Lấy Dấu Răng: Các Hình Thức, Quy Trình Và Lưu Ý Khi Thực Hiện

bs-quanganh
Cố vấn chuyên môn: Bác sĩ Quang Anh
  • Thành viên Hiệp hội Implant Quốc tế ITI
  • Thành viên Hội cấy ghép nha khoa TPHCM
  • Chứng chỉ trồng răng Implant nha khoa do BV Răng Hàm Mặt TƯ TPHCM cấp
  • Chứng chỉ cấy ghép toàn hàm tại Trung tâm Sagodent
  • Chứng chỉ nâng xoang ghép xương
  • Chủ nhiệm đề tài nghiên cữu về kỹ thuật nhổ răng khôn xâm lấn tối thiểu

Lấy dấu răng là gì? 

Lấy dấu răng là kỹ thuật phổ biến trong nha khoa, thường được tiến hành khi khách hàng có nhu cầu phục hình răng bị gãy, sứt mẻ, hô, móm,… Mục đích của việc làm này đó là giúp các bác sĩ xác định được khuôn mẫu chính xác của toàn bộ hàm răng. Ngay sau khi thực hiện, dấu răng này sẽ được gửi đến phòng Lab để chế tác răng theo đúng kích thước, tỷ lệ, phù hợp với răng của khách hàng.

Kỹ thuật này có thể được ứng dụng trong trồng răng Implant, bọc răng sứ hay trồng răng giả tháo lắp.

Lấy dấu răng là kỹ thuật phổ biến trong nha khoa
Lấy dấu răng là kỹ thuật phổ biến trong nha khoa

Lợi ích của việc lấy dấu răng

Khi cần phục hình răng theo các hình thức trồng răng Implant, bọc răng sứ, trồng răng giả tháo lắp, lấy dấu răng được xem là kỹ thuật quan trọng không thể thiếu để tạo ra những chiếc răng có kích thước, tỷ lệ phù hợp với hàm răng của khách hàng. Lợi ích cụ thể:

  • Giúp bác sĩ lưu trữ lại tình trạng hàm răng và khớp cắn trước khi bắt đầu điều trị, phục hình.
  • Mẫu vật thu được sau khi lấy dấu sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán và lên kế hoạch điều trị, phục hình chi tiết cho từng đối tượng với từng dịch vụ khác nhau.
  • Để bác sĩ xác định cụ thể thời gian điều trị cho khách hàng.

Nếu quá trình lấy dấu không chuẩn sẽ dẫn đến sự sai lệch ở các bước sau, rất khó để sửa chữa, từ đó khi gắn răng sứ không đảm bảo được sự chính xác và phục hình răng không thành công. 

Thực tế khi lấy dấu răng không chuẩn, quy trình trồng răng chịu tác động tiêu cực và có thể ảnh hưởng đến quá trình tích hợp xương. Lúc này tất cả những áp lực tác động sẽ truyền đến trụ Implant và các mô xung quanh, gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm lợi, viêm chân răng, rớt Abutment, thậm chí hoại tử răng, lợi.

Cũng bởi vậy, quá trình lấy dấu răng cần đảm bảo các thao tác đạt chuẩn, thực hiện chính xác, không được xảy ra bất cứ sai sót này. Đồng thời bác sĩ cũng cần chú ý lấy dấu đầy đủ mẫu của hàm, không để bị sai lệch hoặc có xuất hiện bọt khí trên dấu, đổ thạch cao trực tiếp trên dấu răng và tiến hành chế tác răng theo đúng mẫu vật đã lấy.

Đây là kỹ thuật giúp tạo ra những chiếc răng có kích thước, tỷ lệ phù hợp
Đây là kỹ thuật giúp tạo ra những chiếc răng có kích thước, tỷ lệ phù hợp

Các hình thức lấy dấu răng phổ biến hiện nay

Trong phục hình răng, đặc biệt là trồng răng Implant, có rất nhiều phương pháp lấy dấu răng phổ biến đó là lấy dấu bằng thạch cao, lấy dấu Alginate và cao su lấy dấu.

