Niềng Răng Hô: Phương Pháp, Chi Phí Và Thời Gian Niềng
- Bác sĩ CKII chuyên khoa Răng Hàm Mặt
- 1 trong 10 bác sĩ ĐẦU TIÊN tại Hà Nội đạt chứng chỉ Invisalign
- Chứng chỉ cấy ghép Implant nha khoa - Cấp tại Los Angeles
- Chủ tịch Hiệp hội Nha khoa tư nhân Việt Nam
- Thành viên BCH Hiệp hội Nha chu Việt Nam
- Đại sứ thương hiệu Mylis Arrow Implants System
Danh sách ưu đãi Niềng Răng
Niềng răng hô sử dụng các khí cụ chuyên dụng để nắn chỉnh răng về đúng vị trí, mang đến cho khách hàng hàm răng đều đẹp, khớp cắn chuẩn, đảm bảo khả năng ăn nhai, tính thẩm mỹ, đồng thời ngăn ngừa các bệnh nha khoa [1].
- Có 4 phương pháp nắn chỉnh răng hô: Niềng răng mắc cài thường, mắc cài tự động, mắc cài mặt trong và niềng răng trong suốt [2].
- Chi phí chỉnh nha dao động từ 18.000.000 - 55.000.000 VNĐ nếu sử dụng mắc cài và 45.000.000 - 120.000.000 VNĐ nếu dùng khay niềng trong suốt [3].
- Thời gian niềng răng hô kéo dài từ 18 - 24 tháng, có thể được kéo dài hoặc rút ngắn phụ thuộc vào nhiều yếu tố [4].
Răng hô là gì? Dấu hiệu nhận biết răng bị hô
Răng hô (hay còn gọi là răng vẩu) là một tình trạng lệch lạc của hàm răng, trong đó các răng trên mọc chìa ra phía trước quá mức so với răng dưới. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt mà còn có thể gây ra các vấn đề về khớp cắn và chức năng nhai.
Dấu hiệu nhận biết răng hô:
- Thẩm mỹ: Khi ngậm miệng, răng trên không khớp đúng với răng dưới mà bị chìa ra ngoài, làm khuôn mặt trông không cân đối.
- Khó khăn trong ăn nhai: Răng hô có thể làm rối loạn khớp cắn, khiến việc cắn và nhai thức ăn trở nên khó khăn.
- Khó vệ sinh răng miệng: Răng hô dễ bị sâu răng và viêm nướu do thức ăn dễ mắc kẹt, khó làm sạch.
Răng hô có niềng được không?
Răng hô hoàn toàn có thể được điều chỉnh bằng phương pháp niềng răng. Niềng răng giúp điều chỉnh vị trí của răng và hàm, đưa các răng về vị trí đúng, cải thiện thẩm mỹ và chức năng ăn nhai. Tùy vào mức độ hô và độ tuổi của bệnh nhân, bác sĩ sẽ đề xuất phương pháp niềng răng phù hợp.
Cung cấp các giải pháp Niềng Răng chuẩn quốc tế
Lợi ích khi niềng răng hô
Một số lợi ích khi niềng răng hô phải kể đến như:
- Khắc phục hoàn toàn tình trạng khớp cắn sâu, khớp cắn chéo, giúp tương quan hai hàm cân đối, gương mặt hài hòa hơn.
- Mang đến hàm răng đều đẹp, đảm bảo tính thẩm mỹ cao, giúp khách hàng tự tin trong công việc, cuộc sống.
- Cải thiện chức năng ăn nhai, nhờ đó thức ăn được nghiền nát tốt hơn, không làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
- Sau niềng răng sẽ ngăn ngừa được các bệnh lý răng miệng do răng thẳng hàng, khớp cắn chuẩn, dễ dàng vệ sinh, thức ăn không bị dính ở kẽ răng.
4 phương pháp niềng răng hô
Đối với tình trạng răng hô, có 4 biện pháp giúp nắn chỉnh răng về đúng vị trí đó là:
Cơ chế hoạt động |
Ưu điểm |
Hạn chế |
|
Niềng răng hô bằng mắc cài thường |
Sử dụng dây cung, mắc cài, chun buộc gắn trên bề mặt răng, tạo lực siết để kéo răng về đúng vị trí trên cung hàm |
|
|
Niềng răng hô bằng mắc cài tự buộc |
Cơ chế hoạt động tương tự mắc cài thường, điểm khác biệt là chốt tự động sẽ được thay thế chun buộc để giữ dây cung trượt tự do trong rãnh mắc cài |
|
|
Niềng răng hô bằng mắc cài mặt trong |
Các khí cụ như mắc cài, dây cung, chun buộc được gắn ở mặt trong của răng, vẫn tạo lực kéo ổn định để đưa chúng về đúng vị trí chuẩn |
|
|
Niềng răng hô bằng khay niềng trong suốt |
Sử dụng hệ thống khay niềng trong suốt thay cho mắc cài để nắn chỉnh răng về vị trí mong muốn |
|
|
THAM KHẢO: Quy Trình Niềng Răng Chuẩn Y Khoa Thực Hiện Thế Nào?
