Niềng Răng Bị Ê Buốt Có Sao Không? Hướng Dẫn Xử Lý Hiệu Quả

bs-thai
Cố vấn chuyên môn: Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Thái
  • Bác sĩ CKII chuyên khoa Răng Hàm Mặt
  • 1 trong 10 bác sĩ ĐẦU TIÊN tại Hà Nội đạt chứng chỉ Invisalign
  • Chứng chỉ cấy ghép Implant nha khoa - Cấp tại Los Angeles
  • Chủ tịch Hiệp hội Nha khoa tư nhân Việt Nam
  • Thành viên BCH Hiệp hội Nha chu Việt Nam
  • Đại sứ thương hiệu Mylis Arrow Implants System

Niềng răng bị ê buốt có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau [1]. Dưới đây là một số cách để giảm ê buốt khi niềng răng [2]:

  1. Sử dụng nước muối để làm sạch răng và giảm ê buốt.
  2. Chăm sóc vệ sinh răng miệng đúng cách và hạn chế thực phẩm có nhiều acid.
  3. Tránh ăn uống những thực phẩm quá dai, cứng khi đang trong quá trình niềng răng.

Nếu tình trạng ê buốt kéo dài hoặc trở nên quá khó chịu, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nha khoa để đề xuất giải pháp phù hợp [3].

Nguyên nhân răng bị ê buốt trong khi niềng

Vì sao răng bị ê buốt trong khi niềng?”. Theo Bác sĩ CKII Nguyên Thị Thái, nguyên nhân răng bị ê buốt khi niềng có thể xuất phát từ các vấn đề sau:

  • Nền răng yếu: Một số người có gen di truyền làm cho răng và xương hàm yếu, làm tăng nguy cơ răng bị ê buốt khi niềng.
  • Tình trạng răng miệng không tốt: Nếu trước khi niềng gặp vấn đề liên quan tới viêm nướu, sâu răng,… không được xử lý triệt để thì sẽ có khả năng cao răng bị đau nhức răng trong quá trình chỉnh nha.
  • Mắc cài kém chất lượng: Mắc cài niềng không đảm bảo chất lượng có thể tạo áp lực không đều lên răng, gây ra ê buốt và đau nhức.
  • Niềng răng sai kỹ thuật: Kỹ thuật niềng răng không đúng có thể làm tổn thương chân răng và dây chằng, gây ra tình trạng ê buốt. Lực siết hàm quá mạnh cũng có thể tạo áp lực lớn lên răng khiến cho răng bị đau.
  • Chăm sóc răng không đúng cách: Những thói quen chăm sóc, vệ sinh răng miệng không đúng cách có thể làm tổn hại lớp men răng. Từ đó khiến răng nhạy cảm và dễ gặp tình trạng ê nhức.
Niềng răng bị ê buốt
Niềng răng bị ê buốt

Hướng dẫn xử lý tình trạng ê buốt răng khi niềng hiệu quả

Trong những ngày đầu mới đeo khí cụ, việc đau nhức, ê buốt răng là vấn đề không thể tránh khỏi. Để cải thiện tình trạng này, bạn có thể áp dụng một số biện pháp giảm đau ngay tại nhà sau đây:

Chườm lạnh

Chườm lạnh là một trong những biện pháp làm dịu cơn đau đau nhanh chóng. Bởi nhiệt độ thấp từ đá lạnh sẽ làm giảm lưu lượng máu đến vùng ảnh hưởng, từ đó cải thiện tình trạng ê buốt răng hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Dùng đá lạnh hoặc túi lạnh đặt trên vùng niềng răng trong khoảng 10 – 15 phút.
  • Lặp lại quy trình này mỗi 2 – 3 giờ để giảm đau và sưng.

Sức miệng bằng nước muối

Ngoài chườm lạnh, bệnh nhân có thể kết hợp với súc miệng bằng nước muối để giảm triệu chứng niềng răng bị ê buốt.

Cách thực hiện:

  • Pha nước muối ấm và súc miệng hàng ngày. Thực hiện 2 ngày/lần để đảm bảo răng khỏe mạnh.
  • Nước muối có thể giúp giảm viêm nhiễm và làm dịu cảm giác ê buốt.
Súc miệng bằng nước muối giúp kháng viêm, diệt khuẩn
Súc miệng bằng nước muối giúp kháng viêm, diệt khuẩn

Sử dụng thuốc giảm đau

Sau khi hoàn thiện quy trình gắn khí cụ, người bệnh có thể sử dụng thuốc giảm đau theo đơn của bác sĩ để giảm cảm giác đau nhức, ê buốt. Tuy nhiên không nên lạm dụng thuốc bởi chúng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể. 

