Bọc Răng Sứ Bị Hở Vì Lý Do Nào? Cách Khắc Phục Hiệu Quả Nhất
- Bác sĩ nội trú Răng Hàm Mặt tại Đại học Y Hà Nội
- Chứng chỉ cấy ghép Nha khoa nâng cao: Cấy ghép và phục hình Implant tức thì
- Chứng chỉ cắm ghép Implant nha khoa cấp bởi viện đào tạo RHM - ĐH Y Hà Nội
- Chứng chỉ Chỉnh nha Invisalign Fundamentals Seminar Hoa Kỳ
- Chứng nhận đào tạo Bí quyết chỉnh nha hiệu quả - Điều trị răng ngầm
Danh sách ưu đãi Bọc Răng Sứ
Dấu hiệu răng sứ bị hở bao gồm nhạy cảm khi tiếp xúc với nhiệt độ, thay đổi hình dạng và vị trí của răng, mùi hôi từ miệng, khó chải răng, và nước bọt/thức ăn kẹt giữ [1]. Nguyên nhân có thể là xâm lấn răng thật quá mức, kỹ thuật chưa chuyên nghiệp, chất lượng răng sứ kém, hoặc không tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ [2]. Đối mặt với tình trạng này, việc khắc phục ngay là quan trọng để duy trì sinh hoạt ăn uống và sức khỏe răng miệng [3].
Dấu hiệu nhận biết răng sứ bị hở
Nếu quý độc giả gặp phải một trong những dấu hiệu sau đây, rất có thể bạn đang mắc phải vấn đề bọc răng sứ bị hở và cần đến ngay cơ sở nha khoa uy tín gần nhất để được các nha sĩ có chuyên môn thăm khám và kịp thời khắc phục:
- Soi gương và nhìn thấy rõ khe hở trống ở chân răng giữa răng sứ với răng thật: Đây là cách dễ nhận biết nhất khi gặp phải trường hợp bọc răng sứ bị hở lớn, nếu vết hở quá nhỏ thì bạn vẫn có thể không phát hiện ra nếu nhìn bằng mắt thường.
- Thường xuyên bị giắt thức ăn ở phần chân của răng: Bởi vì thông thường, khi bọc răng sứ, các phần răng sẽ được thiết kế chuẩn theo đúng kích thước, vừa khít với nhau để đảm bảo mức độ thẩm mỹ tốt nhất. Nếu sau khi ăn, thức ăn vẫn bị giắt lại, chứng tỏ phần răng sứ của bạn đang bị hở.
- Khi cắn, nhai, xé có cảm giác kênh, cộm: Khi lớp mão sứ bên ngoài không khớp với kích thước thực tế của răng thì việc ăn nhai sẽ trở nên khó khăn hơn. Thậm chí, đôi khi nhai mạnh, bạn còn bị thấy nhói ở phần lợi. Bạn nên tìm hiểu thêm về tình trạng bọc răng sứ bị cộm để có cách phòng ngừa và xử lý kịp thời.
- Tụt lợi ngày càng nặng vén sâu xuống: Bị răng sứ bọc bị hở, phần lợi sẽ ngày càng bị tụt xuống, làm hở phần răng thật bên trong.
- Chân răng bắt đầu đen và lan ra dần: Viền đen ở phần chân răng xuất hiện là do màu của sườn răng sứ bị lộ ra ngoài.
- Cảm thấy nhức nhối, buốt khi ăn đồ nóng hay lạnh, rất nhạy cảm với nhiệt độ: Khi bọc sứ bị hở, đồng nghĩa với việc phần trụ răng bên trong sẽ bị lộ và tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Mà phần trụ răng này đã bị mài mòn để chụp mão sứ nên sẽ bị nhạy cảm hơn với các loại thực phẩm.
XEM THÊM: Bọc Răng Sứ Bị Ê Buốt Phải Làm Sao?
