Mẹo giúp bé mọc răng như giá không đau không sốt
- Bác sĩ nội trú Răng Hàm Mặt tại Đại học Y Hà Nội
- Chứng chỉ cấy ghép Nha khoa nâng cao: Cấy ghép và phục hình Implant tức thì
- Chứng chỉ cắm ghép Implant nha khoa cấp bởi viện đào tạo RHM - ĐH Y Hà Nội
- Chứng chỉ Chỉnh nha Invisalign Fundamentals Seminar Hoa Kỳ
- Chứng nhận đào tạo Bí quyết chỉnh nha hiệu quả - Điều trị răng ngầm
Trẻ mọc răng thường bị đau sốt dẫn đến quấy khóc nhiều và bỏ ăn. Điều này khiến cha mẹ lo lắng và mong muốn tìm được giải pháp khắc phục tốt nhất. Để trẻ mọc răng như giá không đau không sốt, cha mẹ có thể tham khảo ngay các mẹo đơn giản nhưng cực hiệu quả dưới đây.
Mọc răng như giá không đau không sốt là gì?
Mọc răng như giá không sốt thực sự là một trong những câu nói cửa miệng từ xưa, hay còn được xem là câu thần chú được nhiều bà mẹ dùng cho bé khi bước vào độ tuổi mọc răng. Câu nói này mang theo mong muốn giúp các bé mọc răng mọc răng thuận lợi không đau, không sốt.
Tuy nhiên, theo các thông tin thu được vào năm 2011 của các nhà nghiên cứu Brazil đã kiểm tra 47 em bé mỗi ngày trong vòng 8 tháng. Đa phần các trường hợp này đều xuất hiện dấu hiệu bị đau sốt khi mọc răng. Ngoài dấu hiệu sốt cao và đau răng, trẻ còn có thể gặp phải tình trạng như: Chảy nhiều dãi, ho nhiều, dễ cáu kỉnh quấy khóc, ngủ không ngon giấc, thích gặm cắn,…
Theo dân gian, có rất nhiều cách giúp răng trẻ mọc lên nhanh chóng mà không gây đau sốt, khó chịu. Tuy nhiên, cha mẹ cần nắm được tình trạng răng miệng của con mới có thể lựa chọn và áp dụng đúng cách nhất.
Biện pháp giúp mọc răng như giá không đau không sốt
Để giảm dấu hiệu đau sốt cho trẻ khi mọc răng cha mẹ cần chú ý:
Trong quá trình mang thai
Mang thai ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của con về sau và trong đó có tình trạng mọc răng. Vì vậy, để trẻ có thể mọc răng như giá không bị đau sốt khó chịu trong thời gian mang mang bầu, mẹ cần bổ sung đủ dưỡng chất. Đặc biệt là các chất tốt cho sức khỏe răng miệng và sự phát triển của trẻ như: Các loại vitamin, canxi, magie,…
Ngoài ra, theo dân gian có một món ăn nếu mẹ bổ sung khi mang thai sẽ giúp trẻ mọc răng đúng quy trình và không bị đi tướt, chính là món dạ dày lợn hấp hạt tiêu. Đây là món ăn thích hợp cho mẹ bầu ở tuần 32, 33. Cách thực hiện: Dạ dày mua về, làm sạch kỹ bằng cách xát muối và rửa nhiều lần. Sau đó nhồi 1 ít hạt tiêu để giảm mùi và cho lên hấp cách thủy.
Lúc con được 3 tháng 10 ngày
Theo dân gian, để trẻ mọc răng như giá, giảm đau sốt khó chịu thì mẹ có thể áp dụng mẹo rơ lưỡi từ lá hẹ cho các bé. Cách thực hiện:
- Khi bé tròn 100 ngày tuổi, mẹ sẽ lấy 1 nắm lá hẹ tươi, rửa sạch rồi đem đi giã nhuyễn và lọc lấy nước cốt.
- Trước khi tiến hành rơ lưỡi, mẹ cho con bú khoảng 30 phút.
- Sau đó mẹ dùng băng gạc quấn quanh ngón tay rồi chấm vào nước lá hẹ để rơ quanh khoang miệng cho bé. Chú ý khi thực hiện nên nhẹ nhàng và cố gắng đẩy vào lợi trên và dưới của trẻ vài lần.
