Trồng Răng Implant Có Nguy Hiểm Không? Cần Lưu Ý Điều Gì?
- Thành viên Hiệp hội Implant Quốc tế ITI
- Thành viên Hội cấy ghép nha khoa TPHCM
- Chứng chỉ trồng răng Implant nha khoa do BV Răng Hàm Mặt TƯ TPHCM cấp
- Chứng chỉ cấy ghép toàn hàm tại Trung tâm Sagodent
- Chứng chỉ nâng xoang ghép xương
- Chủ nhiệm đề tài nghiên cữu về kỹ thuật nhổ răng khôn xâm lấn tối thiểu
Danh sách ưu đãi Trồng Răng Implant
Kỹ thuật trồng răng Implant có tỷ lệ thành công rất cao nếu được thực hiện đúng quy trình [1]. Tuy nhiên, cũng có một số biến chứng như nhiễm trùng, đau nhức, đào thải trụ và một số bệnh lý khác [2]. Việc chọn bác sĩ và cơ sở y tế uy tín là yếu tố then chốt giảm rủi ro khi trồng răng Implant [3].
Trồng răng Implant có nguy hiểm không?
Trồng răng Implant có nguy hiểm không? Câu trả lời là không gây nguy hiểm nếu thực hiện đúng quy trình trồng răng Implant và có biện pháp bảo vệ răng sau khi trồng đúng cách. Một số lợi ích khi thực hiện cấy răng Implant phục hình răng đã mất:
- Trụ Implant được làm từ chất liệu titan nên hoàn toàn lành tính với cơ thể nên không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe sau khi trồng răng.
- Trụ răng giả được cắm trực tiếp vào vị trí răng bị mất do đó không phải mài cùi răng như các phương pháp trồng răng khác nê không ảnh hưởng tới tủy, nướu hay các răng bên cạnh.
- Trồng răng Implant là giải pháp giúp ngăn tình trạng tiêu xương ổ răng, giữ cho cơ môi và má không bị hóp vào, ngăn ngừa lão hóa sớm và đảm bảo được tính thẩm mỹ cho khuôn mặt.
- Trồng răng Implant đúng cách sẽ có tuổi thọ lâu dài, nếu như bạn chăm sóc răng miệng cẩn thận thì có thể tồn tại đến suốt đời.
XEM THÊM: Nhược Điểm Của Trồng Răng Implant Cần Lưu Ý.
Biến chứng khi trồng răng Implant
Mặc dù được đánh giá là an toàn nhưng ở một số ít bệnh nhân do cấy ghép không đúng kỹ thuật có thể dẫn đến hậu quả như:
1. Liên tục chảy máu
Sau khi cấy ghép Implant, vị trí cấy răng sẽ có hiện tượng bị rỉ máu trong ngày đầu tiên. Đây là tình trạng bình thường, bệnh nhân không cần quá lo lắng, khi đó chỉ cần ăn thức ăn nhẹ, tránh va chạm thì sẽ ngưng chảy máu. Tuy nhiên, khi hơn 1 ngày chảy máu không có dấu hiệu dừng lại bạn cần sử dụng một miếng gạc để thấm máu rồi đến cơ sở y khoa để được điều trị nhanh chóng.
Hiện tượng máu chảy liên tục kéo dài này có thể là do sai sót trong quá trình trồng răng, chủ yếu là không khâu kỹ miệng vết thương. Do đó, nếu không đến nha khoa xử lý kịp thời sẽ gây nên tình trạng máu bị nhiễm khuẩn.
2. Đau buốt kéo dài
Việc trải qua đau khi trồng răng implant là điều bình thường và chỉ ra rằng xương hàm phản ứng tích cực với quá trình cấy implant. Tuy nhiên, nếu cảm giác đau kéo dài từ 5-7 ngày mà không giảm đi, bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn và giải quyết tình trạng này kịp thời.
Trong trường hợp sưng đau và sốt kéo dài trong vài tháng, có khả năng bạn đang gặp phải vấn đề ổ viêm tại vị trí cấy implant và có nguy cơ implant đang bị đào thải ra khỏi xương hàm. Để đảm bảo sức khỏe của quá trình cấy implant, hãy đến nha khoa để được kiểm tra chi tiết và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
3. Ảnh hưởng dây thần kinh
Vị trí bên dưới nướu có rất nhiều dây thần kinh, do đó, nếu cấy ghép sai vị trí trụ Implant có thể tác động vào dây thần kinh và làm chúng bị đứt. Điều này dẫn đến tình trạng vô cùng đau đớn và các hiện tương như sưng, đau, tê, liệt… khu vực lợi và miệng.
