Viêm lợi ở trẻ em có nguyên nhân do đâu? Cách khắc phục hiệu quả

Viêm lợi ở trẻ em có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm [1]:

  • Mọc Răng: Viêm lợi có thể do quá trình mọc răng gây kích thích và tích tụ thức ăn, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
  • Đánh Răng Không Đúng Cách: Phương pháp đánh răng không đúng cách cũng có thể góp phần vào tình trạng này.
  • Vệ Sinh Răng Miệng: Việc không giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ có thể làm tăng nguy cơ viêm lợi ở trẻ.

Viêm lợi ở độ tuổi trẻ em có thể phát hiện bằng những biểu hiện như: Sưng nhẹ xung quanh lợi, lợi xuất hiện mủ và sốt nhẹ [2]. Để chăm sóc trẻ mắc bệnh viêm lợi, cha mẹ cần lưu ý về cách đánh răng, giữ vệ sinh, và tìm kiếm sự tư vấn của bác sĩ [3].

Bệnh viêm lợi ở trẻ em là gì? Hình ảnh viêm lợi ở trẻ em

Bé nhà bạn có hiện tượng nướu đau nhức, sưng đỏ hay thường bị chảy máu trong quá trình vệ sinh răng miệng không? Thậm chí răng của bé còn có dấu hiệu bị lung lay? Nếu câu trả lời là “có” thì khả năng rất cao là bé đang bị bệnh viêm lợi ở trẻ em. 

Lợi khỏe mạnh sẽ có màu hồng nhạt, săn chắc bám chặt vào chân răng để bảo vệ răng luôn vững chắc. Nhưng khi bị nhiễm khuẩn sẽ chuyển màu sắc, thường là màu đỏ thẫm và gây ra tình trạng đau nhức. 

Bệnh viêm lợi ở trẻ em là tình trạng các mô bao quanh nâng đỡ và hỗ trợ răng bị nhiễm trùng, do mảng bám trên răng tích tụ lâu ngày không được làm sạch gây kích ứng. Đây là bệnh về nướu khá phổ biến trong các bệnh răng miệng, đặc biệt thường xảy ra nhiều ở trẻ em. Mặc dù rất dễ dàng phát hiện và điều trị nhưng phụ huynh thường hay bỏ qua và để cho “tự nó khỏi”.

Hình ảnh viêm lợi ỏ trẻ em
Hình ảnh viêm lợi ỏ trẻ em

Nếu không có chế độ chăm sóc cẩn thận, tình trạng này có thể khiến nướu răng bị tổn thương gây tụt nướu. Lâu ngày còn xuất hiện mủ quanh cổ răng dẫn đến tiêu xương hàm và làm tổn thương toàn bộ các tổ chức xung quanh răng. Nguy hiểm hơn nữa khi bệnh chuyển sang giai đoạn nhiễm trùng nghiêm trọng còn làm rụng răng. 

Vì vậy, nếu thấy trẻ có các triệu chứng bị viêm nhiễm lợi, bạn nên đưa bé đến cơ sở y tế để kiểm tra tình trạng bệnh và có phương pháp khắc phục kịp thời.

Tại sao trẻ dễ bị mắc bệnh viêm lợi?

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm lợi ở trẻ, nhưng phổ biến nhất vẫn là do bé chưa được vệ sinh răng miệng thường xuyên và sạch sẽ. Đặc biệt trẻ còn nhỏ chưa tự ý thức được loại bỏ những vụn vặn thức ăn còn đọng lại trong khoang miệng. Việc này khiến cho các mảng bám tích tụ lâu ngày trên răng. Những mảng bám cao răng là môi trường cho các vi khuẩn tích tụ, sản sinh gây kích ứng, làm hỏng men răng và từ từ gây tổn thương nướu răng. 

Bên cạnh mảng bám còn có một số nguyên nhân khác gây viêm lợi ở trẻ em như:

