Răng Lấy Tủy Bọc Sứ Được Bao Lâu, Chịu Tác Động Bởi Yếu Tố Nào?
4 yếu tố quyết định tuổi thọ răng lấy tủy bọc sứ
Răng đã lấy tủy không thể tồn tại vĩnh viễn, thường duy trì từ 15 – 25 năm. Tuy nhiên nếu khách hàng bọc sứ bên ngoài để bảo vệ, tuổi thọ có thể kéo dài hơn.
Thực tế răng lấy tủy bọc sứ được bao lâu sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Chất liệu răng sứ: Hiện nay có 2 loại mão sứ được dùng phổ biến là răng sứ kim loại và răng sứ toàn sứ. Trong đó răng sứ kim loại dễ bị oxy hóa gây đen viền nướu và kích thích nếu ăn thực phẩm nóng lạnh nên tuổi thọ chỉ duy trì từ 5 - 10 năm. Với răng sứ toàn sứ không chứa kim loại, không bị phản ứng trong khoang miệng, độ bền cao, từ 15 - 25 năm hoặc lâu hơn.
- Tình trạng răng miệng: Với khách hàng có răng miệng khỏe mạnh, không gặp vấn đề bất thường, không bị lung lay, sứt mẻ thì quá trình mài răng bọc sứ ít hơn, từ đó có thể tăng tuổi thọ răng. Tuy nhiên khi răng yếu, cần mài nhiều răng hoặc bị viêm nha chu, viêm nướu, sâu răng, sau khi xử lý thì độ bền của răng cũng giảm đi đáng kể và cùi răng không tồn tại được lâu dài.
- Tay nghề của bác sĩ: Răng lấy tủy bọc sứ được bao lâu cũng chịu tác động bởi tay nghề của bác sĩ. Nếu bác sĩ đảm bảo trình độ chuyên môn, nhiều kinh nghiệm, mài răng đúng tỷ lệ, lắp mão sứ sát khít và tuân thủ đúng quy trình bọc sứ sẽ giúp tăng tuổi thọ của răng. Ngược lại việc mài răng quá nhiều gây xâm lấn cấu trúc bên trong, gắn mão sứ không phù hợp trên răng khiến răng nhanh hỏng, sứt mẻ và không thể sử dụng.
- Cách chăm sóc tại nhà: Răng lấy tủy bọc sứ nếu được chăm sóc tốt, bảo vệ đúng cách chắc chắn sẽ tăng được tuổi thọ, đảm bảo răng sử dụng được trong thời gian dài. Nếu quá trình ăn uống, vệ sinh không được chú trọng, răng nhanh chóng bị hư hỏng, tuổi thọ giảm.
XEM THÊM: Các loại răng sứ phổ biến – Loại nào tốt?
Cách chăm sóc răng sau khi điều trị tủy và bọc sứ
Để kéo dài thời gian sử dụng răng đã lấy tủy và bọc sứ, bạn cần chú ý một số vấn đề sau:
- Cần hạn chế ăn thực phẩm quá dai, quá cứng vì chúng có thể khiến răng sứt mẻ, nứt vỡ, mão sứ rơi ra và ảnh hưởng đến cùi răng thật bên trong.
- Tránh ăn thức ăn, đồ uống có nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, quá cay hoặc quá chua bởi nhóm thực phẩm này có khả năng gây kích ứng, làm mòn men răng, tác động xấu đến cả mão sứ bên ngoài và răng đã lấy tủy bên trong.
- Thực phẩm dễ nhiễm màu như nước ngọt có màu đậm, nước tương, nghệ, củ dền,... có khả năng làm đổi màu răng sứ khiến răng nhanh hỏng, vì thế bạn cần hạn chế ăn.
- Chải răng mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 2 phút, sử dụng bàn chải lông mềm và chải theo chiều dọc của răng, tránh tác động theo chiều ngang làm mòn men răng và không loại bỏ được mảng bám, thức ăn thừa bám dính.
- Bạn có thể sử dụng nước súc miệng chuyên dụng, chỉ nha khoa, máy tăm nước để làm sạch răng tốt nhất, tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn răng miệng.
- Nên thăm khám định kỳ nha khoa 6 tháng/lần để bác sĩ lấy cao răng, kiểm tra tình trạng răng miệng và xử lý nếu có vấn đề bất thường như viêm nướu, sâu răng, răng sứ nứt vỡ.
Các chuyên gia của ViDental đã giải đáp chi tiết cho bạn đọc về vấn đề răng lấy tủy bọc sứ được bao lâu. Có thể thấy tuổi thọ răng có thể kéo dài hoặc bị rút ngắn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nếu muốn duy trì chức năng của răng sau khi lấy tủy bọc sứ, bạn nên lựa chọn nha khoa uy tín và chú ý nhiều hơn đến cách chăm sóc tại nhà.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
- Răng Lấy Tủy Có Nên Bọc Lại Không – Giải Đáp Từ Chuyên Gia
- Ai Nên Bọc Sứ Lần 2, Cần Lưu Ý Điều Gì?
- Thận Trọng: Bọc Răng Sứ Bị Viêm Tủy – Cách Xử Lý Tốt
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!