Viêm tủy răng là bệnh nha khoa phổ biến, có thể xảy ra với mọi lứa tuổi, đối tượng. Nếu tình trạng này không được khắc phục sớm có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, thậm chí mất răng. Để tìm hiểu chi tiết hơn về nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng, phương pháp điều trị và các thông tin liên quan, các bạn đừng bỏ qua bài viết dưới đây.
Giải đáp viêm tủy răng là gì?
Tủy răng bao gồm các bộ phận là dây thần kinh, mạch máu nằm trong hốc giữa ngà răng (còn được gọi là hốc tủy răng). Các sợi dây liên kết này thông với cơ thể qua những lỗ rất nhỏ tại cuống răng. Điều này đã tạo điều kiện cho các vi khuẩn tồn tại trong miệng có điều kiện xâm nhập vào tủy răng thông qua lỗ sâu răng và cuống răng dẫn đến viêm. Bên cạnh đó, cũng có thể do một số yếu tố khác như nhiễm hóa chất (chì, thủy ngân,...) hay các yếu tố vật lý (thay đổi áp suất môi trường, sang chấn,...).
Chính vì vậy, trả lời cho thắc mắc viêm tủy răng là gì các bạn có thể hiểu đơn giản đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể đối với các tác nhân gây hại cho răng miệng. Tình trạng này diễn biến phức tạp qua nhiều giai đoạn với các mức độ tổn thương khác nhau, cần được điều trị sớm tránh biến chứng.
Lưu ý, các bạn nên đi khám sớm và trong quá trình điều trị tủy bị viêm cần tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn từ bác sĩ để giải quyết một cách triệt để tình trạng. Ngoài ra, chú ý chăm sóc và vệ sinh răng miệng kỹ càng suốt quá trình chữa trị.
Những nguyên nhân gây bệnh viêm tủy răng thường gặp nhất
Thông thường, bệnh viêm tủy răng hình thành là do vi khuẩn xâm nhập, phát triển. Tuy nhiên, vi khuẩn chỉ có thể hình thành trong khoang tủy khi một hoặc nhiều cơ quan bảo vệ tủy bị tổn thương.
Cụ thể những nguyên nhân chính dẫn đến viêm tủy ra phải kể đến là:
- Một sự cố, va chạm ngoài ý muốn có thể làm tổn thương, sứt, mẻ răng và khiến cho ngà răng bị lộ ra bên ngoài. Việc chấn thương răng này đã vô tình làm cho vi khuẩn có cơ hội tấn công và làm tổn thương đến tủy răng.
- Bệnh sâu răng nếu không được xử lý triệt để và kịp thời, lâu ngày sẽ xâm lấn nghiêm trong hơn vào tủy răng và dẫn đến biến chứng là tình trạng viêm tủy.
- Khi tổ chức nâng đỡ răng (gồm dây chằng, xương, hàm, nướu) bị viêm nhiễm, hay còn gọi là viêm nha chu nguy cơ cao sẽ dẫn đến phá hủy vùng chóp răng, từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây viêm tủy răng.
- Bên cạnh đó, tủy răng cũng có thể bị viêm do kỹ thuật nha khoa thực hiện trước đó bị lỗi, sai quy trình hay không đảm bảo yếu tố vô trùng. Tình trạng này thường xảy ra phổ biến với một số phương pháp nha khoa như trám răng, bọc sứ tại những cơ sở nha khoa kém chất lượng, không đảm bảo uy tín.
- Khi vệ sinh răng miệng, nếu các bạn đánh răng quá mạnh, thực hiện không đúng cách có thể khiến răng dần bị khuyết. Trường hợp cổ răng bị khuyết quá nghiêm trọng sẽ làm lộ tủy răng và dẫn đến viêm nhiễm.
- Răng bị mài mòn do một số nguyên nhân như tuổi tác, vệ sinh răng miệng kém, hoặc sức đề kháng yếu,... có thể dẫn đến viêm tủy răng. Bên cạnh đó, một số người có thói quen nghiến răng lâu ngày có thể làm lớp ngà răng, men răng bị mài mòn, từ đó cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm.
