Niềng Răng Mắc Cài Pha Lê Có Tốt Không? Bảng Giá Và Lưu Ý
- Bác sĩ CKII chuyên khoa Răng Hàm Mặt
- 1 trong 10 bác sĩ ĐẦU TIÊN tại Hà Nội đạt chứng chỉ Invisalign
- Chứng chỉ cấy ghép Implant nha khoa - Cấp tại Los Angeles
- Chủ tịch Hiệp hội Nha khoa tư nhân Việt Nam
- Thành viên BCH Hiệp hội Nha chu Việt Nam
- Đại sứ thương hiệu Mylis Arrow Implants System
Niềng răng là một xu hướng ngày càng được nhiều người sử dụng, giúp nâng cao thẩm mỹ và bảo vệ sức khỏe răng miệng.
- Niềng răng mắc cài pha lê là dịch vụ niềng thẩm mỹ, sử dụng hệ thống khí cụ nhằm đưa răng về vị trí mong muốn trên cung hàm [1].
- Bạn có thể lựa chọn niềng pha lê tự đóng hoặc theo phương pháp truyền thống, sử dụng mắc cài, dây cung, thun buộc [2].
- Mức giá niềng răng pha lê sẽ dao động trong khoảng 35.000.000 - 55.000.000 VNĐ, phụ thuộc vào nha khoa và thương hiệu mắc cài bạn lựa chọn [3].
Niềng răng mắc cài pha lê có tốt không?
Niềng răng pha lê là một phương pháp tốt, được rất nhiều khách hàng lựa chọn. Cụ thể về những ưu, nhược điểm sẽ được chia sẻ ngay bên dưới đây.
Ưu điểm nổi bật của mắc cài pha lê
Mắc cài pha lê sở hữu rất nhiều ưu điểm nổi bật, cụ thể như sau:
- Đem lại tính thẩm mỹ cao: Pha lê thường sẽ trong suốt nên khi sử dụng, bạn có thể tự tin giao tiếp mà không còn e ngại. Đặc biệt phù hợp với những người thường xuyên gặp gỡ đối tác.
- Có thể sử dụng cho nhiều trường hợp sai lệch răng: Phương pháp này có thể áp dụng với nhiều trường hợp răng mọc khấp khểnh, thưa, hô, móm ở nhiều mức độ khác nhau, từ đơn giản cho đến phức tạp.
- Rất an toàn đối với răng miệng: Pha lê chế tác trong khí cụ niềng sẽ được đảm bảo không gây kích ứng, an toàn khi sử dụng.
- Cho hiệu quả chỉnh nha cao: Theo nhận định các chuyên gia, bác sĩ, phương pháp này sẽ có lực siết tốt, mang lại hiệu quả niềng cao.
Điểm hạn chế của mắc cài pha lê
Ngoài những ưu điểm vừa được chúng tôi liệt kê phía trên, phương pháp này còn có những điểm hạn chế như sau:
- Chất liệu pha lê rất dễ bị vỡ: So với mắc cài kim loại, chất liệu pha lê thường sẽ không quá cứng chắc, có thể bị rơi vỡ nếu gặp lực tác động mạnh từ bên ngoài hay thường xuyên ăn các đồ dai, cứng.
- Mắc cài dễ bị nhiễm màu: Mắc cài pha lê khi cố định trên răng thường có màu trắng trong. Vậy nên nếu không vệ sinh răng miệng cẩn thận, phần dây thun, mắc cài sẽ không tránh được tình trạng đổi màu, ảnh hưởng tới thẩm mỹ.
- Chi phí cao: Mắc cài pha lê thương có mức chi phí cao hơn so với chất liệu kim loại, khiến nhiều người còn phân vân khi lựa chọn.
- Kích thước của mắc cài: Kích thước của khí cụ khá to, khiến phần môi dưới có thể bị nhô ra ngoài quá nhiều trong quá trình đeo, gây ảnh hưởng tới việc sinh hoạt hằng ngày.
Phân loại mắc cài pha lê?
Trên thị trường hiện nay đang có 2 loại mắc cài pha lê, cụ thể như sau:
- Mắc cài niềng răng pha lê tự động: Đây là dịch vụ được khách hàng ưu tiên lựa chọn hơn so với phương pháp truyền thống. Bạn sẽ có thể thực hiện thao tác đóng mở, điều chỉnh dây cung một cách dễ dàng hơn.
- Niềng răng mắc cài pha lê truyền thống: Bác sĩ sẽ gắn mắc cài cố định vào dây cung, bạn cần thường xuyên tới nha khoa để điều chỉnh lực cũng như thay dây thun. Mức giá của dịch vụ này cũng sẽ thấp hơn so với khi sử dụng chốt tự đóng.
