Chuyên Gia Giải Đáp Niềng Răng Bao Lâu Thì Hết Đau?
- Thành viên Hiệp hội Implant Quốc tế ITI
- Thành viên Hội cấy ghép nha khoa TPHCM
- Chứng chỉ trồng răng Implant nha khoa do BV Răng Hàm Mặt TƯ TPHCM cấp
- Chứng chỉ cấy ghép toàn hàm tại Trung tâm Sagodent
- Chứng chỉ nâng xoang ghép xương
- Chủ nhiệm đề tài nghiên cữu về kỹ thuật nhổ răng khôn xâm lấn tối thiểu
Niềng răng bao lâu thì hết đau?
Niềng răng là quá trình sử dụng các khí cụ nha khoa chuyên dụng để tạo lực tác động lên răng, giúp răng di chuyển từ từ về đúng vị trí mong muốn. Chính lực tác động này gây ra áp lực lên răng và xương hàm, dẫn đến cảm giác đau nhức, ê buốt.
Cơn đau thường xuất hiện rõ rệt nhất trong những ngày đầu sau khi gắn mắc cài hoặc đeo khay niềng mới. Mức độ đau sẽ giảm dần theo thời gian khi răng và xương hàm dần thích nghi với lực kéo.
Vậy cụ thể niềng răng bao lâu thì hết đau? Sau khi lắp đặt mắc cài hoặc điều chỉnh dây cung, bạn có thể cảm thấy đau trong khoảng 7 – hơn 10 ngày đầu. Đây là thời gian răng và mô nướu của bạn cần thích nghi với lực kéo mới.
Sau khoảng thời gian này, cảm giác đau sẽ giảm dần và có thể biến mất hoàn toàn. Tuy nhiên, mỗi người có thể trải qua cảm giác khác nhau tùy thuộc vào tình trạng răng miệng và sức khỏe tổng thể.
Các thời điểm đau nhất khi thực hiện niềng răng
Ngoài vấn đề niềng răng bao lâu thì hết đau, bạn cũng nên tìm hiểu thêm về những thời điểm nào trong quá trình niềng răng thường gây đau nhức nhiều nhất. Từ đó sẽ chuẩn bị tốt cho việc chăm sóc răng miệng và áp dụng các cách giảm đau hiệu quả hơn.
- Ngay sau khi gắn mắc cài/thay khay niềng mới: Lực siết từ mắc cài/khay niềng mới tác động lên răng, khiến răng và xương hàm chưa kịp thích nghi. Bạn sẽ cảm thấy ê buốt, căng tức, khó chịu, nhất là khi ăn nhai.
- Sau mỗi lần siết răng định kỳ: Mỗi lần siết răng, bạn sẽ được tăng lực kéo để răng tiếp tục di chuyển. Điều này sẽ gây ra các cơn đau nhưng thường nhẹ nhàng hơn so với lần đầu và cũng nhanh chóng kết thúc.
- Khi niềng răng bị bung tuột mắc cài/dây cung: Mắc cài/dây cung bung tuột cọ xát vào má, môi, nướu sẽ gây đau rát, thậm chí chảy máu. Hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được xử lý mắc cái kịp thời.
- Khi ăn nhai thức ăn cứng, dai: Đặc biệt trong thời gian đầu sau khi niềng hoặc siết răng, việc ăn nhai thức ăn cứng, dai sẽ tạo áp lực lớn lên răng, gây đau nhức, thậm chí làm bung tuột mắc cài.
- Khi vệ sinh răng miệng không đúng cách: Vệ sinh răng miệng kém có thể gây viêm nướu, sâu răng, khiến tình trạng đau nhức khi niềng răng trở nên nghiêm trọng hơn.
Biện pháp hỗ trợ giảm đau khi niềng răng
Để đẩy lùi các cơn đau nhức, ê buốt khi niềng răng, bạn có thể thực hiện một số cách gợi ý dưới đây:
- Chườm lạnh: Nhiệt độ lạnh giúp co mạch máu, giảm sưng viêm, tê liệt dây thần kinh cảm giác, từ đó giảm đau hiệu quả. Chườm vùng má bên ngoài vị trí răng đau khoảng 15 – 20 phút mỗi lần, lặp lại nhiều lần trong ngày.
- Thuốc giảm đau: Paracetamol, Ibuprofen ức chế quá trình sản sinh prostaglandin – chất gây viêm và đau. Sử dụng theo đúng liều lượng và hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ.
- Súc miệng nước muối ấm: Nước muối ấm có tính sát khuẩn nhẹ, làm sạch khoang miệng, giảm viêm nhiễm và làm dịu nướu. Súc miệng nhẹ nhàng trong khoảng 30 giây, lặp lại nhiều lần trong ngày.
- Sáp nha khoa: Sáp tạo lớp màng bảo vệ, ngăn ngừa ma sát giữa mắc cài/dây cung với má, môi, lưỡi, giảm đau rát và khó chịu. Lấy một lượng sáp vừa đủ, vo tròn và ấn nhẹ lên mắc cài/dây cung gây cọ xát.
- Ăn thực phẩm mềm: Thức ăn mềm, lỏng giúp giảm áp lực lên răng khi ăn nhai, hạn chế đau nhức. Nên ưu tiên cháo, súp, sữa chua, sinh tố, các loại rau củ quả luộc chín mềm…
- Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng: Giúp loại bỏ mảng bám, vi khuẩn, ngăn ngừa viêm nhiễm, sâu răng, giúp giảm đau và bảo vệ sức khỏe răng miệng. Chải răng nhẹ nhàng sau mỗi bữa ăn, sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng.
Trong bài viết này, bạn đã tìm hiểu về vấn đề niềng răng bao lâu thì hết đau và những cách giảm đau hiệu quả trong quá trình niềng. Thời gian đau thường kéo dài từ 1 – 2 tuần sau khi lắp hoặc điều chỉnh mắc cài. Hãy áp dụng những biện pháp hỗ trợ như chế độ ăn uống hợp lý và thuốc giảm đau theo tư vấn bác sĩ để cảm thấy dễ chịu hơn trong hành trình niềng răng.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!