Nhận biết dấu hiệu bị viêm tủy răng
Bệnh viêm tủy răng thường sẽ trải qua 3 giai đoạn cơ bản là cấp tính, bán tính và mãn tính. Những trường hợp không được điều trị sớm, tủy răng có thể bị hoại tử dẫn đến chết tủy hoặc mất răng vĩnh viễn.
Các triệu chứng cơ bản của tình trạng này gồm có như sau:
- Đầu tiên, khi vi khuẩn mới xâm nhập vào buồng tủy, người bệnh sẽ cảm nhận thấy các cơn đau răng khi ăn đồ ăn quá lạnh/nóng, chua/ngọt,... Thời gian đau thường diễn ra trong khoảng vài giây với các cơn đau nhói lên và khu trú tại vị trí răng bị tổn thương.
- Tiếp theo, các lỗ sâu lớn lên, khi quan sát có thể thấy phần ngà bên trong ngả vàng hoặc nâu. Khi gõ vào hoặc lung lay răng vẫn chưa có cảm giác đau, tuy nhiên nhiệt độ nóng/lạnh có thể làm phát sinh cơn đau răng kèm cảm giác ê buốt. Điều này cho thấy tủy răng đã bị viêm nhiễm.
- Sau một thời gian bệnh tiến triển, các cơn đau có thể kéo dài từ vài phát đến vài giờ, đặc biệt bùng phát dữ dội vào ban đêm. Mức độ đau răng sẽ gia tăng khi có thức ăn lọt vào lỗ sâu, hoặc nhiệt độ thay đổi. Người bệnh có thể nhận thấy những cơn đau âm ỉ, đau nhói tại vị trí răng tổn thương, cũng như lan tỏa khắp khoang miệng.
- Lâu dần tủy răng sẽ rơi vào trạng thái viêm kinh niên (mãn tính) với các dấu hiệu mờ nhạt, thường không đau hoặc đau thoáng qua trong quá trình ăn uống. Một số triệu chứng có thể kể đến như răng hơi đổi màu, lỗ sâu có u mềm,...
- Trong trường hợp không được điều trị hoặc để kéo dài, bệnh lý này có thể dẫn đến hoại tử tủy. Tình trạng chết tủy mặc dù không gây đau nhức hay khó chịu gì, nhưng răng sẽ bị sậm màu do không được nuôi dưỡng và có nguy cơ phải nhổ bỏ răng.
Biện pháp điều trị răng bị viêm tủy
Các chuyên gia cho biết, viêm tủy răng nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có khả năng chữa khỏi hoàn toàn, cũng như giúp khôi phục các chức năng của răng. Dưới đây là một số phương pháp điều trị bệnh được áp dụng phổ biến, mang đến hiệu quả cao và an toàn, các bạn có thể tham khảo.
Trị viêm tủy răng tại nhà bằng thảo dược tự nhiên
Trường mới răng bị viêm tủy cấp độ nhẹ, người bệnh phát hiện sớm có thể tham khảo áp dụng những mẹo dân gian cải thiện bệnh tại nhà. Dưới đây là 4 bài thuốc từ thảo dược tự nhiên cho hiệu quả cao, các bạn có thể tham khảo:
Sử dụng hạt cau
Theo nghiên cứu, trong hạt cau chứa các thành phần có khả năng thanh trùng, diệt khuẩn hiệu quả. Chính vì thế, từ xưa, ông cha ta đã biết dùng nguyên liệu này để điều trị các bệnh lý liên quan đến răng miệng.
Hướng dẫn thực hiện:
- Các bạn chuẩn bị vài hạt cau và rượu trắng 45 - 50 độ.
- Đem hạt cau đi tách nhỏ, phơi khô, rồi mang sao thơm với lửa nhỏ.
- Cho hạt cau đã sao khô vào bình thủy tinh, đổ ngập rượu và ngâm khoảng 40 ngày.