  • Viêm lợi do trẻ mọc răng: Đây là tình trạng gây bệnh viêm lợi có tính chất tạm thời. Trẻ đến giai đoạn mọc răng vĩnh viễn (thường là 6 – 8 tuổi) nướu răng sẽ rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Vì vậy vi khuẩn có cơ hội dễ dàng tấn công gây viêm nướu.
  • Viêm lợi vì sang chấn: Trong một số trường hợp bệnh viêm lợi ở trẻ cũng có thể do các thói quen xấu của bé như: dùng tăm xỉa răng, cắn móng tay… Điều này gây ra các sang chấn cơ học ở vùng nướu. 
  • Do vi khuẩn Herpes tấn công: Đây là tình trạng thường gặp ở viêm lợi ở trẻ em 2 tuổi đến 5 tuổi. Nếu trẻ bị viêm lợi do nguyên nhân này bệnh sẽ thường tự khỏi trong khoảng 2 tuần. Nhưng cũng có một số trường hợp xảy ra biến chứng liên quan đến não bộ. 
  • Tác dụng phụ của thuốc: Ở mức độ nặng hơn, viêm lợi ở trẻ có thể là do tác dụng phụ của một số sản phẩm thuốc mà con đang sử dụng như: thuốc chống động kinh, thuốc ức chế miễn dịch. Những thành phần có trong những loại thuốc này sẽ làm giảm tiết nước bọt, khiến mảng bám quanh răng không được làm sạch và vi khuẩn có cơ hội phát triển gây ra bệnh viêm lợi.
  • Giảm bạch cầu trung tính: Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm lợi trẻ nhỏ. Khi này, lợi của bé bị viêm nhiễm và thương tổn một cách nhanh chóng, nên bố mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ tới gặp bác sĩ để được can thiệp kịp thời.
  • Nguyên nhân khác: Ngoài ra, các nguyên nhân khác như trẻ bị sốt vì mắc bệnh lý toàn thân, trẻ bị suy dinh dưỡng, còi xương… cũng là nguyên nhân gây ra bệnh viêm nướu. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng mà còn là các bộ phận khác trên cơ thể của các bé.

Triệu chứng viêm lợi ở trẻ nhỏ

Triệu chứng viêm lợi ở trẻ rất dễ theo dõi và phát hiện. Khi lợi của bé bị viêm nhiễm, ba mẹ có thể nhận thấy từ bên ngoài bằng mắt thường. Tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh của từng bé mà các triệu chứng sẽ xuất hiện khác nhau:

Lợi trẻ bị sưng nhẹ

Ở giai đoạn bệnh mới khởi phát sẽ chưa xuất hiện nhiều tình trạng đau nhức và khó chịu nên bé vẫn sẽ vui chơi, sinh hoạt như bình thường.Tất cả dấu hiệu bệnh chỉ khi để ý kỹ trong quá trình vệ sinh răng miệng phụ huynh mới thấy lợi bé có biểu hiện chuyển từ màu hồng sang màu đỏ.

Ngoài ra, bạn có thể nhận biết bệnh lý này  thông qua hiện tượng chảy máu chân răng khi chải răng. Nguyên nhân gây chảy máu lợi là do các vi khuẩn sản sinh độc tố, làm lợi của bé trở nên nhạy cảm và dễ chảy máu.

Trẻ nhỏ trong giai đoạn mọc răng cũng có nguy cơ mắc bệnh viêm lợi
Trẻ nhỏ trong giai đoạn mọc răng cũng có nguy cơ mắc bệnh viêm lợi

Viêm lợi có mủ ở trẻ em kèm mùi hôi

Thông thường đây là giai đoạn ba mẹ mới phát hiện ra tình trạng bệnh viêm lợi của trẻ. Lúc này, lợi của trẻ đã sưng tấy đỏ, xuất hiện các ổ mủ. Nếu bị vỡ mủ sẽ kèm theo mùi hôi miệng rất khó chịu và gây đau nhức khiến trẻ quấy khóc.

Lợi viêm và sốt

Nếu không được điều trị sớm, đến giai đoạn lợi bị viêm nhiễm nghiêm trọng sẽ khiến trẻ đau nhức kéo dài, thậm chí gây sốt. Bé sẽ quấy khóc, không chịu ăn uống hoặc ăn không ngon mệng do những cơn đau âm ỉ từ sâu trong tủy răng. Ngoài ra, vùng lợi bị viêm của trẻ sưng tấy lan rộng và chuyển sang màu đỏ thẫm mà bằng mắt thường sẽ nhận ngay ra sự bất thường.

Vì vậy, nếu thấy lợi của trẻ xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bệnh nào trên đây ba mẹ hãy sớm có phương pháp xử lý kịp thời cho bé. Tránh để lâu bệnh có thể gây ra biến chứng bệnh lý nguy hiểm khác và gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của bé. 

Các cách chữa viêm lợi ở trẻ em

Viêm nhiễm lợi làm trẻ rất khó chịu và có thể lây lan nghiêm trọng sang các bộ phận khác trong khoang miệng. Việc điều trị viêm lợi cho bé cần căn cứ vào tình trạng cụ thể của từng trẻ. 