- Mẹ nên thường xuyên thực hiện cách này, với đặc tính ấm của hẹ sẽ có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm hiệu quả giúp bé giảm đau, bớt sốt khi mọc răng về sau.
Khi con bắt đầu giai đoạn mọc răng
Khi trẻ bắt đầu mọc răng, con thường bị ngứa lợi và chảy nước dãi nhiều. Tình trạng này nếu mẹ không để ý và đưa ra cách xử lý kịp thời trẻ sẽ bị đau, hay quấy khóc và dễ dẫn đến tình trạng sốt cao, biếng ăn. Do đó, để giảm ngứa, đau lợi, cha mẹ nên cho bé gặm nhấm những thực phẩm sau:
Gặm chân gà luộc
Đây là một trong những cách dân gian thường được áp dụng nhiều và có tỉ lệ thành công cao. Khi cho bé gặm chân gà luộc không chỉ giúp con giảm ngứa răng mà còn tránh tình trạng quấy khóc, sốt vào ban đêm.
Cách thực hiện: Mẹ mua chân gà loại vừa, không cần quá to rồi đem đi làm sạch. Sau đó cho lên bếp luộc khoảng 20 phút để chân gà chín hoàn toàn. Sau khi chín thì để nguội rồi cho bé gặm khoảng 15 phút, mỗi tuần áp dụng cách này 1 – 2 lần sẽ có hiệu quả.
Dùng nước đậu xanh
Đậu xanh là loại hạt có tác dụng thanh nhiệt giải độc rất tốt. Bên cạnh đó, đây cũng là một trong những loại ngũ cốc giàu dinh dưỡng và rất an toàn cho trẻ. Đặc biệt, trong dân gian lưu truyền khi sử dụng đậu xanh rơ lưỡi cho trẻ có thể giúp giảm đau, giảm sốt, khó chịu khi mọc răng.
Cách thực hiện: Mẹ dùng khoảng 50g đậu xanh, đem rửa sạch rồi mang đi xay cho vỡ đôi. Sau đó cho đậu lên bếp đun cùng 1 lít nước bằng lửa vừa trong khoảng 15 – 20 phút. Đợi nước đậu nguội bớt, mẹ dùng gạc hoặc bông sạch thấm nước rồi bôi nhẹ nhàng vào phần lợi của trẻ.
Dùng quả na – mãng cầu ta
Quả na (một số khu vực gọi là mãng cầu ta) có chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho bé. Đặc biệt khi cho trẻ ăn na còn là cách giúp giảm bớt cảm giác khó chịu khi mọc răng. Cách áp dụng:
- Mẹ chọn quả na chín mềm, sau đó để trẻ gặm trực tiếp hoặc lấy thịt ra dằm nát rồi bón cho trẻ.
- Ngoài cho con ăn trực tiếp, mẹ cũng có thể ép lấy nước cho bé uống thường xuyên.
Cách chăm sóc trẻ khoa học, khỏe mạnh và mọc răng như giá
Có rất nhiều người, nhất là trường hợp lần đầu làm cha mẹ bị thiếu kinh nghiệm trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng cho trẻ. Do không có nhiều kinh nghiệm chăm sóc nên khi trẻ mọc răng dễ bị đau, sốt cao và quấy khóc rất nhiều.
Để khắc phục tình trạng này và giúp trẻ mọc răng như giá không đau không sốt cha mẹ cần chú ý chăm sóc trẻ như sau:
Sát sao trong suốt thời gian trẻ mọc răng
Thời kỳ bé mọc răng thường bắt đầu từ 6 đến 8 tháng tuổi, tuy nhiên có một số trường hợp bé có thể bắt đầu sớm hơn hoặc cũng có thể muộn hơn. Do đó, cha mẹ cần nắm được quá trình mọc răng của trẻ để biết con mọc răng đúng thời gian hay không nhằm có cách xử lý kịp thời.
- Thời gian bé mọc răng cửa: Trẻ mọc răng cửa hàm trên và hàm dưới bắt đầu từ tháng thứ 5 đến tháng 16.
