- Bác sĩ nội trú Răng Hàm Mặt tại Đại học Y Hà Nội
- Chứng chỉ cấy ghép Nha khoa nâng cao: Cấy ghép và phục hình Implant tức thì
- Chứng chỉ cắm ghép Implant nha khoa cấp bởi viện đào tạo RHM - ĐH Y Hà Nội
- Chứng chỉ Chỉnh nha Invisalign Fundamentals Seminar Hoa Kỳ
- Chứng nhận đào tạo Bí quyết chỉnh nha hiệu quả - Điều trị răng ngầm
Sâu răng nhẹ là giai đoạn đầu tiên của căn bệnh sâu răng với các biểu hiện chưa thực sự rõ ràng. Tuy vậy nếu như được phát hiện sớm việc điều trị ngăn chặn ổ sâu dễ dàng và hiệu quả hơn. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin liên quan và hữu ích về căn bệnh.
Sâu răng nhẹ là gì và biểu hiện của bệnh
Sâu răng tình trạng nhẹ chính là giai đoạn đầu tiên khi mắc bệnh sâu răng. Bác sĩ chuyên khoa cho biết biểu hiện của bệnh lý thời kỳ này không thực sự rõ ràng, vì thế việc nhận biết cũng không hề đơn giản. Chế độ ăn uống sử dụng quá nhiều đường cộng với việc vệ sinh răng miệng chưa đúng cách sẽ tạo điều kiện để sâu răng hình thành.
Sâu răng nhẹ diễn ra ở giai đoạn đầu tiên và sẽ được chia thành 2 thời kỳ nhỏ hơn bao gồm:
Giai đoạn răng chớm sâu
Ở giai đoạn này bề mặt răng bắt đầu xuất hiện các đốm trắng nhỏ li ti. Tuy nhiên người bệnh có thể quan sát thấy biểu hiện này thông qua gương. Nhưng nếu như biểu hiện xuất hiện ở mặt trong hoặc ở kẽ giữa 2 răng thì sẽ chỉ có thể phát hiện khi thăm khám tại các cơ sở y tế.
Ngoài ra, khi mới chớm sâu răng người bệnh hoàn toàn không có cảm giác đau nhức hay ê buốt kể cả khi thực hiện ăn nhai.
Giai đoạn bắt đầu sâu men răng
Thời kỳ sâu men răng, bề mặt răng có thể bắt đầu xuất hiện lỗ sâu nhỏ, có màu đen. Lý do là bởi vi khuẩn đã tác động và ảnh hưởng tới men răng. Thông thường lúc nay người bệnh sẽ vẫn chưa có cảm nhận gì về tình trạng đau nhức, trừ trường hợp sử dụng đồ ăn quá lạnh có thể cảm thấy ê buốt nhẹ.
Như vậy có thể thấy, dù dấu hiệu sâu răng nhẹ không rõ ràng nhưng vẫn có thể nhận ra sớm nếu bệnh nhân chú ý. Việc thăm khám nha khoa định kỳ thường xuyên cũng là cách để có thể phát hiện bệnh sớm nhất.
Nguyên nhân gây ra tình trạng sâu răng nhẹ
Nguyên nhân dẫn tới bệnh lý sâu răng nhẹ là do sự xâm nhập và tấn công của vi khuẩn. Bác sĩ chuyên khoa cho biết vi khuẩn vốn có sẵn trong miệng và thường là chủng Streptococcus Mutans. Khi thức ăn bám dính trên bề mặt răng, nhất là các chất tinh bột hoặc đường, vi khuẩn sẽ thực hiện việc phân hủy nhằm tạo ra các acid ăn mòn men răng đồng thời tạo thành các lỗ sâu.
- Cụ thể, vi khuẩn với axit, mùn thức ăn kết hợp với nhau tạo thành màng dính trên răng. Màng này sẽ có ở tất cả các mặt răng, nhất là răng hàm, gây sâu răng, viêm lợi hôi miệng, viêm quanh răng,...
- Sau một thời gian, màng bám nói trên sẽ được kết hợp với các chất khoáng ở trong nước bọt với thức ăn để tạo thành cao răng.
- Khi men răng bị ăn mòn tạo thành lỗ, vi khuẩn và thức ăn sẽ có điều kiện xâm lấn. Theo đó lượng axit tao ra cũng sẽ nhiều hơn, men và ngà răng bị phá hủy, lỗ sâu tiến vào tủy răng và gây hại.
- Thói quen sử dụng bàn chải cứng và thường chải ngang cũng khiến cổ răng bị ăn mòn. Khi chân răng hay cổ răng bị hở thì sâu răng sẽ rất dễ dàng xảy ra.
Sâu răng nhẹ nếu như không có biện pháp điều trị kịp thời có thể diễn tiến nặng hơn. Nghiêm trọng nhất, căn bệnh có thể gây ra biến chứng viêm tủy răng, viêm quanh chân răng hết sức nguy hiểm, có thể khiến răng bị lung lay, dẫn tới mất răng.