  • Sử dụng các loại thuốc giảm đau và chống viêm theo đơn của bác sĩ.
  • Tuân thủ liều lượng và hướng dẫn sử dụng của bác sĩ.

LƯU Ý: Nếu triệu chứng ê buốt kéo dài liên tục trong nhiều ngày và không có dấu hiệu thuyên giảm khi sử dụng thuốc giảm đau, bạn nên nhanh chóng đến cơ sở nha khoa để được bác sĩ kiểm tra và xử lý kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm về sau. 

ĐỌC THÊM: Răng Lung Lay Khi Niềng – Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục. 

Biện pháp hạn chế răng ê buốt trong khi niềng trở lại

Để hạn chế tình trạng ê buốt răng khi niềng trở lại, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:

  • Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ niềng răng: Luôn tuân thủ đúng các hướng dẫn chăm sóc răng và khí cụ niềng của bác sĩ. Thực hiện đúng lịch tái khám và điều trị theo đúng kế hoạch.
  • Chế độ ăn uống hợp lý: Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cần thiết như vitamin D, canxi, omega3, photpho. Hạn chế ăn đồ quá lạnh, quá nóng hoặc các loại thực phẩm chứa hàm lượng acid cao bởi chúng là nguyên nhân hàng đầu khiến răng thường xuyên bị ê buốt.
  • Chăm sóc răng đúng cách: Chải răng nhẹ nhàng bằng bàn chải và kem đánh răng được bác sĩ khuyến nghị. Nếu có điều kiện, nên đầu tư vào các thiết bị như bàn chải điện, máy tăm nước để tăng hiệu quả làm sạch và phòng tránh các vấn đề nha khoa.
  • Tái khám đúng định kỳ: Đảm bảo thực hiện đúng lịch trình tái khám để bác sĩ có thể kiểm tra và điều chỉnh lực siết phù hợp.
  • Nếu có dấu hiệu bất thường: Nếu bạn phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, như đau đớn, sưng, hoặc cảm giác ê buốt kéo dài, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Bài viết trên, chúng tôi đã tổng hợp những thông tin quan trọng nhất liên quan đến tình trạng niềng răng bị ê buốt. Nhìn chung, đây là hiện tượng sinh lý bình thường, không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, bạn không nên chủ quan bởi triệu chứng này có thể là dấu hiệu nhận biết một biến chứng nguy hiểm khác. 

THAM KHẢO THÊM CÁC CHỦ ĐỀ: 

Xem thêm

Xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trồng Răng Implant Giá Bao Nhiêu? Mẹo Tiết Kiệm Chi Phí
Trồng Răng Implant Giá Bao Nhiêu? Mẹo Tiết Kiệm Chi Phí

Chi phí trồng răng Implant tại nha khoa ViDental sẽ nằm trong khoảng 7.500.000 – 208.000.000 VNĐ. Mức giá này sẽ chịu ảnh hưởng bởi...

Nhổ Răng Khôn Bao Nhiêu Tiền? Có Được Bảo Hiểm Chi Trả Hay Không?
Nhổ Răng Khôn Bao Nhiêu Tiền? Có Được Bảo Hiểm Chi Trả Hay Không?

Mức giá nhổ răng khôn sẽ nằm trong khoảng 1.000.000 – 4.000.000 VNĐ/1 răng. Chi phí này sẽ chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố...

Các Phương Pháp Niềng Răng Mắc Cài Kim Loại Bao Nhiêu Tiền?
Phương Pháp Niềng Răng Mắc Cài Kim Loại Bao Nhiêu Tiền?

Niềng răng mắc cài kim loại là phương pháp chỉnh nha truyền thống, sử dụng lực siết từ mắc cài và dây cung để nắn...

Niềng Răng Mắc Cài Sứ Giá Bao Nhiêu? Chuyên Gia Giải Đáp

Niềng răng mắc cài sứ là phương pháp sử dụng chất liệu sứ cùng dây cung để tạo lực siết, giúp răng nhanh chóng dịch...

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Nha khoa Quốc Tế ViDental - Đống Đa, Hà Nội: Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

ViDental - APEC Thủ Đức - Cơ sở TPHCM : 359C - 359D Đỗ Xuân Hợp, Phường Phước Long B – TP. Thủ Đức, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

ViDental - Guva Phú Nhuận - Cơ sở TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Messenger zalo
0987.933.309