- Thời gian mọc răng nanh: Răng nanh của trẻ sẽ bắt đầu vào khoảng tháng 16 – 23.
- Thời gian mọc răng hàm: Trẻ mọc những chiếc răng hàm ở cả hàm trên và hàm dưới trong khoảng thời gian từ tháng 13 – 31, sau khi răng cửa và răng nanh đã mọc hoàn chỉnh.
Xem ngay:
- Hướng dẫn ba mẹ cách xử lý khi bé mọc răng biếng ăn hiệu quả nhất
Trên đây là quy trình mọc răng chuẩn theo đúng kế hoạch thông thường của các bé. Nếu cha mẹ nhận thấy trẻ mọc sớm hoặc chậm so với mốc thời gian này 1 vài tuần cho đến 1 tháng thì không cần lo lắng. Tuy nhiên, nếu bị lệch thời gian từ hơn 1 tháng trở lên thì cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để thăm khám và có biện pháp xử lý kịp thời.
Thường xuyên vệ sinh răng miệng cho trẻ
Ngoài theo dõi tiến trình mọc răng của trẻ, cha mẹ cũng cần phải vệ sinh răng miệng cho con hàng ngày. Việc vệ sinh thường xuyên sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn, mảng bám có hại trên răng và đảm bảo cho sự chắc khỏe của hàm răng.
Đối với mỗi thời kỳ mọc răng của trẻ cha mẹ cần có biện pháp vệ sinh răng miệng khác nhau:
- Đối với bé mới mọc răng: Cha mẹ nên dùng các dụng cụ vệ sinh răng miệng chuyên dụng cho trẻ như: Cây cạo lưỡi, gạc rơ lưỡi hoặc bàn chải lưỡi bằng silicon. Phụ huynh cần sử dụng các dụng cụ nêu trên để nhúng vào dung dịch vệ sinh chuyên dụng rồi tiến hành chải lưỡi và răng nhẹ nhàng cho trẻ.
- Khi trẻ đã mọc răng số lượng nhiều khoảng 8 – 12 chiếc: Mẹ có thể dùng bàn chải và kem đánh răng dành riêng cho trẻ nhỏ để vệ sinh răng miệng cho con. Tuy nhiên, khi thực hiện mẹ cần chú ý tránh để trẻ nuốt kem đánh răng vào bụng.
Ngoài ra, cha mẹ cũng nên cho trẻ dùng nước súc miệng phù hợp với độ tuổi để giúp loại sạch mảng bám trên răng gây hôi miệng. Thời điểm này răng của trẻ rất yếu, do đó cần tránh dùng loại của người lớn vì chúng có thể làm ảnh hưởng đến men răng của con.
Chú ý:
- Cha mẹ cần thực hiện vệ sinh răng cho trẻ ngay sau khi trẻ bú sữa hoặc ăn dặm xong để ngăn ngừa vi khuẩn tấn công và gây hại cho sức khỏe răng miệng của con.
- Khi chọn kem đánh răng mẹ có thể tham khảo các loại kem đánh răng chứa Flour – giúp răng của trẻ chắc khỏe hơn.
- Để loại trừ khả năng lây nhiễm vi khuẩn gây bệnh răng miệng cho trẻ khi mọc răng, cha mẹ cũng như người thân cần hạn chế việc hôn, nếm thức ăn hoặc dùng chung muỗng, đũa, bàn chải răng,…
Bổ sung đủ dinh dưỡng để trẻ mọc răng như giá không đau không sốt
Chế độ ăn uống khoa học cũng có vai trò rất quan trọng giúp trẻ mọc răng không đau không sốt và tránh nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng. Vậy nên, cha mẹ cần chú ý xây dựng cho trẻ chế độ ăn uống khoa học như sau:
- Để tránh bé bị đau nhức nướu, mẹ nên nấu những món ăn mềm và lỏng như cháo, súp, canh,… Các món ăn này dễ ăn hơn, trẻ sẽ không phải nhai nên cũng hạn chế tối đa tình trạng đau nhức răng.
- Khi trẻ mọc răng có thể ngứa lợi, thích gặm nhấm, cắn các vật rắn, mẹ có thể cho con gặm lê, táo hoặc cà rốt để giảm ngứa lợi và đảm bảo an toàn.
