Niềng Răng Bị Sưng Lợi Cần Phải Làm Gì? Có Nguy Hiểm Không?

bs-thai
Cố vấn chuyên môn: Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Thái
  • Bác sĩ CKII chuyên khoa Răng Hàm Mặt
  • 1 trong 10 bác sĩ ĐẦU TIÊN tại Hà Nội đạt chứng chỉ Invisalign
  • Chứng chỉ cấy ghép Implant nha khoa - Cấp tại Los Angeles
  • Chủ tịch Hiệp hội Nha khoa tư nhân Việt Nam
  • Thành viên BCH Hiệp hội Nha chu Việt Nam
  • Đại sứ thương hiệu Mylis Arrow Implants System

Niềng răng bị sưng lợi có thể gặp những vấn đề như viêm nướu và sưng tấy [1]. Dưới đây là cách khắc phục [2]:

  • Theo dõi các dấu hiệu sưng lợi: Màu sắc lợi thay đổi, mềm, và có thể có mùi hôi miệng.
  • Chăm sóc răng đúng cách: Chọn bác sĩ niềng răng có kinh nghiệm để tránh tình trạng tổn thương không mong muốn.
  • Thay đổi thói quen vệ sinh răng: Sử dụng chỉ nha khoa, máy tăm nước, và nước súc miệng để duy trì vệ sinh.

Nhớ rằng, nếu tình trạng không cải thiện, việc thăm bác sĩ là quan trọng để nhận định nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp [3].

Nguyên nhân khiến lợi bị sưng khi đang niềng răng

Niềng răng bị sưng lợi là biến chứng khá nguy hiểm mà bệnh nhân không nên chủ quan. Tình trạng này xuất phát chủ yếu do niềng răng sai kỹ thuật, chế độ chăm sóc răng miệng không đảm bảo và một số nguyên nhân chủ quan khác, cụ thể như sau: 

  • Niềng răng sai kỹ thuật

Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sưng lợi trong quá trình chỉnh nha. Thường xảy ra ở cơ sở nha khoa kém chất lượng, do bác sĩ thiếu tay nghề và trình độ chuyên môn. Quy trình niềng răng không đúng tiêu chuẩn, với lực siết răng quá mạnh, gây tổn thương vùng lợi.

  • Không điều trị bệnh lý dẫn đến sưng lợi khi niềng

Một số khách niềng gặp các vấn đề nha khoa nhưng không được điều trị trước khi niềng. Việc không xử lý triệt để các vấn đề nha khoa sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây sưng lợi và các tình trạng sức khỏe răng miệng không tốt khác.

Sưng lợi khi niềng do bác sĩ không điều trị dứt điểm bệnh lý nha khoa
Sưng lợi khi niềng do bác sĩ không điều trị dứt điểm bệnh lý nha khoa
  • Chế độ chăm sóc răng niềng không đảm bảo

Thói quen nhai đá lạnh, ăn đồ cứng có thể gây sưng viêm lợi. Tiêu thụ thường xuyên đồ ngọt và nước có ga tạo điều kiện cho vi khuẩn, ổ viêm, và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng.

Ngoài ra, việc chải răng quá mạnh cũng làm tổn thương lợi. Nếu không phát hiện và khắc phục sớm, nướu răng có thể đổi màu và dẫn đến các vấn đề nhiễm trùng hoặc hoại tử răng.

Vệ sinh răng miệng sai cách gây tổn thương lợi
Vệ sinh răng miệng sai cách gây tổn thương lợi

Sưng lợi trong khi niềng có nguy hiểm không?

Trong khi niềng bị sưng lợi cho thấy sức khỏe răng miệng của bạn đang gặp vấn đề nghiêm trọng. Tình trạng này không chỉ gây đau nhức khó chịu mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Viêm tủy răng: Sưng lợi khi niềng do lực siết răng quá mạnh cũng ảnh hưởng đến cấu trúc răng bên trong. Khi đó, vi khuẩn tích tụ trong nướu răng sẽ tiếp tục tấn công sang các vị trí xung quanh, gây viêm tủy răng, thậm chí thối tủy, chết tủy.
  • Viêm nha chu: Sưng lợi khi niềng là một trong những dấu hiệu đầu tiên của viêm nha chu. Lúc này, người bệnh sẽ phải chịu những cơn đau nhức dữ dội, kèm theo nhiều triệu chứng bất thường khác. 
  • Tiêu chân răng: Sưng nướu khi niềng có thể dẫn đến tụt lợi, làm lộ chân răng và ảnh hưởng đến cấu trúc xương hàm. Về lâu dài sẽ xuất hiện tình trạng tiêu chân răng, răng không bám chắc lợi, trở nên lỏng lẻo, từ đó tăng nguy cơ mất răng vĩnh viễn. 