Cao su lấy dấu

Cao su còn được gọi là Silicon – một vật liệu được sử dụng trong các trường hợp lâm sàng và phổ biến trong nha khoa. Cao su có lợi ích trong việc đẩy lùi những mô di động tràn lên hoặc xuất hiện ở xung quanh nền tựa thay cho vật liệu lỏng mang đến hiệu quả không cao.

Ưu điểm:

  • Giúp lấy dấu chi tiết và có độ chính xác cao.
  • Có độ đàn hồi tốt, rắn chắc và bền bỉ.
  • Được dùng cho mọi kiểu lấy dấu, thuận tiện trong nha khoa phục hình.
  • Cao su có độ nhớt nên bạn có thể dễ dàng thay đổi theo ý muốn  và mục đích sử dụng.
  • Hỗ trợ dấu vững và ổn định về kích thước.

Nhược điểm:

  • Cao su là vật liệu không thể tiếp xúc trực tiếp với nước.
  • Thời gian hoạt động và đông rất ngắn.
  • Giá thành để sử dụng vật liệu này khá cao.

KHÁM PHÁ THÊM: Lấy Dấu Răng Bằng Scan Răng 3D tại đây!

Sử dụng Alginate

Alginate thường được sử dụng rất nhiều trong thực tế, đặc biệt là lấy dấu răng nha khoa. Đây là chất liệu có thể dùng với nhiều mức độ lỏng khác nhau tùy thuộc tỷ lệ nước và bột. Alginate tạo ra sự đàn hồi nhẹ nên phù hợp để phục hình cho trường hợp khe nướu hẹp, không nhìn thấy rõ, đặc biệt việc lấy dấu bằng Alginate trọn vẹn tương thích để lấy dấu răng sơ khởi cho mọi tình huống.

Ưu điểm:

  • Có thể tiếp xúc với nước.
  • Bạn có thể dễ dàng sao chép bề mặt răng một cách chính xác.
  • Lấy dấu răng bằng Alginate dễ thực hiện.
  • Thời gian đông có thể thay đổi do nhiệt độ nước.
  • Bạn có thể tùy chọn độ nhớt phù hợp thông qua việc thay đổi tỷ lệ bột và nước.
  • Giá thành vật liệu thấp.

Nhược điểm:

  • Khi lấy dấu bằng Alginate cần phải đổ mẫu ngay.
  • Kích thước của mẫu vật bằng Alginate không ổn định theo thời gian.
Lấy dấu răng bằng vật liệu Alginate
Lấy dấu răng bằng vật liệu Alginate

Dùng thạch cao

Thạch cao cũng là vật liệu phổ biến và thường được dùng trong việc lấy dấu răng. Việc lấy dấu bằng vật liệu này mang đến nhiều ưu điểm nổi bật.

Ưu điểm:

  • Đảm bảo độ chính xác cao khi cần sao lại bề mặt.
  • Có thể tiếp xúc với nước mà không lo bị biến chất.
  • Thạch cao bền bỉ trong suốt quá trình sử dụng và lưu trữ mẫu.
  • Tính lỏng của vật liệu này giúp hạn chế biến dạng.

Nhược điểm:

  • Gây cảm giác khó chịu hoặc thậm chí là buồn nôn cho bệnh nhân trong quá trình lấy dấu.
  • Lấy dấu bằng thạch cao cần kỹ thuật cao và khó thực hiện.
  • Có nguy cơ cao vật liệu này bị chảy vào đường thở.

Quy trình lấy dấu răng cơ bản

Lấy dấu răng không phải kỹ thuật đơn giản mà ai cũng có thể thực hiện. Để đảm bảo tính chính xác cao, hạn chế sai lệch, bạn cần tuân thủ đúng theo quy trình của từng phương pháp khác nhau. Có 3 cách phổ biến đó là lấy dấu răng một thì, lấy dấu hai thì và sử dụng kỹ thuật CAD/CAM.

