Răng nhiễm fluor là hiện tượng do sự tích tụ quá mức của fluorid trong cơ thể, gây ảnh hưởng đến răng [1].

 

  1. Dấu hiệu nhận biết [2]:
    • Màu sắc: Răng có thể chuyển sang màu trắng hoặc nâu.
    • Nhạy cảm: Tăng cường nhạy cảm khi ăn nóng, lạnh.
  2. Nguyên nhân:
    • Nước uống: Sử dụng nước uống nhiễm fluor nhiều.
    • Sản phẩm chăm sóc răng: Sử dụng quá liều kem đánh răng chứa fluor.
  3. Cách điều trị [3]:
    • Tẩy trắng răng: Có thể áp dụng phương pháp tẩy trắng.
    • Chăm sóc răng đúng cách: Sử dụng kem đánh răng có lượng fluor phù hợp.

Răng nhiễm fluor là gì?

Fluor là một vi chất dinh dưỡng không màu, không mùi, tham gia vào quá trình phát triển răng, góp phần tạo nên độ cứng của men răng, ít bị hòa tan trong axit nên hỗ trợ phòng ngừa sâu răng hiệu quả. Tuy nhiên, việc bổ sung fluor cần hết sức thận trọng. Cụ thể, khi cơ thể không được cung cấp đủ fluor sẽ dẫn đến tình trạng thiếu sản sinh men răng. Thế nhưng, việc bổ sung quá nhiều chất này sẽ khiến răng bị nhiễm màu, gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ.

Răng nhiễm fluor là tình trạng có thể gặp ở bất cứ ai
Răng nhiễm fluor là tình trạng có thể gặp ở bất cứ ai

Nguyên nhân khiến răng nhiễm flour

Theo đó, răng nhiễm fluor là sự thay đổi hình thái của men răng do sử dụng quá nhiều fluor trong thời gian dài, đặc biệt trong giai đoạn hình thành phát triển răng nướu. Theo các bác sĩ nha khoa, một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này gồm có:

  • Sử dụng thuốc có chứa fluor: Việc sử dụng các loại thuốc này khó có thể kiểm soát được lượng fluor nạp vào cơ thể. Ngoài ra, hiện nay có rất nhiều cha mẹ vì sợ men răng của con yếu nên đã cho con uống thuốc fluor với mong muốn giúp răng chắc khỏe hơn. Từ đây, việc lạm dụng thuốc sẽ dẫn đến tình trạng dư thừa vi chất.
  • Chế độ ăn hàng ngày: Một số loại thực phẩm có chứa hàm lượng fluor dồi dào như tôm, cua, khoai tây, trái cây khô… hoặc các loại đồ uống như trà đen, nước soda… cũng được xem là những tác nhân khiến hoạt chất fluor trong men răng tăng cao, gây nhiễm màu.
  • Nguồn nước: Đây là nguyên nhân hiếm gặp nhưng vẫn có thể xảy ra. Tốt nhất bạn hãy chú ý sử dụng nguồn nước sạch, không chứa quá nhiều hợp chất bởi chúng có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
  • Kem đánh răng, nước súc miệng: Việc sử dụng các loại kem đánh răng hoặc nước súc miệng có chứa nồng độ fluor vượt mức cho phép là nguyên nhân hàng đầu khiến răng bị nhiễm màu. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ, nguy cơ nhiễm sẽ cao hơn so với người lớn bởi lúc này răng nướu của trẻ đang trong giai đoạn phát triển.

Sử dụng kem đánh răng không đúng cách có thể là nguyên nhân khiến răng nhiễm màu
Sử dụng kem đánh răng không đúng cách có thể là nguyên nhân khiến răng nhiễm màu

Công nghệ bọc răng sứ sinh học Nano Biotech đã xuất hiện từ những bước đột phá mới trong lĩnh vực thẩm mỹ nha khoa, độc quyền được chuyển giao nghiên cứu và công nghệ tại nha khoa ViDental. Đây là bước tiến lớn, giúp tạo ra sự tương thích hoàn hảo giữa răng sứ […]

Dấu hiệu nhận biết răng nhiễm flour

Tùy theo từng giai đoạn khác nhau mà tình trạng răng nhiễm fluor sẽ có những biểu hiện khác nhau, cụ thể:

  • Giai đoạn chớm nhiễm fluor: Trên răng xuất hiện các đốm nhỏ có màu trắng đục, đôi khi hình thành từng mảng nhưng không chiếm quá 25% bề mặt răng.
  • Giai đoạn nhẹ: Các mảng trắng đục lan rộng nhiều hơn nhưng vẫn chưa vượt quá 50% bề mặt răng.
  • Giai đoạn nặng: Toàn bộ bề mặt răng có màu trắng đục, xuất hiện một số điểm chuyển sang màu nâu.
  • Giai đoạn nghiêm trọng: Bề mặt răng sần sùi, thân răng xuất hiện các rãnh nhỏ khiến răng nhạy cảm và dễ bị vỡ mẻ.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Nguyên Nhân Viền Chân Răng Bị Đen Và Cách Khắc Phục