- Sau thời gian ngâm này, bạn sẽ thấy rượu chuyển sang màu vàng óng là có thể mang ra sử dụng.
- Dùng rượu này súc miệng hàng ngày để giảm đau, kháng viêm do viêm tủy răng.
Bài thuốc lá trà xanh
Cả y học cổ truyền và y học hiện đại đều cho biết lá trà xanh có khả năng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau hiệu quả. Chính vì vậy, nguyên liệu này thường được sử dụng để điều trị viêm tủy răng tại nhà.
Hướng dẫn thực hiện:
- Đầu tiên các bạn cần chuẩn bị 1 nắm lá trà xanh tươi, đem rửa sạch với nước và để ráo.
- Tiếp theo vò qua lá trà xanh rồi đun cùng 500ml nước, sôi khoảng 5 phút thì tắt bếp.
- Chờ khi nước lá trà xanh nguội bớt thì mang súc miệng ngày 3 lần. Lưu ý thời điểm sử dụng hiệu quả nhất là sau khi ăn.
Mẹo dân gian từ củ gừng
Gừng là gia vị khá quen thuộc trong gian bếp của nhiều gia đình Việt, nó không chỉ giúp làm tăng hương vị cho các món ăn mà còn hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý răng miệng nghiêm trọng. Cụ thể nguyên liệu này có khả năng hỗ trợ giảm đau và ngăn ngừa nguy cơ lây lan viêm nhiễm.
Hướng dẫn thực hiện:
- Nguyên liệu cần chuẩn bị là 1 củ gừng tươi, được rửa sạch và cạo vỏ.
- Tiếp theo mang thái gừng thành nhiều lát mỏng và đắp lên vùng răng đang bị viêm tủy.
- Giữ nguyên như vậy trong 3 - 5 phút để các tinh chất từ gừng tiết ra, tiêu diệt vi khuẩn.
- Do gừng có tính nóng, vì vậy, các bạn không nên sử dụng bài thuốc này quá 3 lần/ngày.
Dùng muối biển
Theo nghiên cứu, các thành phần trong muối biển có tính sát khuẩn và tiệt trùng cao. Nếu hàng ngày bạn súc miệng bằng nước muối không chỉ giúp làm sạch khoang miệng mà còn hỗ trợ ngăn ngừa và giảm ngay các triệu chứng về bệnh lý răng miệng như sâu răng, đau nhức răng, viêm tủy, hỗ trợ làm lành vết thương,...
Hướng dẫn thực hiện:
- Các bạn cho 5 thìa cà phê muối biển vào ấm đun cùng với 1 lít nước lọc.
- Sau khi sôi thì tắt bếp, rồi cho vào bình thủy tinh sạch bảo quản, dùng súc miệng hàng ngày.
- Kiên trì một thời gian, bạn sẽ thấy các triệu chứng của bệnh viêm tủy răng cải thiện đáng kể.
Bài thuốc Đông y
Phương pháp chữa viêm tủy răng theo y học cổ truyền cũng được nhiều bệnh nhân đánh giá cao và tin tưởng lựa chọn. Các bài thuốc này sử dụng thảo dược quý trong tự nhiên đảm bảo an toàn, lành tính với khả năng loại bỏ triệt để căn nguyên gây bệnh.
Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tốt người bệnh cũng cần kiên trì, bởi tác dụng của bài thuốc này sẽ chậm hơn thuốc Tây. Trung bình từ tuần thứ 2 trở đi, bệnh nhân sẽ cảm nhận rõ thay đổi. Về bài thuốc cụ thể, bạn sẽ được kê đơn khi đi thăm khám, tuyệt đối không được tự ý kết hợp, tránh gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Sử dụng thuốc Tây y
Viêm tủy răng uống thuốc gì là vấn đề nhiều người quan tâm. Bởi trong điều trị tình trạng nhiễm trùng tổ chức tủy, việc dùng thuốc điều trị là phương pháp được đánh giá cho kết quả điều trị nhanh chóng và tốt nhất.
