Răng Sâu Có Niềng Được Không? Cách Xử Lý Răng Sâu Trước Khi Niềng
- Bác sĩ CKII chuyên khoa Răng Hàm Mặt
- 1 trong 10 bác sĩ ĐẦU TIÊN tại Hà Nội đạt chứng chỉ Invisalign
- Chứng chỉ cấy ghép Implant nha khoa - Cấp tại Los Angeles
- Chủ tịch Hiệp hội Nha khoa tư nhân Việt Nam
- Thành viên BCH Hiệp hội Nha chu Việt Nam
- Đại sứ thương hiệu Mylis Arrow Implants System
Danh sách ưu đãi Niềng Răng
"Răng sâu có niềng được không?". Việc niềng răng khi đang sâu răng có thể được thực hiện nhưng cần xem xét yếu tố sức khỏe răng miệng [1]. Do đó, nên có sự đánh giá của bác sĩ nha khoa trước khi thực hiện niềng răng khi bị sâu răng [2].
Răng sâu có niềng được không?
“Răng sâu có niềng được không?” Câu trả lời CÓ, nhưng phụ thuộc vào mức độ sâu răng, nha sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất, tránh những biến chứng nguy hiểm, cụ thể như sau:
Trường hợp sâu răng nhẹ
Đối với trường hợp sâu răng nhẹ, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị dứt điểm ổ viêm, sau đó mới gắn khí cụ chỉnh nha. Lúc này, vi khuẩn đã tấn công lớp men răng và phần ngà răng bên ngoài làm xuất hiện các lỗ nhỏ li ti trên thân răng. Nếu không phát hiện và xử lý sớm, vi khuẩn có thể xâm nhập vào sâu trong tủy răng gây đau nhức dữ dội.
Chính vì vậy, việc khắc phục bệnh lý nha khoa trước khi niềng răng là khâu quan trọng trong quy trình chỉnh nha. Khi loại bỏ hết ổ viêm, bác sĩ sẽ thực hiện trám bít lỗ răng nhằm tránh sự lây lan của vi khuẩn gây hại. Điều này cũng giảm nguy cơ phải tháo niềng trước thời hạn.
Trường hợp sâu răng hư tủy
Khi vi khuẩn tấn công vào tủy răng, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau nhức dữ dội, thậm chí bùng phát lên vùng đầu và hai bên thái dương. Do vậy, bác sĩ không thể gắn khí cụ niềng răng ngay lập tức. Đối với trường hợp này, nha sĩ cần tiến hành chữa tủy răng, bọc răng sứ sau đó mới niềng răng nếu cần thiết.
Trường hợp sâu răng nặng
Trường hợp bệnh nhân bị sâu răng nặng, vi khuẩn phá hủy toàn bộ thân răng, bác sĩ cũng không thể tiến hành niềng răng ngay được. Bởi răng không đủ diện tích để gắn khí cụ. Giải pháp tốt nhất lúc này là chữa tủy, bọc răng sứ hoặc nhổ răng để ngăn chặn ổ viêm lây lan sang vị trí xung quanh. Tùy theo mức độ viêm nhiễm, nha sĩ sẽ có biện pháp xử lý khác nhau, cụ thể:
- Bọc răng sứ đối với trường hợp thân răng đủ điều kiện để màu cùi. Sau khi hoàn thành công đoạn mài cùi, bác sĩ sẽ gắn mão sứ lên trên và thực hiện quy trình niềng răng (đối tượng bị hô, móm, sai lệch khớp cắn nặng).
- Nếu thân răng bị phá hủy hoàn toàn, bác sĩ bắt buộc phải nhổ răng và phục hình Implant để khôi phục chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ khuôn mặt.
ĐỌC CHI TIẾT: Câu Hỏi Thường Gặp Khi Niềng Răng TẠI ĐÂY!
Các phương pháp chỉnh nha sau khi chữa sâu răng
Sau khi chữa sâu răng, nha sĩ sẽ tư vấn phương pháp chỉnh nha phù hợp nhất tùy theo tình trạng sức khỏe và điều kiện tài chính của bệnh nhân, cụ thể như sau:
- Niềng răng mắc cài kim loại: Phương pháp này sử dụng hệ thống khí cụ gồm mắc cài, dây cung, thun niềng răng để tạo lực siết đưa răng về vị trí chuẩn trên cung hàm. Ưu điểm của niềng răng mắc cài là chi phí rẻ, hiệu quả cao tuy nhiên không đảm bảo tính thẩm mỹ.
- Niềng răng mắc cài sứ: Tương tự niềng răng mắc cài kim loại, phương pháp này cũng tận dụng lực siết từ hệ thống khí cụ để đưa răng về đúng vị trí. Niềng răng mắc cài sứ được đánh giá cao về tính thẩm mỹ, do đó chi phí cũng “nhỉnh” hơn so với phương pháp niềng răng truyền thống.
- Niềng răng Invisalign: Khác với 2 phương pháp trên, kỹ thuật niềng răng Invisalign sử dụng bộ khay niềng trong suốt, được thiết kế riêng theo khuôn răng của từng người. Nhờ đó tạo lực tác động liên tục giúp răng dịch vụ về đúng khớp cắn chuẩn. Phương pháp này đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ cao tuy nhiên chi phí tương đối “đắt”.
THAM KHẢO THÊM CÁC BÀI VIẾT:
- Nên Niềng Răng Invisalign Hay Mắc Cài?
- So Sánh Mắc Cài Sứ Và Mắc Cài Kim Loại: Ưu – Nhược Điểm.
Cung cấp các giải pháp Niềng Răng chuẩn quốc tế
Phòng ngừa sâu răng khi niềng
Để ngăn chặn tình trạng sâu răng khi niềng, người bệnh cần chú ý một số vấn đề sau đây:
- Vệ sinh răng miệng đúng cách theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế, không chải răng quá mạnh theo chiều ngang, tránh làm tổn thương men răng và các mô mềm xung quanh.
- Làm sạch kẽ răng bằng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước, tuyệt đối không sử dụng tăm xỉa răng truyền thống.
- Súc miệng bằng nước muối 2 lần/ngày để tiêu diệt vi khuẩn gây sâu răng.
- Kiểm soát thực đơn ăn uống hằng ngày, không ăn quá nhiều đồ ngọt, nước có ga bởi chúng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và tấn công khoang miệng gây bệnh lý sâu răng.
- Kiêng thuốc lá – đây là một trong những cách bảo vệ sức khỏe răng miệng hiệu quả nhất.
- Không quên bổ sung thêm nhiều rau sạch, hoa quả, thực phẩm giàu canxi và vitamin D để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
XEM NGAY: Những Lưu Ý Quan Trọng Sau Khi Niềng Răng Tại Đây!
Bài viết trên chúng tôi đã cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết để giải đáp thắc mắc “Răng sâu có niềng được không?”. Hy vọng, bạn đọc sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích, từ đó xây dựng kế hoạch chăm sóc răng miệng hiệu quả, tránh phát sinh các bệnh lý nha khoa nguy hiểm.
Cơ sở chính: Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội
Chi nhánh Sài Gòn 1: 359C - 359D Đỗ Xuân Hợp, Phường Phước Long B – TP. Thủ Đức, TP. HCM
Chi nhánh Sài Gòn 2: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!