Viêm Lợi Trùm Là Gì? Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Tại Nhà
- Bác sĩ nội trú Răng Hàm Mặt tại Đại học Y Hà Nội
- Chứng chỉ cấy ghép Nha khoa nâng cao: Cấy ghép và phục hình Implant tức thì
- Chứng chỉ cắm ghép Implant nha khoa cấp bởi viện đào tạo RHM - ĐH Y Hà Nội
- Chứng chỉ Chỉnh nha Invisalign Fundamentals Seminar Hoa Kỳ
- Chứng nhận đào tạo Bí quyết chỉnh nha hiệu quả - Điều trị răng ngầm
Viêm lợi trùm là gì?
Bác sĩ chuyên khoa cho biết lợi trùm chính là phần lợi bao phủ trên bề mặt răng. Lợi trùm có thể phủ một phần của răng cũng có thể phủ kín toàn bộ răng. Trong một vài trường hợp lợi trùm ra che phủ hoàn toàn, cản trở sự phát triển của răng. Chính vì thế gây ra triệu chứng đau đớn và khó chịu cho người bệnh.
Đây là bệnh lý liên quan đến sự phát triển của răng khôn. Khi răng khôn mọc, phần lợi trùm trên mặt răng gây cản trở khiến sự phát triển bị ảnh hưởng và răng sẽ đâm vào lợi gây khó chịu cho người bệnh.
Thông thường, quá trình mọc răng khôn sẽ khiến người bệnh nhiều lần rơi vào tình trạng viêm lợi trùm. Trường hợp viêm nặng, phần lợi trùm bị sưng phồng gây ra đau đớn và ảnh hưởng rất lớn tới việc ăn uống của người mắc.
Dấu hiệu nhận biết viêm lợi trùm
Làm thế nào để phân biệt sưng lợi do mọc răng với viêm lợi trùm răng khôn, dưới đây là những dấu hiệu rõ ràng nhất:
- Lợi sưng đỏ: Người bệnh sẽ nhận thấy phần lợi trùm lên răng khôn bị tấy đỏ, sưng phồng. Thậm chí khi ấn nhẹ vào vị trí lợi bị sưng cũng có thể gây đau nhức. Một vài trường hợp còn có thể bị chảy mủ và nước ở lợi.
- Đau răng: Khi lợi trùm bị viêm kèm theo mủ, người bệnh sẽ bị những cơn đau răng gây khó chịu. Đau nhức kéo dài, bệnh nhân nuốt nước bọt hay há miệng đều có thể nhận thấy đau đớn. Tình trạng viêm nặng còn có thể gây ảnh hưởng tới hàm và thân răng.
- Sốt, nổi hạch: Trong nhiều trường hợp bị viêm lợi trùm có thể người bệnh sẽ bị sốt, vùng cổ xuất hiện hạch. Những biểu hiện này chứng tỏ bệnh nhân đã bị viêm nhiễm nặng.
- Chảy nước miếng: Tình trạng sưng to ở lợi sẽ khiến người bệnh khó có thể ngậm miệng như bình thường. Trong lúc ngủ thường bị chảy nước miếng và có mùi hôi.
Nguyên nhân gây tình trạng viêm lợi trùm
Tình trạng viêm lợi trùm thường gây ra do nguyên nhân chính là việc mọc răng khôn. Cụ thể bác sĩ nha khoa giải thích như sau:
- Theo quá trình tiến hóa, phần xương hàm ngày càng nhỏ, tác động tới sự phát triển của răng khôn. Răng khôn cố gắng tìm đường nhô lên trên bề mặt lợi sẽ bị kẹt ở giữa bởi không còn chỗ. Kết quả là răng khôn chỉ có thể nhô lên một phần, phát triển ở một bên góc hoặc lệch hẳn sang bên.
- Bên cạnh đó do góc mọc và hình dạng của chiếc răng khôn khiến việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn hơn. Trong quá trình ăn uống, thực phẩm và vi khuẩn sẽ bị kẹt giữa nướu và răng. Lâu ngày axit nước bọt tiết ra sẽ là môi trường để vi khuẩn tấn công gây ra tình trạng lợi trùm bị viêm.
Bác sĩ chuyên khoa cho biết một số loại vi khuẩn gây nhiễm trùng xung quanh hoặc trong răng khôn. Tình trạng nhiễm trùng này có thể lan sang các khu vực khác của miệng. Hiện nay, các loại vi khuẩn gây ra tình trạng nhiễm trùng ở khoang miệng bao gồm:
- Actinomyces
- Liên cầu khuẩn
- Peptostreptococcus
- Vi khuẩn Fusobacterium
- Prevotella
- Vi khuẩn tổng hợp
- Eikenella corrodens
Điều trị bệnh như thế nào?