Quy Trình Niềng Răng Hô
Niềng răng hô là một quá trình kéo dài, đòi hỏi sự kiên nhẫn và tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ dẫn của bác sĩ. Dưới đây là quy trình cơ bản:
Bước 1: Thăm Khám Tổng Quát Và Chụp Phim
Bác sĩ sẽ khám tổng quát răng miệng và chụp phim X-quang để đánh giá cấu trúc hàm và tình trạng răng hô. Dựa trên kết quả này, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.
Bước 2: Lên Kế Hoạch Điều Trị Niềng Răng
Sau khi có kết quả chụp phim, bác sĩ sẽ lập kế hoạch điều trị chi tiết, bao gồm thời gian niềng răng, các bước điều trị và dự kiến kết quả đạt được.
Bước 3: Lấy Dấu Hàm Và Sản Xuất Khí Cụ Chỉnh Nha
Bác sĩ sẽ lấy dấu hàm của bệnh nhân để sản xuất các khí cụ chỉnh nha, bao gồm mắc cài và dây cung (hoặc khay niềng nếu sử dụng Invisalign).
Bước 4: Gắn Khí Cụ Niềng Răng
Khí cụ chỉnh nha sẽ được gắn lên răng. Bác sĩ sẽ điều chỉnh lực kéo phù hợp để bắt đầu quá trình di chuyển răng.
Bước 5: Tái Khám Răng Định Kỳ
Trong suốt quá trình niềng răng, bệnh nhân cần tái khám định kỳ để bác sĩ kiểm tra và điều chỉnh khí cụ, đảm bảo quá trình di chuyển răng diễn ra đúng tiến độ.
Niềng răng hô bao nhiêu tiền?
Giá niềng răng hô dao động từ 18.000.000 – 55.000.000 VNĐ (niềng răng mắc cài) và 45.000.000 – 120.000.000 VNĐ (niềng răng trong suốt). Chi phí chỉnh nha trong trường hợp này có sự thay đổi phụ thuộc vào phương pháp thực hiện, tình trạng răng miệng, chính sách của nha khoa.
Dưới đây là bảng giá niềng răng hô cập nhật mới nhất hiện nay:
Phương pháp niềng răng hô |
Chi phí (VNĐ) |
Niềng răng mắc cài kim loại thường |
18.000.000 - 31.000.000 |
Niềng răng mắc cài kim loại tự buộc |
40.000.000 |
Niềng răng mắc cài sứ thường |
46.500.000 |
Niềng răng mắc cài sứ tự buộc |
55.000.000 |
Niềng răng mắc cài sapphire thẩm mỹ |
48.000.000 |
Niềng răng Invisalign Lite |
45.000.000 - 60.000.000 |
Niềng răng Invisalign Moderate 1 hàm |
70.000.000 |
Niềng răng Invisalign Moderate 2 hàm |
90.000.000 |
Niềng răng Invisalign Full Comprehensive |
120.000.000 |
Niềng răng có bị hô lại không?
Đa số các ca niềng răng hô đều có tỷ lệ thành công khá cao, tuy nhiên vẫn có một số trường hợp niềng răng xong bị hô lại do những nguyên nhân sau:
- Niềng sai phương pháp: Nếu bác sĩ thăm khám không kỹ, tư vấn sai phương pháp cho khách hàng, khí cụ không tạo đủ lực để kéo răng sẽ không thể xử lý triệt để tình trạng hô. Vì thế sau khi tháo mắc cài, khay niềng, nhiều người bị hô lại.
- Không đeo hàm duy trì thường xuyên: Thực tế sau khi kết thúc quá trình chỉnh nha, các răng chưa cố định, vẫn có thể chạy về vị trí cũ, vì thế bác sĩ sẽ yêu cầu khách hàng đeo hàm duy trì trong 6 – 12 tháng. Việc không đeo hàm duy trì đúng thời hạn hoặc thời gian đeo mỗi ngày quá ít, bạn vẫn có thể bị hô trở lại.