4. Đào thải trụ Implant
Trong trường hợp trụ implant bị đào thải, thường là do kỹ thuật cấy ghép không đúng vị trí, sử dụng trụ implant kém chất lượng, hoặc việc chăm sóc răng miệng không đúng cách. Hậu quả có thể bao gồm viêm niêm mạc xung quanh trụ implant, thay đổi màu sắc của nướu, đau khi ăn nhai, và khó khăn trong việc phát âm.
Ngược lại, khi cấy implant không đúng vị trí, có thể gây ra các vấn đề như răng sứ không sít khít, răng lệch lạc, và ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai. Hậu quả nghiêm trọng hơn có thể làm trụ implant dễ gãy và rơi ra.
5. Tổn thương xương hàm
Một số trường hợp bệnh nhân bị tiêu xương hàm dẫn đến không có đủ xương hàm, hoặc có nhưng chúng lại không đủ dày. Thông thường bác sĩ cần cấy ghép thêm mới đảm bảo được thành công khi cấy trụ và ghép răng. Tuy nhiên, nếu bác sĩ không tiến hành ghép xương trước mà cứ thực hiện trồng răng Implant như bình thường thì rất dễ khiến cho xương hàm bị thương tổn. Tình trạng nghiêm trọng nhất có thể gặp phải là răng bị gãy, vỡ, khi đó bệnh nhân phải tốn thêm chi phí chỉnh sửa.
6. Bị viêm xoang
Trường hợp cấy Implant biến chứng thành bệnh viêm xoang thường gặp ở bệnh nhân thực hiện cấy răng ở hàm trên. Nếu bệnh nhân bị tiêu xương nhiều, phần xoang xà xuống bên dưới chiếm hết vị trí của xương hàm. Do đó, nếu bác sĩ không thực hiện ghép xương để bù lại mà trực tiếp cấy ghép răng sẽ khiến cho trụ Implant chọc thủng xoang hàm gây bệnh lý viêm xoang nghiêm trọng.
7. Nhiễm trùng nướu các vùng lân cận
Khi cấy ghép răng Implant sai cách sẽ khiến cho các mô xung quanh trụ răng bị sưng đau sau nhiều tuần cấy ghép. Bên cạnh đó, nếu bác sĩ không cẩn thận trong quá trình vệ sinh các thiết bị, phòng tiểu phẫu khiến cho vùng trồng răng dễ bị nhiễm trùng. Trường hợp viêm nhiễm này không chỉ gây đau đớn khó chịu mà lâu ngày có thể dẫn đến bị viêm, mất xương hàm.
8. Ảnh hưởng phát âm
Một số trường hợp bác sĩ cấy ghép Implant không đúng vị trí dẫn đến bệnh nhân bị đau nhức, ê buốt khu vực xung quanh và có thể ảnh hưởng đến phát âm.
ĐỌC THÊM: Hối Hận Khi Trồng Răng Implant.
Cung cấp các giải pháp Trồng Răng Implant chuẩn quốc tế
Cách đảm bảo an toàn khi trồng răng Implant
Một số cách giúp hạn chế tối đa tình trạng gặp biến chứng khi trồng răng Implant phục hình răng khiếm khuyết:
Lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín
Nha khoa uy tín là tiêu chí hàng đầu bạn nên quan tâm khi lựa chọn địa chỉ trồng răng sứ thẩm mỹ. Nếu lựa chọn đúng địa chỉ trồng răng, bạn sẽ không cần băn khoăn trồng răng Implant có nguy hiểm không.
Một nha khoa đảm bảo uy tín và mang lại kết quả trồng răng thành công luôn đảm bảo các yếu tố sau:
- Được Sở Y Tế cấp phép hoạt động khám, trồng răng: Lựa chọn nha khoa có giấy phép hoạt động từ Sở Y Tế để đảm bảo chất lượng và uy tín.
- Yếu tố vô trùng: Nha khoa cần có phòng phẫu thuật riêng biệt và sử dụng thiết bị vô trùng để tránh viêm nhiễm răng miệng.
- Bác sĩ cấy ghép implant: Cấy Implant không giống những thủ thuật chữa răng đơn thuần, mà cần phải được thực hiện bởi bác sĩ chuyên sâu về Implant. Nếu bác sĩ được đào tạo và có chứng chỉ về lĩnh vực cấy răng Implant và thực hiện thành công cho nhiều trường hợp thì nên ưu tiên lựa chọn.
- Trang thiết bị phù hợp: Cấy Implant cần phải có thiết bị chuyên dụng như hệ thống máy chụp 3D, hệ thống máy phẫu thuật,… giúp đảm bảo tỷ lệ thành công cao cho mỗi ca cấy ghép.