Viêm lợi trùm uống thuốc gì, căn cứ vào tình trạng viêm của lợi, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với từng trường hợp. Hiện nay, bệnh viêm lợi trùm có thể điều trị bằng liệu pháp nha khoa, đông y hoặc thuốc dân gian.
Biện pháp điều trị tại nhà
Điều trị viêm lợi trùm tại nhà bằng các phương pháp giảm đau tại chỗ hoặc sử dụng bài thuốc dân gian thường phù hợp với bệnh nhân có tình trạng nhẹ, không quá nghiêm trọng.
Giảm cơn đau nhức răng bằng cách chườm nước đá
Việc chườm túi nước đá vào hàm bên cạnh hiệu quả giảm đau còn giúp giảm một số triệu chứng viêm. Thực tế sử dụng nước đá là cách để gây tê giảm đau tạm thời.
Cách thực hiện:
- Cho đá vào khăn sạch sau đó đặt khăn vào vùng nướu đang bị sưng đau.
- Chườm khoảng 15 phút và sau đó có thể thực hiện lặp lại khi các cơn đau dịu đi.
Rửa nước muối
Nghiên cứu cho thấy nước muối có tính khử trùng tự nhiên, có khả năng loại bỏ vi khuẩn rất tốt. Việc vi khuẩn tích tụ trong nướu vỡ ở xung quanh răng khôn cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đau nhức. Chính vì thế súc miệng, rửa sạch khoang miệng, nướu răng bằng nước muối sẽ giúp điều trị nhiễm trùng lợi trùm hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Hòa tan một muỗng muối vào 200ml nước vừa đun sôi.
- Chờ cho tới khi nước nguội sau đó sử dụng dung dịch đã pha súc miệng 3 phút và nhổ bỏ.
- Thực hiện việc súc miệng mỗi ngày 2 đến 3 lần tới khi cơn đau nhức bắt đầu giảm.
Trị viêm lợi trùm bằng bài thuốc từ đinh hương
Nghiên cứu cho thấy đinh hương có hiệu quả như một loại thuốc giảm đau tại chỗ. Thành phần có trong đinh hương có tác dụng gây tê hiệu quả. Vì vậy bài thuốc sử dụng đinh hương tươi được áp dụng rất nhiều để điều trị lợi trùm bị viêm và loại bỏ mùi hôi miệng sâu răng.
Cách thực hiện:
- Đinh hương sau khi vệ sinh cần đặt lên vị trí răng khôn bị đau nhức.
- Sau đó thực hiện việc giữ chặt tại chỗ bằng cách đóng hàm và không nhai cho tới khi cơn đau thuyên giảm thì nhổ bỏ.
Hành tây trị lợi trùm bị viêm hiệu quả
Thành phần của hành tây có chứa các hoạt chất chống viêm, kháng khuẩn tốt. Chính vì thế bài thuốc từ hành tây được nhiều người bệnh áp dụng khi lợi trùm có dấu hiệu bị viêm và đau.
Cách thực hiện:
- Người bệnh có thể cắt một miếng hành tây sạch và nhai ở bên miệng bị đau do lợi sưng viêm.
- Thực hiện việc nhai hành tây khoảng vài phút cho tới khi biểu hiện đau nhức được thuyên giảm thì dừng lại và nhổ bỏ.
- Các thành phần có trong nước hành tây khi đi vào nướu sẽ phát huy tối đa hiệu quả diệt khuẩn và giảm viêm.
Trị viêm lợi trùm bằng thuốc Đông y
Thuốc Đông y trị bệnh viêm lợi trùm được nhiều bệnh nhân lựa chọn. Phương pháp được đánh giá là có tính an toàn cao, hầu như không có tác dụng phụ. Vì thế bài thuốc được áp dụng với nhiều đối tượng. Dưới đây là bài thuốc trị lợi bị viêm phổ biến nhất.
- Thành phần: Bài thuốc sử dụng hoàng bá, hoàng liên, hoàng cầm, đinh hương và địa hồi với mỗi vị 20g.
- Cách sử dụng: Thuốc sẽ được bào chế dạng tán bột, người bệnh đem thuốc ngâm với cồn từ 50 – 60 %, sau đó chấm vào vị trí bị viêm. Mỗi ngày nên chấm thuốc từ 2 đến 3 lần để phát huy tác dụng nhanh chóng nhất.