Bất kỳ khi nào nhận thấy những dấu hiệu bất thường ở trên đây sau khi thực hiện xong dịch vụ bọc răng sứ. Bạn nên theo dõi kỹ lưỡng và nên đến các cơ sở nha khoa để được bác sĩ thăm khám cũng như khắc phục kịp thời. Việc làm này cũng giúp ngăn ngừa sớm các phát sinh ảnh hưởng đến sức khoẻ răng miệng nói riêng và sức khoẻ toàn cơ thể nói chung.
Nguyên nhân khiến sau khi bọc răng sứ bị hở
Thực tế xảy ra, có vô vàn nguyên do khác nhau gây nên tình trạng răng bọc sứ hở nhưng chúng tôi sẽ đề cập đến những lý do phổ biến thường hay bắt gặp nhất:
- Khâu thực hiện ban đầu sai lệch: Bọc hở có thể do nha sĩ lúc ban đầu đã làm kỹ thuật mài răng hay lấy dấu răng bằng Alginate quá ẩu gây ra sai số tương đối lớn. Giai đoạn đầu tưởng chừng đơn giản nhưng lại ảnh hưởng tới tính chính xác của các bước tiếp theo, răng sứ khi được dán vào không thể ôm khít hoàn toàn vào răng thật.
- Bác sĩ kém chuyên môn: Nếu bạn không may gặp phải “nha tặc”, nha sĩ tay nghề còn non trẻ, thiếu kinh nghiệm và còn đang trong giai đoạn trau dồi, tích lũy chuyên môn thì tình trạng bọc răng sứ hở cho bạn là điều không mấy khó hiểu. Nha sĩ kém chuyên môn dễ lắp mão sứ vênh lệch, chưa ôm sát răng thật, làm đường chân răng bị hở.
- Răng sứ kém chất lượng: Nếu bạn đã lựa chọn mức giá quá rẻ cho bộ răng sứ của mình, rất có thể bạn đã chọn phải loại răng sứ kém chất lượng, không rõ nguồn gốc và dẫn đến thông số không được chuẩn chỉ như yêu cầu chưa kể đến còn ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng về lâu dài.
- Nha khoa có cơ sở vật chất không tốt: Khi làm labo cần yêu cầu độ chính xác cao, nhưng nếu vì tối thiểu hóa chi phí, nhiều nha khoa không dùng đến công nghệ máy móc làm cho sai lệch nhiều khi thiết kế, mão sứ không khớp với răng.
- Do chủ quan của người sử dụng: Do bản thân người sử dụng răng sứ bọc không nghe theo lời chỉ dẫn của nha sĩ về việc chăm sóc răng miệng đúng cách cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn tới tuổi thọ của răng sứ cũng như sức khỏe răng miệng của chính mình. Một vài người bị tiêu xương cũng gây nên tình trạng răng bọc sứ bị hở.
TÌM HIỂU: Hậu Quả Bọc Răng Sứ Giá Rẻ, Kém Chất Lượng.
Cung cấp các giải pháp Bọc Răng Sứ chuẩn quốc tế
Những biến chứng có thể xảy ra nếu không khắc phục kịp thời
Bọc răng sứ bị hở là sự cố không ai mong muốn, gây ảnh hưởng nặng nề tới vấn đề sức khỏe, mặt thẩm mỹ và cả tâm lý của những người đã tin tưởng lựa chọn làm đẹp bằng phương pháp này. Sau đây là những biến chứng thường gặp có thể xảy ra nếu không kịp thời khắc phục:
- Hơi thở luôn có mùi khó chịu: Nguyên nhân nằm ở việc thức ăn vụn giắt kẹt ở phần hở do bọc sứ rất khó loại bỏ trong chu trình chăm sóc vệ sinh răng miệng hàng ngày. Vụn thức ăn sẽ lên men ngay trong miệng tạo thành các ổ vi khuẩn gây khiến vị trí răng bọc sứ có mùi khó chịu.