- Trụ Implant có nguồn gốc rõ ràng, được bảo hành chính hãng: Kiểm tra xuất xứ và bảo hành chính hãng của trụ implant để đảm bảo chất lượng và an tâm sau khi cấy răng.
GỢI Ý:
Kiểm tra sức khỏe kỹ lưỡng trước khi trồng răng
Trước khi thực hiện trồng răng Implant, bệnh nhân cần đến cơ sở nha khoa thăm khám xem mình đủ điều kiện để thực hiện trồng răng theo phương pháp này không. Khi đó bệnh nhân cần chụp CT để bác sĩ biết được tình trạng răng miệng, mức độ tổn thương răng, mật độ xương, chiều cao và tình trạng răng. Sau khi thu được kết quả, căn cứ vào đó bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị, rồi thống nhất vị trí đặt trụ Implant và kích thước trụ sao cho phù hợp nhất. Nếu bệnh nhân không đảm bảo điều kiện thì cần nâng xương hoặc ghép xương mới có thể trồng răng.
Ngoài ra, trường hợp bệnh nhân mắc các bệnh lý liên quan đến răng miệng cũng không thể thực hiện trồng răng Implant luôn được. Khi đó, bệnh nhân cần thực hiện điều trị dứt điểm bệnh lý rồi mới thực hiện cấy răng như bình thường. Trường hợp không điều trị bệnh mà thực hiện trồng răng trực tiếp sẽ ảnh hưởng đến độ bền răng Implant, viêm nhiễm nha khoa diễn tiến nặng hơn và lây lan sang các răng bên cạnh.
Lựa chọn đúng thời điểm trồng răng
Thời điểm cắm trụ Implant tốt nhất đối với người khỏe mạnh, sức khỏe răng miệng ổn định là ngay sau khi nhổ răng cũ. Tuy nhiên, nếu sức khỏe răng miệng không đảm bảo người bệnh cần thời gian lâu hơn để nướu lợi hồi phục, và dễ dàng tích hợp với trụ Implant.
Độ tuổi tiến hành cấy răng Implant tốt nhất là từ 16 tuổi trở lên, có sức khỏe răng miệng bình thường. Còn trẻ dưới 16 tuổi không nên tiến hành trồng răng vì độ tuổi này hộp sọ của trẻ vẫn đang trong giai đoạn phát triển. Nếu miễn cưỡng thực hiện cấy ghép Implant có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như lệch, sai khớp cắn.
TÌM HIỂU: Nhổ Răng Bao Lâu Thì Trồng Lại Được?
Trường hợp không nên cấy Implant để hạn chế nguy hiểm có thể xảy ra
Nếu bạn thuộc nhóm đối tượng dưới đây thì không nên tiến hành trồng răng Implant để ngăn ngừa nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm:
- Phụ nữ đang có thai: Cấy răng Implant cần tiến hành cắm trụ Implant vào hàm do đó sẽ có khá nhiều lực tác động mạnh lên khuôn hàm. khi đó mẹ bầu không thể tiêm thuốc giảm đau được nên phải chịu nhiều đau đớn. Không chỉ vậy, phương pháp này xâm lấn vào nướu có thể gây chảy nhiều máu và gây trấn động mạnh tới thai nhi.
- Mắc một số bệnh lý: Trường hợp mắc một số bệnh lý như ung thư, tiểu đường, huyết áp cao,… cũng không nên lựa chọn chỉnh hình bằng răng Implant thay vào đó nên sử dụng hàm giả tháo lắp để đảm bảo an toàn.
- Người có xương hàm không đầy đủ: Trường hợp thiếu xương hàm khiến trụ Implant không có chỗ bám vào để tích hợp với hàm sẽ không thực hiện được phương pháp trồng Implant. Giải pháp tốt nhất cho trường hợp này là sử dụng hàm tháo lắp để phục hình răng đã mất.
Trên đây là câu trả lời của chuyên gia dành câu hỏi trồng răng Implant có nguy hiểm không. Thực chất phương pháp trồng răng này không gây nguy hiểm và mang lại nhiều lợi ích cho người áp dụng. Tuy nhiên, một số ít trường hợp vẫn gặp biến chứng, do đó bạn nên tìm đến cơ sở có uy tín và nhờ bác sĩ chuyên khoa tư vấn thêm.
XEM THÊM:
- Trồng Răng Implant Có Đau Không?
- Trồng Răng Implant Giá Rẻ – Cảnh báo hậu quả.
Cơ sở chính: Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội
Chi nhánh Sài Gòn 1: 359C - 359D Đỗ Xuân Hợp, Phường Phước Long B – TP. Thủ Đức, TP. HCM
Chi nhánh Sài Gòn 2: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!