Quy trình lấy dấu một thì

Lấy dấu răng một thì là kỹ thuật thủ công được tiến hành bằng tay. Phương pháp này thường được sử dụng chủ yếu trong việc lấy dấu sau cùng toàn hàm. Kỹ thuật lấy dấu một thì sử dụng 2 loại chất lấy dấu là Light và Putty hoặc chỉ sử dụng chất Putty. Ưu điểm của nó là chỉ cần sử dụng 1 ống trộn cho từng tiến trình đỡ tốn kém. Đồng thời vật liệu sau khi đổ ra rất dễ lấy.

Tuy nhiên nhược điểm khi tiến hành phương pháp này đó là khuôn lấy dấu dễ bị biến dạng và khiến bệnh nhân khó chịu.

Quy trình cụ thể:

  • Bước 1 – Chuẩn bị vật tư: Bao gồm chất lấy dấu Light và Putty, số đơn vị 1 – 4, khay lấy dấu (cá nhân, toàn hàm, nửa hàm, lấy dấu hàm đôi).
  • Bước 2 – Tiến hành lấy dấu: Bác sĩ bơm chất lấy dấu Light xung quanh răng cần xử lý. Tiếp đến đặt chất lấy dấu nặng lên khay đã chuẩn bị rồi đặt khay vào trong miệng bệnh nhân. Cuối cùng giữ khay cho đến khi chất lấy dấu đông cứng lại sẽ lấy ra.

TÌM HIỂU CHI TIẾT VỀ: Các Loại Mão Răng Sứ Phổ Biến Hiện Nay

Quy trình lấy dấu răng hai thì

Lấy dấu răng hai thì dù có quy trình phức tạp và độ khó cao hơn lấy dấu một thì, tuy nhiên vẫn được sử dụng khá phổ biến trong nha khoa. Ưu điểm của phương pháp này đó là độ đúng chuẩn cao, các khuôn mẫu thể hiện đúng dấu răng của bệnh nhân. Lấy dấu hai thì sử dụng 2 chất lấy dấu đó là Putty và Light.

Quy trình cụ thể:

  • Bước 1 – Chuẩn bị vật tư: Cần chuẩn bị 2 loại chất lấy dấu là Light và Putty, số đơn vị 1 – 4, thìa (cá nhân, toàn hàm, nửa hàm, lấy dấu hàm đôi).
  • Bước 2 – Tiến hành lấy dấu: Bác sĩ đặt vật liệu đã chuẩn bị vào khay lấy dấu, phủ một miếng nhựa mỏng  lên để ngăn cách. Tiếp đến bạn đặc khay vào miệng bệnh nhân, chờ đến khi chất liệu cứng lại, bạn lấy khay ra, bỏ miếng nhựa, mang đi rửa và thổi khô dấu. Lúc này bác sĩ bơm chất lấy dấu Light vào xung quanh vùng răng, đồng thời bơm một ít chất này lên khay đã chứa chất Putty. Cuối cùng đặt lại vào trong miệng bệnh nhân và lấy khay ra khi chất lấy dấu đã đông.
Lấy dấu răng một thì là kỹ thuật thủ công được tiến hành bằng tay
Lấy dấu răng một thì là kỹ thuật thủ công được tiến hành bằng tay

Quy trình lấy dấu sử dụng công nghệ CAD/CAM

Khi công nghệ CAD/CAM/CNC ra đời, các kỹ thuật nha khoa bằng tay đã không còn được ưa chuộng, đặc biệt trong việc lấy dấu răng. Ưu điểm của phương pháp này đó là đảm bảo chỉ số chính xác cao, thời gian thực hiện nhanh, không gây khó chịu cho bệnh nhân và dễ dàng phát hiện ngay những sai sót trong quá trình chuẩn bị phục hình. Tuy nhiên nhược điểm khi sử dụng công nghệ CAD/CAM đó là chi phí cao.