Trị viêm lợi cho trẻ bằng mẹo trẻ tại nhà

Ba mẹ có thể áp dụng ngay những mẹo dân gian chữa viêm lợi ở trẻ em tại nhà dưới đây để giảm đau nhức và ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm hơn. 

  • Súc miệng nước muối: Sử dụng muối biển là phương pháp chăm sóc răng miệng không chỉ được sử dụng cho trẻ em mà cả người lớn rất hiệu quả. Nước muối loãng có khả năng sát khuẩn, chống viêm nhiễm tốt mà an toàn cho cả phụ nữ đang mai thai, trẻ em. Súc miệng bằng nước muối biển hàng ngày có tác dụng làm giảm cơn đau sưng do viêm lợi nhiệt miệng ở trẻ em gây ra. Ba mẹ chỉ cần hoà tan ½ muỗng cà phê muối vào ly nước ấm. Sau đó hướng dẫn trẻ súc miệng 2 lần mỗi ngày cho trẻ đến khi cơn đau lợi thuyên giảm.
  • Chữa viêm lợi bằng mật ong: Thành phần trong mật ong nguyên chất có chứa chrysin, catalase,… có khả năng chống oxy hóa và giảm viêm đau hiệu quả. Bôi trực tiếp mật ong lên phần lợi bị viêm của trẻ để sát khuẩn và giúp nướu mềm mại hơn. Ngoài ra, ba mẹ cũng có thể pha mật ong với với chanh cùng nước ấm cho trẻ súc miệng để đạt hiệu quả cao nhất.
  • Súc miệng với nước cốt chanh: Chanh có hàm lượng vitamin rất lớn nên đối với việc chữa bệnh viêm lợi , nhiễm trùng nướu răng đem lại kết quả rất tốt. Sử dụng lâu ngày còn giúp nướu răng chắc khỏe hơn, loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn trong khoang miệng. Cách thực hiện khá đơn giản: Hòa tan 1 thìa cafe nước cốt chanh + vài hạt muối + 20ml ấm để thu được hỗn hợp nước chanh loãng. Dùng tăm bông thấm hỗn hợp rồi thoa lên vùng nướu xung quanh chân răng bị viêm của bé. Khoảng 5 phút sau cho bé súc miệng lại với nước ấm.
Mật ong chữa viêm lợi ở trẻ em rất tốt
Mật ong chữa viêm lợi ở trẻ em rất tốt

Mẹ chú ý sau khi sử dụng hãy quan sát và theo dõi lợi viêm của trẻ thường xuyên. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường cần có biện pháp xử lý. 

Trị bệnh lợi viêm tại nha khoa

Khi trẻ bị viêm nhiễm lợi nghiêm trọng, các biện pháp điều trị tại nhà sẽ không có hiệu quả nữa. Nhưng không vì vậy mà bạn tự ý mua thuốc điều trị cho bé, bởi sẽ không trị được tận gốc mà còn khiến tình trạng bệnh âm ỉ kéo dài, gây ra tác dụng phụ trên cơ thể bé.

Ba mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám nha khoa càng sớm càng tốt
Ba mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám nha khoa càng sớm càng tốt

Để điều trị tận gốc bệnh viêm lợi, trẻ cần được các bác sĩ thăm khám, xem xét tình hình thực tế để có những phác đồ chữa bệnh phù hợp nhất. Bạn có thể tham khảo một số phương pháp trị bệnh tại nha khoa thường được chỉ định cho bé bị viêm lợi dưới đây.