Cách xử lý tình trạng răng nhiễm flour

Khi răng bị nhiễm màu, việc áp dụng các biện pháp làm trắng răng tại nhà gần như không đem lại hiệu quả. Thay vào đó, người bệnh cần phải đến cơ sở nha khoa và áp dụng các biện pháp điều trị để khắc phục tình trạng này, gồm:

Tẩy trắng răng

Đây là phương pháp được áp dụng với những trường hợp nhiễm màu nhẹ. Để thực hiện, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc tẩy trắng răng và các thiết bị công nghệ để tác động sâu vào bên trong, giúp răng trắng sáng, đồng thời cải thiện men răng thêm phần chắc khỏe. Thời gian tẩy trắng răng diễn ra khá nhanh, chỉ sau 30 phút là bạn đã có hàm răng hoàn hảo như mong muốn với độ bền từ 3 - 5 năm.

XEM THÊM: Những Điều Cần Biết Về Phương Pháp Tẩy Trắng Răng Trước Khi Thực Hiện

Dán sứ Veneer

Phương pháp này sử dụng một mặt sứ mỏng để dán vào bên ngoài răng nhằm khắc phục nhược điểm của men răng. Do mặt dán sứ mỏng và tỷ lệ mài cùi răng được hạn chế tối đa nên dán sứ sẽ giúp răng thật ít bị xâm lấn, bảo vệ răng tối ưu mà vẫn đảm bảo yếu tố thẩm mỹ. Tuy nhiên, cách này không thể khắc phục được hoàn toàn tình trạng nhiễm màu do mặt trong răng vẫn có thể tiếp xúc với fluor.

KHÁM PHÁ NGAY: Chi Tiết Răng Sứ Venus Là Gì? Ưu Điểm Nổi Bật Và Giá Bọc Răng 

Dán sứ được chỉ định trong một số trường hợp răng bị nhiễm màu
Dán sứ được chỉ định trong một số trường hợp răng bị nhiễm màu

Bọc răng sứ cho răng nhiễm fluor

Đây là phương pháp được chỉ định cho các trường hợp răng nhiễm màu nặng và tẩy trắng răng hay dán sứ Veneer không đem lại hiệu quả. Trước khi bọc mão răng sứ, bác sĩ sẽ tiến hành mài răng thật để tạo thành trụ răng cho răng sứ. Sau đó, một mão răng sứ sẽ được sử dụng để chụp lên trên răng thật, đảm bảo tính thẩm mỹ cao nhất.

Bọc răng sứ có thể khắc phục được tình trạng răng bị nhiễm màu, mang lại cho người thực hiện hàm răng trắng sáng với tuổi thọ từ 20 – 25 năm nếu được chăm sóc đúng cách.

ĐỪNG BỎ QUA BÀI VIẾT: Nên Bọc Răng Sứ Hay Dán Veneer? Phương Pháp Nào Hiệu Quả Hơn?

Được quan tâm nhiều

Giải pháp phòng ngừa hiệu quả

Để ngăn ngừa tình trạng răng nhiễm fluor, các bạn cần phải lưu ý một số vấn đề sau:

  • Thường xuyên kiểm tra nồng độ fluor trong nước uống và nước sinh hoạt của gia đình, đảm bảo duy trì ở mức cho phép là 0,7 – 1 mg/l. Nếu nhận thấy vượt qua mức này, bạn nên áp dụng các biện pháp xử lý nước như chưng cất, mua máy lọc nước….
  • Sử dụng kem đánh răng và nước súc miệng có nồng độ fluor phù hợp với độ tuổi. Với trẻ em nên sử dụng kem đánh răng dành riêng cho đối tượng này.
  • Không sử dụng quá nhiều kem đánh răng mỗi khi đánh răng để tránh fluor ngấm nhiều vào răng. Sau khi đánh răng, bạn cần súc miệng thật kỹ bằng nước sạch, nước muối sinh lý.
  • Xây dựng chế độ ăn uống đảm bảo khoa học, không tiêu thụ quá nhiều thực phẩm có chứa vi chất này trong thời gian dài.

Qua bài viết trên, hy vọng rằng các bạn đã có được những thông tin bổ ích về tình trạng răng nhiễm fluor. Hãy chú ý chăm sóc răng miệng để phòng tránh bệnh lý này, bạn sẽ có được hàm răng trắng sáng và chắc khỏe.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Nha khoa Quốc Tế ViDental - Đống Đa, Hà Nội: Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

ViDental - APEC Thủ Đức - Cơ sở TPHCM : 359C - 359D Đỗ Xuân Hợp, Phường Phước Long B – TP. Thủ Đức, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

ViDental - Guva Phú Nhuận - Cơ sở TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Messenger zalo
0987.933.309