Cách điều trị sâu răng giai đoạn đầu hiệu quả, triệt để
Khi có dấu hiệu sâu răng nhẹ bệnh nhân nên thăm khám để tìm ra phương án điều trị phù hợp nhất. Điều này là cần thiết để ngăn chặn vi khuẩn sâu răng phát triển đồng thời gây ảnh hưởng tới quá trình ăn nhai sau này.
Chữa bệnh bằng liệu pháp nha khoa
Khi xuất hiện sâu răng giai đoạn đầu, bệnh nhân không nên chủ quan mà nên tới gặp bác sĩ nha khoa để được khám, xác định nguyên nhân và tư vấn điều trị. Với các trường hợp sâu răng cửa nhẹ, sâu răng hàm nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp: Tái khoáng và hàn răng.
Phương pháp tái khoáng
Răng bị sâu nhẹ phải làm sao, phương pháp tái khoáng sẽ được bác sĩ chuyên khoa chỉ định trong một vài trường hợp, thường là với các bệnh nhân mới chỉ xuất hiện các đốm trắng đồng thời chưa hình thành lỗ sâu màu đen.
Phương pháp sẽ được thực hiện theo 2 cách sau:
- Sử dụng hỗn hợp các chất bao gồm: Calcium, Phosphate và Fluorine… đổ vào vết sâu, nhờ đó giúp thu hẹp phần răng đang có màu trắng ngà và bị sâu, hạn chế quá trình lây lan và phát triển của vi khuẩn.
- Dùng Flour có nồng độ cao để đổ vào vết răng sâu ngay khi chúng vừa mới xuất hiện để hạn chế sự lây lan. Khi được tiếp xúc với Canxi và Photpho, chúng sẽ tạo thành hợp chất cứng và khiến men răng không thể ăn sâu vào trong.
Người bệnh cũng cần lưu ý, điều trị sâu răng nhẹ bằng phương pháp tái khoáng cho răng chỉ ngăn ngừa và hạn chế sâu răng phát triển mà không thể loại bỏ dứt điểm hoàn toàn. Chính vì thế khi áp dụng phương pháp này cần có chế độ chăm sóc và vệ sinh răng miệng thường xuyên, tái khám nha khoa định kỳ.
Điều trị sâu răng nhẹ bằng kỹ thuật trám răng
Phương pháp được sử dụng khá phổ biến với những bệnh nhân bị sâu răng giai đoạn đầu. Khi có dấu hiệu các lỗ nhỏ màu đen trên răng, bác sĩ sẽ nạo ở các vị trí men răng bị tổn thương. Thường các vị trí này sẽ có màu đen xám hoặc nâu.
Sau khi vệ sinh sạch sẽ hoàn toàn các vị trí sâu, bác sĩ sẽ bít kín lại lỗ sâu bằng vật liệu trám răng chuyên dụng. So với phương pháp tái khoáng cho răng, hàn là cách điều trị sâu răng triệt để hơn, đặc biệt với những trường hợp sâu răng ở trẻ .
Kỹ thuật nha khoa thường được bệnh nhân ưu tiên lựa chọn khi điều trị sâu răng nhẹ. Nguyên nhân là bởi phương pháp cho hiệu quả nhanh và an toàn.
Răng sâu nhẹ nên làm gì - Đừng bỏ qua các bài thuốc dân gian
Người bị sâu răng giai đoạn đầu hoàn toàn có thể áp dụng các bài thuốc dân gian để điều trị. Việc thực hiện ngay tại nhà sẽ giúp tiết kiệm thêm nhiều chi phí. Bên cạnh đó giải pháp cũng rất an toàn và lành tính.
Bài thuốc từ lá ổi trị sâu răng hiệu quả
Lá ổi là bài thuốc trị sâu răng hiệu quả được nhiều người áp dụng. Nghiên cứu cho thấy trong thành phần của loại lá này có chứa hàm lượng tannin rất lớn. Ngoài ra các hoạt chất khác bao gồm: Beta- Sitosterol, Axit guajava Lic và flavonoid…. Những thành phần mang đến khả năng kháng khuẩn và kháng viêm hiệu quả.
Hướng dẫn cách sử dụng:
- Sử dụng khoảng từ 5 đến 7 búp ổi rửa thật sạch và để ráo nước.
- Cho lá ổi vào miệng nhai sau đó nhét lá vào vị trí có dấu hiệu bị sâu, có thể dùng răng cắn chặt khoảng từ 3 đến 5 phút.
- Cuối cùng người bệnh dừng lại nhổ bỏ bã và súc miệng với nước sạch.