Một số loại thuốc có khả năng giúp làm giảm hiệu quả các triệu chứng bệnh lý này gây ra phải kể đến là:
- Thuốc Penicillin/Amoxicillin: Đây là loại thuốc trị đau nhức răng miệng được dùng rất phổ biến hiện nay. Penicillin/Amoxicillin được các bác sĩ kê đơn kết hợp với nhóm axit clavulanic để loại bỏ triệt để các vi khuẩn gây viêm nhiễm tủy răng. Liều dùng phù hợp là 500mg/lần, mỗi ngày uống tối đa 3 lần. Trong trường hợp viêm đau nặng, các bạn có thể tăng liều lượng lên 1000mg/lần, nhưng chỉ nên dùng 2 lần/ngày. Tuy nhiên, các bạn cần lưu ý khi sử dụng vì thuốc có thể gây dị ứng, vì vậy nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
- Thuốc Metronidazole: Thuốc kháng sinh điều trị viêm tủy răng Metronidazole thường được sử dụng với mục đích tiêu diệt các vi khuẩn kỵ khí. Liều lượng được khuyến cáo với loại thuốc này là 7.5mg/lần, một ngày sử dụng tối đa 4 lần. Lưu ý loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ như suy gan, suy thận, tiêu diệt các vi khuẩn có lợi,...
- Nhóm thuốc giảm đau: Tình trạng viêm tủy răng có thể gây ra những cơn đau nhức, ê buốt vô cùng khó chịu. Chính vì vậy, tốt nhất trong quá trình điều trị bằng Tây y, các bạn nên sử dụng thêm thuốc giảm đau để giảm bớt đau nhức, hạ sốt trước khi đến nha khoa. Một số loại được kê đơn phổ biến gồm Paracetamol, Efferalgan,...
Điều trị tại nha khoa
Viêm tủy răng là bệnh lý không tự khỏi được nếu không được can thiệp, chính vì vậy bạn nên đi thăm khám nha khoa để được bác sĩ kiểm tra và chỉ định phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
Tại mỗi nha khoa quy trình điều trị sẽ khác nhau, tuy nhiên thông thường việc chữa tủy răng vẫn sẽ trải qua các bước cơ bản như sau:
- Bước 1 - Thăm khám tổng quát và chụp X quang: Nếu người bệnh muốn điều trị tủy tại nha khoa, việc đầu tiên cần làm chính là thăm khám tổng quát răng miệng. Bác sĩ sẽ kiểm tra toàn bộ răng miệng và hỏi bạn về các triệu chứng đau nhức, sau đó chỉ định chụp X quang để biết được chính xác tình trạng viêm nhiễm. Dựa trên các kết quả này, chuyên gia có thể đưa ra đánh giá sơ bộ và phác đồ điều trị phù hợp cho bệnh nhân.
- Bước 2 - Gây tê trước khi điều trị tủy: Để giúp người bệnh giảm cảm giác ê buốt, khó chịu, trước khi lấy tủy nha sĩ sẽ tiến hành gây tê cục bộ tại vị trí tổn thương.
- Bước 3 - Đặt đế cao su: Công cụ này được đặt ôm sát vào răng trước khi mở nắp tủy nhằm đảm bảo an toàn cho người bệnh. Cụ thể đế cao su giữ nhiệm vụ ngăn chặn các hóa chất rơi vào đường tiêu hóa trong quá trình điều trị tủy, giúp răng luôn ở trạng thái khô ráo và sạch sẽ.
- Bước 4 - Điều trị tủy: Khi thuốc tê bắt đầu có tác dụng, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị tủy răng. Đầu tiên mở một đường trên bề mặt răng thông đến ống tủy, sau đó bác sĩ sẽ dùng dụng cụ chuyên dụng hút sạch phần tủy bị viêm nhiễm ra ngoài. Tiếp đó, khi phần tủy viêm đã được hút sạch, bác sĩ sẽ tạo hình ống tủy và lấp đầy buồng tủy trống bằng vật liệu nha khoa.