  • Loại bỏ mảng bám trên răng: Một trong những nguyên nhân gây viêm lợi ở trẻ 3 tuổi là do cao răng tích tụ quá nhiều không được làm sạch. Do đó, bác sĩ sẽ tiến hành lấy mảng bám cao răng, loại bỏ tác nhân gây bệnh. Sau khi nướu răng đã làm sạch, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách chải răng và sử dụng chỉ nha khoa để chăm sóc răng miệng cho bé tại nhà..
  • Kê đơn thuốc kháng sinh: Nếu trẻ bị sưng lợi nặng, chảy máu lợi nhiều thì bên cạnh việc loại bỏ mảng bám, bác sĩ sẽ kê đơn dùng thêm thuốc kháng sinh để hạn chế vùng nhiễm trùng lan rộng. Việc sử dụng thuốc kháng sinh sẽ giúp làm dịch các triệu chứng viêm nhiễm, tuy nhiên đây cũng chỉ là cách chữa viêm lợi trùm tạm thời vì bệnh có thể tái phát lại. Hơn nữa, dùng nhiều thuốc kháng sinh ảnh hưởng không tốt tới dạ dày của bé.
  • Phẫu thuật: Lợi bị viêm nhiễm để lâu không được chữa trị sẽ chuyển biến sang tình trạng viêm nhiễm nha chu. Khi này bệnh đã nặng hơn bác sĩ sẽ dựa trên độ tuổi và sức khỏe của trẻ để chỉ định phẫu thuật làm sạch cao răng ở sâu bên trong túi nha chu. Quá trình này có thể sẽ phải bóc tách phần nướu để loại bỏ cao răng. Nhưng ba mẹ có thể yên tâm vì bác sĩ sẽ có gây tê giảm đau khi thực hiện.
  • Ghép mô nướu: Nếu phần mô nướu bị nhiễm trùng nghiêm trọng, không thể điều trị được bác sĩ sẽ phải tiến hành ghép mô nướu khỏe mạnh từ một phần khác thích hợp để đắp vào nướu bị tổn thương đã hỏng. Biện pháp này hạn chế ê buốt răng cho trẻ khi ăn uống, đồng thời ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như tiêu xương ổ răng.
  • Nhổ răng: Đây là chỉ định nha khoa nặng nhất bác sĩ sẽ đưa ra trong trường hợp bệnh viêm lợi đã diễn biến nặng gây lộ chân răng, viêm tủy. Việc nhổ răng giúp làm sạch mủ bên trong ổ răng. Bên cạnh đó, để hạn chế tình trạng tiêu xương hàm sau khi nhổ răng bác sĩ sẽ khuyến khích ba mẹ trồng lại răng giả  cho con. Chính vì thế, ba mẹ cần lựa chọn các cơ sở nha khoa uy tín để được bác sĩ giàu kinh nghiệm chữa bệnh viêm lợi ở trẻ em an toàn và hiệu quả.

ĐỪNG BỎ QUA: Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Và Vệ Sinh Răng Miệng Luôn Khỏe Mạnh

Mách ba mẹ địa chỉ khám chữa bệnh viêm lợi cho bé uy tín

Hiện nay, có rất nhiều các cơ sở nha khoa mọc lên cung cấp những dịch vụ chữa bệnh răng miệng với những mức giá khác nhau. Để điều trị bệnh viêm lợi ở trẻ dưới 2 tuổi hiệu quả nhất, phụ huynh hãy sáng suốt lựa chọn những địa chỉ đảm bảo các yêu tố như:

  • Sở hữu đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao và kinh nghiệm lâu năm trong việc điều trị viêm lợi cho trẻ. 
  • Có đẩy đủ giấy phép hoạt động của bộ Y Tế và cơ sở vật chất phòng khám hiện đại. 
  • Cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt, luôn mang đến sự thoải mái và hài lòng cho người bệnh. 

Nếu bạn vẫn chưa lựa chọn được việc thăm khám viêm lợi cho bé ở đâu tốt, hãy tham khảo một số địa chỉ mà chúng tôi gợi ý dưới đây.

  • Bệnh viện Răng Hàm Mặt TW Hà Nội: Địa chỉ trên đường Tràng Thi, quận Hoàn Kiếm – Hà Nội. Liên hệ: 02438269722.
  • Bệnh viện TW Quân đội 108:  Trên phố Trần Hưng Đạo – Q.Hai Bà Trưng – Tp. Hà Nội. Liên hệ: 02462784129.
  • Bệnh viện Bạch Mai:  Trên mặt đường Giải Phóng – Đống Đa – Hà Nội. Liên hệ: 02438693731.
  • Bệnh viện RHM TW TP. HCM: Người bệnh đến thăm khám tại 201A Nguyễn Chí Thanh thuộc Quận 5, TP.Hồ Chí Minh. Liên hệ: 028 3855 6732.
  • Bệnh viện Từ Dũ:  Tại Cống Quỳnh trên Quận 1, TP. Hồ Chí Minh. Liên hệ: 028 5404 2829.

Phòng ngừa bệnh viêm lợi ở trẻ em

Bệnh viêm lợi ở trẻ hoàn toàn có thể phòng tránh và kiểm soát được với các chế độ chăm sóc và sinh hoạt khoa học. Dưới đây là một số biện pháp đơn giản ba mẹ có thể thực hiện để giúp ngăn ngừa nguy cơ trẻ bị viêm lợi:

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Trẻ cần tạo thói quen vệ sinh răng miệng sạch sẽ ngay khi chưa mọc răng để ngăn ngừa vi khuẩn phát triển. Bạn nên đánh răng cho bé hai lần mỗi ngày sau khi ăn, mỗi lần kéo dài khoảng ba phút để đảm bảo mọi vụn thức ăn thừa, vi khuẩn trong khoang miệng đã được loại bỏ sạch sẽ. 