Thành phần của thuốc có chứa nhiều kháng sinh tự nhiên nên người bệnh hoàn toàn yên tâm khi sử dụng.
Nha khoa điều trị viêm lợi trùm hiệu quả
Sử dụng liệu pháp nha khoa là phương án điều trị hiệu quả hàng đầu với các bệnh nhân có lợi trùm bị viêm. Khi nhận thấy các dấu hiệu viêm, người bệnh nên tới cơ sở y tế để được thăm khám. Căn cứ vào từng tình trạng, bác sĩ sẽ chỉ định một trong các phương pháp sau:
Sử dụng thuốc
Lợi trùm bị viêm và tấy đỏ, bác sĩ sau khi thăm khám sẽ thực hiện sát trùng ổ viêm. Bệnh nhân được kê đơn sử dụng thuốc kháng sinh để diệt khuẩn, đặc biệt là với các trường hợp xuất hiện mủ. Khi phần lợi trùm đã được tiêu viêm, bác sĩ sẽ thực hiện việc điều trị triệt để.
Khi lợi trùm bị sưng viêm kèm theo biểu hiện đau, sốt, sưng, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng các loại thuốc sau.
- Thuốc kháng sinh: Loại thuốc phổ biến nhất là Spiramycin, tác dụng chính là diệt khuẩn, chống viêm và làm giảm tình trạng nhiễm trùng.
- Thuốc giảm đau: Tác dụng làm giảm chứng đau nhức và khó chịu do viêm lợi bị trùm gây ra. Các loại thuốc được chỉ định thường là: Paracetamol, Aspirin, Ibuprofen…
- Thuốc chống phù nề: Chỉ định nhằm giảm hiện tượng phù nề. Alphachymotrypsin là loại thuốc được nhiều bệnh nhân sử dụng.
Sử dụng thuốc để điều trị viêm lợi trùng là phương pháp cải thiện chứng bệnh hiệu quả. Bác sĩ nha khoa sẽ chỉ định sử dụng thuốc trong vòng 5 đến 7 ngày.
Tuy nhiên theo các đánh giá y khoa cho thấy đây chỉ là giải pháp tạm thời, sau một thời gian tình trạng viêm có thể quay lại. Vì thế người bệnh nên cân nhắc và tham khảo ý kiến của bác sĩ về phương pháp này.
Cắt lợi trùm
Đây là tiểu phẫu nhỏ của nha khoa giúp bỏ phần lợi mọc trùm lên vị trí răng khôn. Phương án được tiến hành khi răng khôn mọc thẳng. Việc cắt lợi trùm giúp giải phóng không gian, tạo điều kiện để răng khôn tiếp tục mọc. Dưới đây là các bước cụ thể khi thực hiện cắt lợi trùm.
- Nha sĩ thực hiện vệ sinh khoang miệng sạch sẽ, sau đó tiến hành gây tê phần lợi trùm cần loại bỏ.
- Bước tiếp theo nha sĩ sẽ sử dụng Laser nhằm cắt phần mặt ngoài và mặt trong để loại bỏ gốc của lợi trùm.
- Bệnh nhân có thể gặp phải tình trạng sưng, rỉ máu nhẹ sau khi thực hiện tiểu phẫu này.
- Thông thường sau khi cắt bỏ từ 1 đến 2 tuần, lợi sẽ bình phục trở lại.
Giải đáp một số thắc mắc về viêm lợi trùm
Viêm lợi trùm gây ra đau nhức, sưng tấy và khó chịu cho người mắc. Xung quanh căn bệnh có khá nhiều vấn để thắc mắc.
Phương pháp cắt lợi trùm có giải quyết triệt để tình trạng viêm hay không?
Cắt lợi trùm được chỉ định khi răng khôn mọc hoàn chỉnh và bệnh nhân chưa từng mắc viêm lợi. Thực tế phương pháp này không phải lúc nào cũng cho hiệu quả đạt 100%.
Một vài trường hợp cắt bỏ hoàn toàn lợi trùm nhưng tình trạng viêm vẫn có khả năng quay lại. Đồng thời chúng hoàn toàn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như: Viêm lợi, viêm tủy răng, viêm quanh thân răng,… Để giải quyết hoàn toàn tình trạng viêm người bệnh nên thực hiện biện pháp nhổ răng khôn.
Viêm lợi trùm bao lâu thì khỏi?