Quy trình thực hiện:

  • Bác sĩ sử dụng kỹ thuật Scan (thiết bị quét trong miệng) để lấy thông tin chính xác về vùng răng cần lấy dấu.
  • Tiếp đến bác sĩ cho ra bản thiết kế răng sứ bản mềm để khách hàng thuận tiện theo dõi và điều chỉnh theo nhu cầu khách hàng.
  • Cuối cùng dấu răng được đưa đến phòng Lab để chế tác ra răng thật.

THAM KHẢO NGAY: 3 Lưu Ý “Vàng” Giúp Chăm Sóc Và Vệ Sinh Răng Miệng Đúng Cách

Lưu ý khi lấy dấu răng

Để quá trình lấy dấu chính xác, ít xảy ra sai sót và đảm bảo hiệu quả cho việc phục hình răng, bạn cần chú ý những điều sau: 

  • Lựa chọn địa chỉ thăm khám và thực hiện phục hình uy tín, chất lượng, được nhiều người đánh giá cao.
  • Lắng nghe tư vấn của bác sĩ và chia sẻ tất cả vấn đề răng miệng đang gặp phải cùng mong muốn phục hình, thẩm mỹ để bác sĩ có định hướng điều trị phù hợp.
  • Lấy dấu răng được tiến hành trong thời gian khá ngắn, tuy nhiên quá trình phục hình như bọc răng, trồng răng cần kiên trì. Bạn hãy chú ý đến cách chăm sóc và lời khuyên của bác sĩ sau điều trị để đạt hiệu quả cao nhất.
  • Nếu trong quá trình lấy dấu hoặc phục hình có xảy ra bất kỳ vấn đề nào, cần báo ngay cho bác sĩ để kịp thời xử lý.

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về lấy dấu răng, các hình thức và quy trình lấy dấu đạt chuẩn. Bạn đọc nên tham khảo để có sự chuẩn bị tốt nhất trước khi tiến hành phục hình răng. Hoạt động này gắn liền với kỹ thuật trồng răng, bọc răng, do đó bạn nên lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín, không nên ham rẻ gây ra những rủi ro và ảnh hưởng tiêu cực đến hàm răng của mình.

XEM THÊM: Công Nghệ DSD Có Những Tác Dụng Gì Trong Làm Răng Sứ?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nên bọc răng sứ hay dán veneer
Nên Bọc Răng Sứ Hay Dán Veneer? Giải Pháp Nào Hiệu Quả Hơn?

Nội dung bài viếtLấy dấu răng là gì? Lợi ích của việc lấy dấu răngCác hình thức lấy dấu răng phổ biến hiện nayCao su lấy...

Nhược điểm bọc răng sứ có thể bạn chưa biết
Nhược Điểm Của Bọc Răng Sứ Mà Có Thể Bạn Chưa Biết

Nội dung bài viếtLấy dấu răng là gì? Lợi ích của việc lấy dấu răngCác hình thức lấy dấu răng phổ biến hiện nayCao su lấy...

Lấy tủy bọc răng sứ giá bao nhiêu
Giá Bọc Răng Sứ Sau Khi Lấy Tủy Là Bao Nhiêu? Bảng Giá Mới Nhất

Nội dung bài viếtLấy dấu răng là gì? Lợi ích của việc lấy dấu răngCác hình thức lấy dấu răng phổ biến hiện nayCao su lấy...

[Chi Tiết] Top 6 Bác Sĩ Bọc Răng Sứ Uy Tín Nhất
[Chi Tiết] Top 8 Bác Sĩ Bọc Răng Sứ Uy Tín Nhất 

Nội dung bài viếtLấy dấu răng là gì? Lợi ích của việc lấy dấu răngCác hình thức lấy dấu răng phổ biến hiện nayCao su lấy...


Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Nha khoa Quốc Tế ViDental - Đống Đa, Hà Nội: Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

ViDental - APEC Thủ Đức - Cơ sở TPHCM : 359C - 359D Đỗ Xuân Hợp, Phường Phước Long B – TP. Thủ Đức, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

ViDental - Guva Phú Nhuận - Cơ sở TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

messenger Messenger
zalo Zalo
phone Hotline
uudai Xem ưu đãi