Ngoài ra, nên ưu tiên sử dụng bàn chải lông mềm và những loại kem đánh răng có chứa fluor để tăng khả năng khống chế mảng bám trên răng.

Vệ sinh sạch lưỡi

Rất nhiều ba mẹ thường bỏ qua việc này khi chăm sóc răng miệng, tuy nhiên đây là vấn đề rất cần thiết để đảm bảo khoang miệng của trẻ không có vi khuẩn gây bệnh. Với trẻ dưới 1 tuổi ba mẹ hãy phòng tránh bệnh viêm lợi cho con bằng việc thường xuyên rơ lưỡi cho con.  

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học cho trẻ

Trẻ được đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ, đa dạng sẽ giúp tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể. Vì vậy, ba mẹ hãy bổ sung cho con những món ăn giàu chất xơ, vitamin C, Vitamin D, canxi tốt cho nướu răng.

XEM CHI TIẾT: Bị Viêm Lợi Nên Ăn Gì Để Nhanh Hồi Phục?

Chế độ dinh dưỡng hợp lý rất cần thiết, hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh răng miệng
Chế độ dinh dưỡng hợp lý rất cần thiết, hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh răng miệng

Đồng thời, hạn chế ăn các món ăn vặt, thực phẩm chứa nhiều đường vì đây là những đồ ăn có lợi cho sự phát triển của vi khuẩn tạo mảng bám.

Thăm khám răng miệng định kỳ

Lời khuyên dành cho ba mẹ là nên đưa trẻ đi để kiểm tra răng miệng định kỳ, ít nhất hai lần mỗi năm. Đừng đợi đến khi có những biểu hiện bất thường của răng miệng mới đi gặp nha sĩ. Bởi khi đó có thể trẻ đã gặp phải những bệnh lý nướu răng nguy hiểm.

Ngoài ra, tới nha khoa bác sĩ sẽ loại bỏ mảng bám hoặc vôi răng cho trẻ để phòng tránh nguy cơ viêm lợi, viêm nha chu hay những rắc rối khác của răng miệng.

Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giúp bố mẹ nắm rõ mọi thông tin liên quan đến bệnh viêm lợi ở trẻ nhỏ. Ngay khi phát hiện bé bị viêm lợi, bạn nên đưa con tới gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để có phương pháp điều trị kịp thời.

ĐỪNG BỎ QUA:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Kiểm Tra Sức Khỏe Răng Miệng Và Những Điều Cần Biết
Kiểm Tra Sức Khỏe Răng Miệng: Lợi Ích Và Lưu Ý Quan Trọng

Lợi ích của việc kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ Việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách không chỉ mang...

Máy Tăm Nước: Vai Trò Và Hướng Dẫn Sử Dụng Đúng Cách
Máy Tăm Nước: Vai Trò Và Hướng Dẫn Sử Dụng Đúng Cách

Máy tăm nước là gì? Ưu nhược điểm cụ thể Tăm nước là một thiết bị sử dụng dòng nước rung có áp suất cao...

Scan Răng 3D: Ưu Điểm, Quy Trình Và Địa Chỉ Thực Hiện
Scan Răng 3D: Ưu Điểm, Quy Trình Và Địa Chỉ Thực Hiện

Scan răng 3D là gì? Ưu điểm nổi bật Scan răng 3D còn được gọi là lấy dấu kỹ thuật số (Oral Scan) hay dịch...

Kỹ thuật chụp 3 chiều cho hình ảnh chất lượng cao
Chụp X-Quang Răng: 5 Điều Cần Biết Trước Khi Thực Hiện

Chụp X-quang răng là gì? Khi nào cần thực hiện? Chụp X quang răng là kỹ thuật giúp ghi lại rõ hình ảnh trong khoang...

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Nha khoa Quốc Tế ViDental - Đống Đa, Hà Nội: Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

ViDental - APEC Thủ Đức - Cơ sở TPHCM : 359C - 359D Đỗ Xuân Hợp, Phường Phước Long B – TP. Thủ Đức, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

ViDental - Guva Phú Nhuận - Cơ sở TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Messenger zalo
0987.933.309