sở TPHCM : 359C - 359D Đỗ Xuân Hợp, Phường Phước Long B – TP. Thủ Đức, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

ViDental - Guva Phú Nhuận - Cơ sở TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

messenger Messenger
zalo Zalo
phone Hotline
uudai Xem ưu đãi