So sánh niềng răng pha lê và mắc cài sứ
Phương pháp niềng răng mắc cài pha lê và niềng răng mắc cài sứ được rất nhiều khách hàng quan tâm, cùng tham khảo bên dưới đây để có cho mình lựa chọn phù hợp nhất.
|
Mắc cài pha lê |
Mắc cài sứ |
Thẩm mỹ |
|
|
Độ bền |
|
|
Độ tiện lợi |
|
|
Chi phí |
|
|
Lực tác động |
|
|
Cung cấp các giải pháp Niềng Răng chuẩn quốc tế
Niềng răng pha lê bao nhiêu tiền?
Mắc cài pha lê thường có mức giá cao hơn so với các phương pháp thông thường, chi phí thường dao động trong khoảng 35.000.000 – 55.000.000 VNĐ. Thông tin chi tiết sẽ có trong bảng giá bên dưới đây.
LOẠI NIỀNG RĂNG |
GIÁ THAM KHẢO |
Niềng răng mắc cài pha lê (đá crystal) |
35.000.000 – 45.000.000 đồng/ca |
Niềng răng mắc cài pha lê tự buộc |
40.000.000 – 55.000.000 đồng/ca |
Niềng răng mắc cài đá ngọc bích |
40.000.000 – 50.000.000 đồng/ca |
Niềng răng mắc cài đá Sapphire |
45.000.000 – 55.000.000 đồng/ca |
Khi niềng răng pha lê cần chú ý những gì?
Dưới đây là những lưu ý quan trọng mà bạn cần tuân thủ khi niềng răng mắc cài pha lê:
- Tránh nhai hoặc cắn xé các loại thức ăn cứng như kẹo cứng, hạt cứng, đá viên,... để tránh làm bung hoặc vỡ mắc cài pha lê.
- Vệ sinh răng miệng cẩn thận để ngăn ngừa việc ố vàng chân mắc cài. Sử dụng các dụng cụ vệ sinh răng miệng chuyên dụng cho người niềng răng như bàn chải kẽ, chỉ nha khoa, máy tăm nước.
- Dùng bàn chải đánh răng lông mềm và đánh răng nhẹ nhàng. Chà răng quá mạnh có thể gây bung hoặc vỡ mắc cài pha lê.
- Hạn chế tham gia các môn thể thao có khả năng gây va đập mạnh vùng đầu, môi, miệng như võ thuật, boxing, để tránh chấn thương và hư hỏng mắc cài.
- Tuân theo lịch hẹn của bác sĩ để thăm khám định kỳ. Trong mỗi lần tái khám, bác sĩ sẽ kiểm tra và điều chỉnh mắc cài, dây cung và neo chặn để đảm bảo quá trình niềng răng diễn ra hiệu quả.
Câu hỏi liên quan
Dưới đây là những thắc mắc thường gặp của dịch vụ niềng răng pha lê, cùng tham khảo bên dưới đây.
Niềng răng mắc cài pha lê có lực kéo yếu hơn một chút so với các phương pháp niềng khác, do đó, thời gian niềng có thể kéo dài hơn. Thời gian đeo niềng mắc cài pha lê phụ thuộc vào phác đồ điều trị của bác sĩ và tình trạng răng miệng của từng người, thường kéo dài từ 1 năm đến 3 năm.
Việc chăm sóc răng miệng trong cũng ảnh hưởng đến thời gian đeo niềng. Mắc cài pha lê dễ nứt vỡ hơn mắc cài sứ và kim loại, do đó, trong quá trình ăn nhai và sinh hoạt hàng ngày có thể gây ảnh hưởng. Khi mắc cài bị hư hỏng, bạn sẽ phải đến nha khoa để gắn mắc cài mới, gây tốn thời gian và có thể sẽ mất thêm một khoản chi phí. Đồng thời sẽ ảnh hưởng đến quy trình niềng răng và kéo dài thời gian điều trị.
Vì vậy, trong quá trình niềng răng với mắc cài pha lê, việc chăm sóc và thăm khám nha sĩ thường xuyên là rất quan trọng để đảm bảo quá trình điều trị diễn ra suôn sẻ và đúng tiến độ.
Dưới đây là các trường hợp nên thực hiện phương pháp niềng răng pha lê, cụ thể như sau:
- Răng khấp khểnh, lệch lạc.
- Hàm răng hô, móm.
- Khách hàng gặp tình trạng các răng thưa nhau.
- Trường hợp khách hàng bị mất răng nhưng không muốn thực hiện trồng răng giả.
- Muốn cải thiện phong thủy qua khuôn mặt.
Trên đây là các thông tin đã được chúng tôi tổng hợp liên quan tới dịch vụ niềng răng mắc cài pha lê. Đây là một dịch vụ có mức giá cao nên bạn cần cân nhắc và chú ý khi sử dụng. Nếu gặp tình trạng mắc cài bị bung, vỡ, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời. Hy vọng những thắc mắc của khách hàng về mắc cài pha lê đã được giải đáp hết trong bài viết này.
Cơ sở chính: Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội
Chi nhánh Sài Gòn 1: 359C - 359D Đỗ Xuân Hợp, Phường Phước Long B – TP. Thủ Đức, TP. HCM
Chi nhánh Sài Gòn 2: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!