XEM NGAY: Tác Hại Của Niềng Răng – Những Thông Tin Quan Trọng. 

Hệ thống Nha khoa ViDental

Cung cấp các giải pháp Niềng Răng chuẩn quốc tế

Niềng răng bị sưng lợi khắc phục như thế nào?

Hướng dẫn khắc phục tình trạng sưng lợi trong quá trình niềng răng, BS Thái Niềng Răng chia sẻ:

Để xử lý triệt để tình trạng niềng răng bị sưng lợi tốt nhất, bạn nên thăm khám trực tiếp bác sĩ nha khoa. Tại đây, bác sĩ sẽ thăm khám nguyên nhân và đưa ra giải pháp khắc phục phù hợp cho bạn.

Đối với những trường hợp bị sưng lợi, bác sĩ quyết định đưa ra hướng xử lý vấn đề dựa trên nguyên nhân. Cụ thể:

  • Điều chỉnh lực siết hàm: Tình trạng sưng lợi chủ yếu xuất phát từ lực siết hàm quá mạnh, chèn ép răng và mô mềm xung quanh. Bác sĩ sẽ điều chỉnh lực siết sao cho phù hợp với từng giai đoạn niềng răng, giảm áp lực đối với nướu và lợi.
  • Điều trị bệnh lý nha khoa: Nha sĩ sẽ kiểm tra tình trạng sức khỏe răng miệng hiện tại của bệnh nhân để đảm bảo không có bệnh lý nha khoa. Nếu phát hiện ổ viêm, bác sĩ sẽ xử lý triệt để để ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn gây hại. Loại bỏ vi khuẩn có thể cải thiện đáng kể tình trạng sưng lợi khi niềng răng.
  • Tháo niềng răng: Thực hiện khi sưng lợi nghiêm trọng, dẫn đến viêm nha chu không thể kiểm soát. Nha sĩ tháo niềng và thực hiện điều trị dứt điểm ổ viêm trước khi tiếp tục quá trình chỉnh nha. Đảm bảo rằng sau khi răng ổn định trở lại, quá trình niềng có thể tiếp tục mà không gặp vấn đề sưng lợi.

Tuy nhiên, nếu bác sĩ qua thăm khám thấy tình trạng sưng lợi chỉ ở mức độ nhẹ, bạn có thể an tâm sử dụng thuốc kháng viêm và thực hiện chăm sóc răng miệng theo hướng dẫn của bác sĩ để mau chóng hết tình trạng sưng lợi.

Niềng răng bị sưng lợi nên thăm khám bác sĩ nha khoa
Niềng răng bị sưng lợi nên thăm khám bác sĩ nha khoa

Biện pháp phòng ngừa niềng răng bị sưng lợi hiệu quả

Niềng răng là một thủ thuật tương đối khó, đòi hỏi tay nghề cao từ bác sĩ chuyên khoa và chế độ chăm sóc kỹ lưỡng của người bệnh. Để đảm bảo quá trình chỉnh nha diễn ra nhanh chóng, dễ dàng và hạn chế các vấn đề phát sinh, bạn đọc cần tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

Vệ sinh răng miệng 

Trong những ngày đầu mới đeo niềng, bạn sẽ có cảm giác vướng víu, khó chịu lo lực siết từ mắc cài hoặc khay chỉnh nha. Thêm vào đó, khí cụ còn làm cản trở quá trình vệ sinh răng miệng hằng ngày. Đây chính là nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh lý về răng và nướu khi niềng.