Thời gian để có thể khỏi bệnh lợi trùm bị viêm là vấn đề được bệnh nhân quan tâm hàng đầu. Bác sĩ chuyên khoa c-*ho biết khi lợi bị viêm, sưng nhẹ do mọc răng khôn. Bên cạnh đó không có dấu hiệu nhiễm trùng thì lợi có thể tự khỏi hẳn sau từ 3 tới 4 ngày.
Tuy vậy sau này phần lợi trùm sẽ tiếp tục sưng viêm. Lý do là bởi khi răng khôn tiếp tục phát triển và phần lợi bị hở ra trên bề mặt răng khôn sẽ gây hình thành ổ vi khuẩn do thức ăn bị kẹt lại.
Với các trường hợp điều trị bệnh bằng cách nhổ răng khôn thì người bệnh sẽ giải quyết triệt để được ổ viêm và thời gian khỏi hẳn sau khoảng 10 ngày đến nửa tháng.
Viêm lợi trùm kiêng gì?
Viêm lợi trùm khi đang cho con bú có nguy hiểm không và cần kiêng gì? Đặc biệt các trường hợp mắc bệnh thông thường nên thực hiện chế độ ăn uống như thế nào để giúp đẩy lùi các triệu chứng và hỗ trợ dùng thuốc hiệu quả và an toàn.
Bác sĩ chuyên khoa cho biết khi mắc bệnh nên tránh sử dụng các loại thực phẩm sau để hạn chế tình trạng sưng viêm:
- Thực phẩm có lượng đường cao như: Bánh, kẹo, các loại snack.
- Người bệnh nên hạn chế tối đa việc sử dụng các đồ uống đóng chai, có ga như nước ngọt hoặc bia.
- Bệnh nhân không ăn các loại thực phẩm đang ở tình trạng quá lạnh hoặc quá nóng.
- Tuyệt đối không sử dụng các loại thứ phẩm cay nóng như: Ớt, hạt tiêu hay mù tạt.
- Hạn chế sử dụng các đồ ăn, uống có chứa chất kích thích, gây nghiện như: Thuốc lá, rượu, cà phê.
Bên canh đó, bệnh nhân khi bị viêm lợi trùm răng hàm hay răng khôn nên sử dụng các loại thực phẩm sau:
- Đồ ăn có chứa nhiều vitamin và chất xơ như các loại quả mềm và rau xanh.
- Sử dụng nhiều trà xanh hơn vì trong loại thực phẩm này có chứa hợp chất kháng khuẩn và kháng viêm hiệu quả.
- Bổ sung thêm đồ ăn giàu canxi như cá, trứng, sữa, thịt.
- Bệnh nhân sau khi nhổ răng khôn nên sử dụng các loại thức ăn dạng mềm như cháo, súp để giảm lực tác động lên lợi.
Chăm sóc răng miệng phòng bệnh viêm lợi trùm hiệu quả
Cũng giống như các bệnh lý nha khoa khác, để phòng tránh viêm lợi trùm các biện pháp vệ sinh răng miệng là hiệu quả nhất.
- Thực hiện chế độ chăm sóc răng miệng đều đặn và tích cực mỗi ngày.
- Hãy đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày và nên sử dụng các loại bàn chải có lông mềm, làm sạch răng 4 mặt và theo hướng 45 độ.
- Sử dụng thêm chỉ nha khoa để làm sạch hoàn toàn các kẽ răng, tránh tình trạng sót thức ăn thừa gây phát sinh vi khuẩn. Sử dụng chỉ nha khoa thay cho tăm cũng là cách để hạn chế gây tổn thương tới lợi.
- Súc miệng bằng nước sát khuẩn mỗi ngày vào 2 buổi sáng và tối.
- Có thể massage răng nhẹ nhàng để giảm tình trạng đau nhức và tăng cường lưu thông máu tới nướu và lợi.
- Kết hợp với việc ăn uống đủ chất dinh dưỡng để có được hơi thở thơm mát và một sức khỏe răng miệng tốt nhất.
- Nên thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện bệnh lý nha khoa nói chung và viêm lợi trùng nói riêng. Từ đó có được giải pháp điều trị sớm và phù hợp nhất.
Viêm lợi trùm là bệnh lý nhiều người gặp phải, bệnh nhân có thể áp dụng phương pháp nha khoa, thuốc Đông y hoặc mẹo dân gian để điều trị. Khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh nên tới cơ sở y tế để được khám và điều trị.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!