- Bước 5 - Trám bít ống tủy: Vật liệu nha khoa chuyên dụng sẽ được bác sĩ sử dụng để phục hình lại răng như ban đầu sau khi loại bỏ tủy viêm. Thông thường phương pháp phục hình thẩm mỹ được sử dụng trong trường hợp này là trám răng hoặc bọc răng sứ thẩm mỹ. Tùy vào thỏa thuận của bệnh nhân ban đầu với bác sĩ, phương pháp phục hình sẽ được thực hiện nhanh chóng.
- Bước 6 - Đặt lịch tái khám và hướng dẫn vệ sinh răng miệng: Sau khi quá trình chữa tủy răng hoàn thành, nha sĩ sẽ đặt lịch tái khám cho bệnh nhân và hướng dẫn cách chăm sóc, vệ sinh răng miệng tại nhà. Điều này nhằm mục đích theo dõi quá trình phục hồi của răng, đảm bảo bệnh không tái phát và an toàn tối đa cho người bệnh.
Sau khi điều trị tủy, nếu có điều kiện, tốt nhất người bệnh nên tiến hành bọc sứ cho chiếc răng tổn thương. Điều này không chỉ giúp bảo vệ răng thật trước các tác động từ môi trường trong miệng, các vi khuẩn gây hại mà còn để ngăn chặn các tác động bên ngoài dẫn đến gãy, vỡ.
Giải đáp 2 thắc mắc khác về viêm tủy răng
Ngoài những thông tin phía trên, liên quan đến tình trạng răng bị viêm tủy nhiều người còn quan tâm đến các vấn đề sau đây:
Trường hợp nên đi thăm khám và điều trị tủy răng?
Nếu tình trạng đau nhức, ê buốt răng kéo dài mà điều trị bằng các biện pháp tại nha không hiệu quả, người bệnh nên đến ngay cơ sở nha khoa uy tín để thăm khám, kiểm tra tìm ra nguyên nhân và chữa trị. Một số trường hợp có biểu hiện rõ ràng cho thấy cơ quan nuôi dưỡng răng này đang bị tổn thương là:
- Răng bị sứt mẻ không rõ nguyên nhân.
- Răng bị sâu có lỗ đen lớn, ăn vào tủy.
- Răng nhạy cảm trước các thức uống lạnh/nóng.
- Những người có răng bị viêm tủy muốn điều trị để giữ lại răng gốc.
Viêm tủy răng sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm nào?
Bệnh lý nha khoa này thực tế tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, điển hình như nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến viêm quanh chóp răng, áp xe chóp răng,... Thậm chí nếu nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm khác gồm viêm hạch, viêm xương, viêm cuống răng, mất răng,...
Cụ thể những vấn đề bạn có thể gặp phải khi bị viêm tủy răng nếu không được phát hiện và chữa trị sớm là:
- Dễ gây kích ứng: Khi răng bị viêm tủy sẽ trở nên nhạy cảm hơn trước những thay đổi từ thời tiết đến nhiệt độ của thức ăn. Cụ thể người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức, ê buốt nếu dùng đồ ăn/đồ uống quá lạnh/quá nóng, quá chua/quá cay,... cùng các yếu tố kích thích khác. Việc bị kích ứng này khiến người bệnh khó tập trung vào công việc, hay học tập, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
- Viêm nhiễm xương hàm: Các vi khuẩn trong tủy răng có thể phát triển và lây lan ra bên ngoài gây viêm nhiễm ở vùng chân răng. Từ đó dẫn đến hư hỏng cấu trúc nâng đỡ răng, cuối cùng là viêm xương hàm.
- Nguy cơ mất răng: Khi tủy răng bị tổn thương, viêm nhiễm, các dây thần kinh, mạch máu không đủ dưỡng chất để duy trì răng luôn khỏe mạnh. Điều này cũng làm phần cuống và chóp răng bị hư hỏng dần và người bệnh phải đối mặt với nguy cơ mất răng.