Để phòng ngừa các biến chứng xấu xảy ra, người bệnh nên chú ý một số nguyên tắc sau đây: 

  • Chọn bàn chải đánh răng phù hợp với khí cụ niềng để tránh làm tổn thương nướu và lợi.
  • Đánh răng với lực vừa phải để tránh sưng lợi, chảy máu chân răng, và bung mắc cài trong quá trình chỉnh nha.
  • Sử dụng thiết bị chăm sóc răng miệng thông minh như bàn chải điện hoặc máy tăm nước để giúp loại bỏ mảng bám và cặn thức ăn thừa.
Vệ sinh răng niềng đúng cách, tránh gây áp lực mạnh lên vùng nướu, lợi
Vệ sinh răng niềng đúng cách, tránh gây áp lực mạnh lên vùng nướu, lợi

Chế độ ăn uống 

Bên cạnh vệ sinh răng miệng, người bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, cụ thể như sau: 

  • Ăn thực phẩm mềm, dễ nuốt trong những ngày đầu niềng răng để giảm áp lực lên răng và nướu.
  • Bổ sung thêm lợi khuẩn từ sữa chua, phô mai, hoa quả để tăng sức đề kháng và củng cố sức khỏe nướu.
  • Kiểm soát lượng đồ ngọt và thức ăn độc hại để phòng ngừa các vấn đề nha khoa.

GỢI Ý: Niềng Răng Ăn Gì – Kiêng Gì Để Đảm Bảo Hiệu Quả Tối Đa? 

Tuân thủ lộ trình điều trị của nha sĩ 

Ngoài những vấn đề trên, người bệnh còn phải tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ trong suốt quá trình niềng răng, cụ thể như sau: 

  • Đeo khay niềng đúng số giờ mỗi ngày theo hướng dẫn của bác sĩ, đảm bảo hiệu quả chỉnh nha.
  • Thông báo ngay với bác sĩ nếu có biến chứng như sưng đau, tụt lợi, hoặc chảy máu chân răng.
  • Tuân thủ lịch hẹn tái khám để điều chỉnh lực tác động niềng răng và tránh lực siết quá mạnh.

Bài viết trên, chúng tôi đã cập nhật những thông tin quan trọng liên quan đến tình trạng niềng răng bị sưng lợi. Đây là dấu hiệu cho thấy sức khỏe răng miệng của bạn đang gặp vấn đề nghiêm trọng. Nếu không có biện pháp khắc phục triệt để sẽ làm thay đổi kết quả chỉnh nha cuối cùng.

THAM KHẢO THÊM CÁC CHỦ ĐỀ: 

Xem thêm

Nha Khoa ViDental - Hệ Thống Nha Khoa Quốc Tế Chuẩn AIFC

Cơ sở chính: Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Chi nhánh Sài Gòn 1: 359C - 359D Đỗ Xuân Hợp, Phường Phước Long B – TP. Thủ Đức, TP. HCM

Chi nhánh Sài Gòn 2: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Thông tin hàng tuần
Liên hệ ngay để được tư vấn miễn phí

Vấn đề bạn quan tâm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lưu Ý Sau Khi Cấy Ghép Implant Để Răng Miệng Khỏe Mạnh
Lưu Ý Sau Khi Cấy Ghép Implant Để Răng Miệng Khỏe Mạnh

Nội dung bài viếtNguyên nhân khiến lợi bị sưng khi đang niềng răngSưng lợi trong khi niềng có nguy hiểm không?Niềng răng bị sưng lợi...

Tìm Hiểu Nhiễm Trùng Implant Và Cách Xử Lý Hiệu Quả, An Toàn
Tìm Hiểu Nhiễm Trùng Implant Và Cách Xử Lý Hiệu Quả, An Toàn

Nội dung bài viếtNguyên nhân khiến lợi bị sưng khi đang niềng răngSưng lợi trong khi niềng có nguy hiểm không?Niềng răng bị sưng lợi...

Niềng Răng Xong Bị Chạy Răng Phải Làm Sao?
Niềng Răng Xong Bị Chạy Răng Phải Làm Sao?

Nội dung bài viếtNguyên nhân khiến lợi bị sưng khi đang niềng răngSưng lợi trong khi niềng có nguy hiểm không?Niềng răng bị sưng lợi...

Hàm Tháo Lắp Trên Implant Là Gì, Ưu Nhược Điểm Thế Nào?
Hàm Tháo Lắp Trên Implant Là Gì, Ưu Nhược Điểm Thế Nào?

Nội dung bài viếtNguyên nhân khiến lợi bị sưng khi đang niềng răngSưng lợi trong khi niềng có nguy hiểm không?Niềng răng bị sưng lợi...

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Nha khoa Quốc Tế ViDental - Đống Đa, Hà Nội: Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

ViDental - APEC Thủ Đức - Cơ sở TPHCM : 359C - 359D Đỗ Xuân Hợp, Phường Phước Long B – TP. Thủ Đức, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

ViDental - Guva Phú Nhuận - Cơ sở TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

messenger Messenger
zalo Zalo
phone Hotline
uudai Xem ưu đãi