- Khó khăn trong ăn uống: Cảm giác giắt thức ăn trong thời gian dài còn gây nhức nhối dai dẳng cho nướu, lợi bị viêm nhiễm dễ bị viêm nha chu. Cảm giác ăn nhai cập kênh, không thật khiến người bọc sứ mất hứng thú trong ăn uống, chán ăn, sụt cân.
- Răng thật ở bên trong dễ gặp phải các vấn đề bệnh lý nghiêm trọng: Các bệnh có thể kể đến như sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu, tụt chân răng,…. Nếu những tổn thương càng ngày càng nặng, về lâu dần có thể dẫn đến viêm nhiễm tủy răng, mất răng gốc. Khi này, nhiều nguy hiểm bọc răng sứ do tổn thương tủy răng có thể xảy ra, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cơ thể.
- Người bọc răng sứ bị hở dễ bị các bệnh đường tiêu hóa: Như đau dạ dày, đau đại tràng, viêm loét thực quản do trào ngược,… do cảm thấy đau đớn nên qua loa không nhai kĩ mà vội nuốt ngay.
- Tự ti trong giao tiếp hàng ngày: Vết hở lộ rõ khiến người lắp răng sứ tự ti khi cười cùng với tâm lý đã tốn rất nhiều tiền để làm răng mà không như ý muốn dễ gây ra stress và các vấn đề tâm lý khác.
TÌM HIỂU: Bọc Răng Sứ Có Bị Hôi Miệng Không? Khắc phục như thế nào?
Có thể làm gì để khắc phục tình trạng răng sứ bị hở?
Để khắc phục tình trạng bọc răng sứ bị hở một cách chính xác, hiệu quả nhất, chúng tôi luôn luôn khuyên nhủ những độc giả của mình hãy nhanh chóng tìm đến những cơ sở nha khoa uy tín để khắc phục tình trạng.
Với sự trợ giúp của các y bác sĩ có chuyên môn cao và đã có kinh nghiệm xử lý nhiều ca tương tự. Bạn không nên tự ý sửa chữa sự cố này ở nhà vì các kĩ thuật trong nha khoa là vô cùng phức tạp, yêu cầu kiến thức và sự hỗ trợ của máy móc hiện đại.
Tùy với từng ca bệnh, mỗi nha sĩ sẽ lập một lộ trình khắc phục phù hợp. Nha sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân bạn bị hở răng sứ bọc sau đó mới tiến hành chữa trị. Ví dụ nếu bọc răng sứ bị hở đã lâu gây nên bệnh lý nghiêm trọng cho phần răng thật bên trong, nha sĩ sẽ tháo toàn bộ phần sứ bên ngoài để xử lý dứt điểm các vấn đề bệnh lý rồi mới tiến hành bọc mới mão sứ khác.
Bọc răng sứ bị hở có thể xảy đến với bất cứ ai từng sử dụng phương pháp thẩm mĩ này. Điều quan trọng là hãy chọn lựa đúng nơi để đặt niềm tin ban đầu và thật bình tĩnh tìm hướng giải quyết khi phát hiện ra những dấu hiệu đầu tiên. Mong rằng lời chia sẻ từ ViDental là hữu ích với quý độc giả và chúc các bạn sớm sở hữu nụ cười đáng mong ước!
ĐỌC THÊM:
- Răng Bọc Sứ Bị Viêm Tủy Do Đâu, Khắc Phục Như Thế Nào?
- Răng Bọc Sứ Bị Lung Lay Gây Hậu Quả Gì?
- Bọc Răng Sứ Ở Đâu Tốt Nhất Hà Nội?
- Làm Răng Sứ Ở Đâu Tốt Nhất TpHCM?
Cơ sở chính: Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội
Chi nhánh Sài Gòn 1: 359C - 359D Đỗ Xuân Hợp, Phường Phước Long B – TP. Thủ Đức, TP. HCM
Chi nhánh Sài Gòn 2: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!