- Chế độ ăn uống không đúng: Sau khi tháo niềng, tình trạng răng chưa ổn định, xương ổ răng cần thời gian để tái tạo, đồng thời giữ răng cứng chắc ở vị trí mới. Nếu bạn liên tục ăn thực phẩm dai, cứng thì khả năng cao bị hô lại.
- Vệ sinh răng miệng không kỹ: Chăm sóc răng miệng không đúng cách khiến mảng bám hình thành gây ra các vấn đề như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu. Đây chính là lý do khiến răng bị xê dịch về vị trí ban đầu.
Thắc mắc liên quan
Dưới đây là một số câu hỏi liên quan đến chủ đề niềng răng hô:
Niềng răng hô có phải nhổ răng không?
Trong trường hợp răng hô nhưng hàm răng đã có đủ khoảng trống cho các răng lệch lạc dịch chuyển thì khách hàng không cần nhổ răng. Ngược lại khung hàm quá hẹp, các răng mọc chen chúc, không có khoảng trống phù hợp để kéo răng, bác sĩ buộc phải nhổ răng ở những vị trí không đảm nhiệm chức năng ăn nhai như răng số 4, 5.
Niềng răng hô có phải nhổ răng không sẽ được bác sĩ tư vấn sau khi đã thăm khám, chụp X-quang, đảm bảo tiêu chí an toàn, không xâm lấn cấu trúc răng hay gây biến chứng về sau.
Niềng răng hô mất bao lâu?
Thông thường, thời gian niềng răng hô mất khoảng 18 – 24 tháng, tuy nhiên thực tế khách hàng có thể mất nhiều thời gian hơn phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
- Tình trạng răng miệng: Nếu răng hô nhẹ, hàm răng nhanh chóng dịch chuyển về đúng vị trí, thời gian chỉnh nha cũng được rút ngắn hơn, trung bình là 18 – 24 tháng. Ngược lại răng hô nặng phải mất từ 24 – 36 tháng để hoàn thành một ca niềng.
- Phương pháp thực hiện: Khách hàng lựa chọn niềng răng mặt ngoài có lực kéo ổn định, nắn chỉnh răng tốt, có thể rút ngắn thời gian niềng từ 3 – 6 tháng so với niềng mặt trong hoặc dùng khay niềng trong suốt.
- Cách chăm sóc tại nhà: Với những ai tuân thủ đúng yêu cầu của bác sĩ, có cách chăm sóc, vệ sinh tại nhà đúng chuẩn cũng giúp răng nhanh chóng dịch chuyển về đúng vị trí.
TÌM HIỂU THÊM: Thời Gian Niềng Răng Mất Bao Lâu Để Hoàn Thành?
Niềng răng hô có đau không?
Đau nhức là cảm giác khó tránh khỏi khi niềng răng. Lý do là bởi trong giai đoạn đầu, răng chưa quen với sự xuất hiện của các khí cụ. Đồng thời, lực siết răng khiến khách hàng bị đau nhức.
Ngoài ra, còn một số nguyên nhân gây đau khi niềng răng đó là mắc cài, dây cung cọ xát vào vùng má hoặc bác sĩ chỉ định một số thủ thuật liên quan như nhổ răng, gắn minivis, tách kẽ,…
Bạn có thể yên tâm vì cảm giác đau nhức thường chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, sau đó giảm dần và biến mất, bạn vẫn có thể ăn uống, sinh hoạt như bình thường.
Niềng răng hô là giải pháp hoàn hảo trong trường hợp sai lệch khớp cắn, răng hàm trên chìa ra ngoài so với răng hàm dưới. Để quá trình chỉnh nha thuận lợi, an toàn và đạt kết quả cao, bạn nên lựa chọn nha khoa uy tín và tuân thủ đúng những chỉ định của bác sĩ khi chăm sóc răng miệng tại nhà.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
- Niềng Răng Lệch Khớp Cắn Hiệu Quả Không? Phương Pháp Nào Hiệu Quả?
- Mất Răng Có Niềng Răng Được Không? Niềng Thế Nào Hiệu Quả Nhất?
- Tiêu Xương Hàm Có Niềng Răng Được Không? Thực Hiện Thế Nào?
Cơ sở chính: Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội
Chi nhánh Sài Gòn 1: 359C - 359D Đỗ Xuân Hợp, Phường Phước Long B – TP. Thủ Đức, TP. HCM
Chi nhánh Sài Gòn 2: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!