Điều trị sâu răng nhẹ bằng bài thuốc từ lá trầu không
Từ xa xưa lá trầu không đã được sử dụng như một phương thuốc trị sâu răng cực kỳ hiệu quả. Y học hiện đại đã nghiên cứu và phát hiện trong thành phần của loại lá này có hàm lượng kháng sinh tự nhiên khá mạnh. Nhờ đó tinh dầu trong lá trầu không có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, nấm, đem lại hàm răng khỏe mạnh nhất.
Hướng dẫn sử dụng:
- Chọn từ 3 tới 5 lá trầu không loại bánh tẻ, không quá già hoặc quá non đem đi rửa thật sạch và để ráo nước.
- Cho lá trầu vào giã cùng với một chút muối hạt, sau đó hòa chung với khoảng 1 chén rượu.
- Đem lọc lấy nước cốt và bỏ bã lá trầu, sử dụng phần nước thu được để súc miệng hàng ngày.
Bài thuốc trị bệnh từ tỏi
Thành phần của tỏi có chứa hàm lượng kháng sinh và các chất diệt khuẩn cao. Bên cạnh đó sử dụng tỏi cũng giúp kháng viêm và giảm đau nhức hiệu quả. Chính vì thế tỏi được lựa chọn làm dược liệu cho nhiều bài thuốc trị sâu răng nhẹ tại nhà.
Hướng dẫn cách sử dụng:
- Chọn lựa từ 2 tới 3 tép tỏi đã bóc vỏ và đem nghiền thật nhỏ sau đó đắp lên vị trí răng sâu.
- Thực hiện bài thuốc mỗi ngày 2 lần và mỗi lần trong khoảng 10 phút để đạt hiệu quả.
Các bài thuốc dân gian mang lại hiệu quả cao với những bệnh nhân bị sâu răng nhẹ. Dược liệu khá thân quen, dễ tìm, dễ kiếm, chi phí thấp và hầu như không có tác dụng phụ.
Vệ sinh chăm sóc răng miệng tại nhà
Sâu răng nhẹ đánh răng có hết không là thắc mắc chung của nhiều người bệnh. Bác sĩ chuyên khoa cho biết việc vệ sinh và chăm sóc răng miệng tại nhà có thể giúp hạn chế tình trạng sâu răng lan rộng. Qua đó hỗ trợ việc điều trị diễn ra hiệu quả và nhanh chóng hơn.
Các bác sĩ nha khoa khuyên người sâu răng nhẹ lựa chọn các loại kem đánh răng đặc biệt để điều trị sâu răng.
- Người bệnh nên lựa chọn các loại kem có chứa hoạt chất ngăn ngừa và hạn chế sự phát triển của sâu răng như: Fluoride, Xylitol,Stannous Fluoride,….
- Thực hiện đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối bằng các loại bàn chải phù hợp.
- Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch các loại thức ăn còn tồn tại ở kẽ răng. Bên cạnh đó có thể sử dụng thêm các loại nước súc miệng để vệ sinh khoang miệng.
- Trẻ nhỏ cần được cha mẹ hướng dẫn cách chải răng đúng mỗi ngày để đảm bảo vệ sinh, hạn chế tình trạng vi khuẩn gây sâu răng.
Được quan tâm nhiều
Phòng bệnh sâu răng nhẹ như thế nào?
Phòng ngừa bệnh sâu răng nhẹ bên cạnh thực hiện chăm sóc răng miệng đúng cách như đã nói ở trên cần chú ý những vấn đề sau:
- Hạn chế sử dụng đồ ăn có chứa nhiều đường, nhất là vào buổi tối. Trẻ nhỏ thường yêu thích và hay sử dụng thực phẩm có chứa hàm lượng đường cao. Tuy nhiên đây lại là nhóm thực phẩm tăng nguy cơ sâu răng. Chính vì thế cha mẹ nên nhắc nhở trẻ không sử dụng loại thực phẩm này vào buổi tối trước khi đi ngủ, đồng thời thường xuyên súc miệng sau khi ăn các đồ ăn ngọt.
- Không sử dụng đồ ăn vặt thường xuyên cũng là vấn đề được nha sĩ khuyên dùng để phòng tránh bệnh lý sâu răng.
- Bổ sung vào chế độ ăn các nhóm thực phẩm giàu hàm lượng canxi và vitamin để tăng cường sự cứng chắc cho răng.
- Thực hiện thăm khám nha khoa theo định kỳ từ 3 tới 6 tháng/lần để có thể phát hiện bệnh lý răng miệng nói chung và sâu răng nói riêng sớm nhất.
Sâu răng nhẹ sẽ có thể điều trị nhanh chóng, tránh ảnh hưởng tới tủy răng nếu như được phát hiện sớm. Việc thăm khám nha khoa thường xuyên là phương pháp hiệu quả nhất để phát hiện sớm căn bệnh này.
- Hotline: 0987.933.309
- Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoavidentalvietnam
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!