- Ảnh hưởng sức khỏe: Các vi khuẩn gây viêm nhiễm tủy răng có khả năng di chuyển theo đường máu đến các cơ quan khác trong cơ thể gây nên những bệnh lý ở tim mạch và hô hấp.
- Suy nhược cơ thể: Trong trường hợp bị viêm tủy răng nặng, bạn thường xuyên cảm thấy ê buốt, khó chịu,... Tình trạng này khiến nhiều người khó chịu, mất ngủ, chán ăn, giảm khả năng nhai cắn thức ăn,... Nếu kéo dài lâu ngày sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể, suy nhược cơ thể.
Lưu ý cần ghi nhớ khi điều trị viêm tủy răng
Để giúp việc điều trị tủy răng đạt được hiệu quả cao, đồng thời bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt nhất, ngăn ngừa tái phát, người bệnh cần lưu ý 3 vấn đề quan trọng dưới đây trong suốt quá trình thực hiện và sau chữa trị:
Vệ sinh, chăm sóc răng miệng đúng cách mỗi ngày
Việc vệ sinh và chăm sóc răng miệng hàng ngày là việc bắt buộc cần làm ở mỗi người. Tuy nhiên, khi răng được được chữa tủy hoặc mới điều trị xong thì vấn đề này càng cần được chú trọng nhiều hơn. Biện pháp cụ thể như sau:
- Mỗi ngày bạn đánh răng ít nhất 2 lần vào thời điểm sau khi ăn khoảng 30 phút và khi mới thức dậy. Điều này nhằm ngăn vi khuẩn trú ngụ trong khoang miệng và bảo vệ răng miệng chắc khỏe hơn.
- Bên cạnh đó các bạn nên sử dụng thêm chỉ nha khoa/máy tăm nước để làm sạch các mảng bám trên kẽ răng kỹ càng hơn.
- Nước súc miệng là bước cuối cùng cần thực hiện khi vệ sinh răng miệng, giúp loại bỏ triệt để các vi khuẩn còn sót lại, mang lại hơi thở thơm tho.
Xây dựng thực đơn ăn uống khoa học sau chữa tủy
Việc xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, phù hợp sau điều trị viêm tủy là rất quan trọng, giúp ngăn chặn tình trạng tái phát nên người bệnh cần đặc biệt quan tâm đến. Các lưu ý với thực đơn ăn uống được chuyên gia khuyến cáo gồm có:
- Các bạn không nên sử dụng răng mới được điều trị tủy để cắn, nhai thức ăn khi chưa được trám bít hoặc bọc sứ lên trên. Bởi thường răng sau khi lấy tủy xong khá giòn và dễ gãy, vỡ.
- Ngoài ra, các bạn nên hạn chế sử dụng những loại đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh, quá cứng và quá chua cay.
Thăm khám và thực hiện kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ
Các chuyên gia nha khoa khuyến cáo, bạn nên thực hiện thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện các bệnh lý về răng miệng để điều trị tốt nhất. Bên cạnh đó, khi thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường sau điều trị tủy điển hình như tình trạng ê buốt bất thường không thuyên giảm,... các bạn nên liên hệ với bác sĩ ngay. Bởi trong trường hợp này rất có thể phần tủy viêm nhiễm chưa được lấy sạch 100%.
Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết của chúng tôi liên quan đến tình trạng viêm tủy răng mà nhiều người đang gặp phải hiện nay. Mong rằng những kiến thức này hữu ích, từ đó giúp các bạn giải quyết triệt để vấn đề răng miệng. Nhìn chung với bất kỳ bệnh lý răng miệng nào, ngoài điều trị, các bạn cần chú ý chăm sóc và vệ sinh hàng ngày, như vậy mới giữ được một hàm răng luôn khỏe mạnh và trắng sáng, cùng một hơi thở thơm tho.
- Hotline: 0987.933.309
- Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoavidentalvietnam
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!