- Khi cho bé ăn, cha mẹ cần tránh cho con ăn những món quá nóng hay quá lạnh vì chúng sẽ không có lợi cho sự phát triển của răng nướu.
- Trẻ rất thích đồ ngọt, tuy nhiên các thực phẩm, đồ uống nhiều đường có thể làm tăng vi khuẩn gây bệnh lý răng miệng cho con.
- Để răng của trẻ mọc đều, đúng quy trình, mẹ cần bổ sung thêm hàm lượng canxi, phospho và các chất dinh dưỡng cần thiết trong bữa ăn hàng ngày của bé.
- Ngoài ra, khi mọc răng trẻ có thể biếng ăn, do đó mẹ nên chia nhỏ bữa ăn của bé thành 6 – 8 bữa để đảm bảo dinh dưỡng cho con. Bên cạnh đó, nếu con không chịu ăn kéo dài nhiều ngày liền (khoảng 1 tuần), có nguy cơ bị sụt cân thì phụ huynh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để bác sĩ đưa ra những lời khuyên tốt nhất.
Nếu trẻ mọc răng bị đau sốt cần xử lý như thế nào?
Có rất ít trường hợp trẻ mọc răng như giá không đau không sốt. Vì theo các nghiên cứu, trẻ thường có dấu hiệu tăng nhiệt độ nhẹ vào ngày mọc răng và 1 ngày trước khi mọc. Do đó, khi bé mọc răng sốt đến 38 độ – 39 độ C là bình thường.
Thông thường thời gian trẻ bị sốt khi mọc răng sẽ kéo dài khoảng 2 – 3 ngày sau đó sẽ giảm dần và khỏi hẳn. Tuy nhiên, nếu bé sốt cao kèm các triệu chứng sau đây thì rất nguy hiểm:
- Bé bị sốt 40 độ C kèm theo triệu chứng tiêu chảy, nôn ói trong nhiều ngày. Đây là dấu hiệu bất thường vì có thể trẻ đang mắc một số bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, virus hoặc viêm tai giữa.
- Trẻ bị cảm cúm gây chảy nước mũi, nghẹt mũi, ho hoặc hắt hơi nhiều. Trường hợp này có thể trẻ đang bị suy giảm sức đề kháng và miễn dịch, nếu để kéo dài sẽ rất dễ mắc phải nhiều bệnh lý khác.
- Thông thường nước dãi trẻ chảy nhiều xuống khu vực cằm, má và cổ mà không được vệ sinh sẽ khiến vùng da tại vị trí này bị phát ban. Tuy nhiên, một số trường hợp trẻ phát ban khắp cơ thể có thể là dấu hiệu của bệnh sởi, rubella, nấm,…
- Nếu trẻ nhỏ mọc răng bị sốt về đêm kèm theo tình trạng tiểu dắt, có dấu hiệu viêm nhiễm, khó thở, sốt cao trên 40 độ liên tục, cơ thể co cứng,… có thể trẻ đã bị bệnh nhiễm trùng, viêm màng não, viêm phổi,…
Do đó, khi nhận thấy trẻ xuất hiện các dấu hiệu bất thường trên, cha mẹ cần nhanh chóng đưa con đến gặp bác sĩ để kiểm tra. Sau khi tìm hiểu chính xác nguyên nhân, bác sĩ sẽ chỉ định áp dụng các biện pháp điều trị bệnh cho từng trường hợp riêng.
Ngoài ra, khi trẻ mọc răng có dấu hiệu sốt, cha mẹ có thể giảm sốt và giảm cảm giác khó chịu cho trẻ tại nhà bằng cách chườm khăn như sau: Cha mẹ dùng khăn sạch sau đó nhúng vào nước có nhiệt độ vừa phải (không nóng hoặc lạnh quá). Vắt sạch nước rồi chườm lên trán cho trẻ để hạ sốt. Đắp trong khoảng 15 – 20 phút, mẹ lại vắt và thay khăn 1 lần để trán con nhanh hạ nhiệt độ.
Có rất nhiều mẹo hay giúp trẻ mọc răng như giá không đau không sốt cha mẹ có thể tham khảo và áp dụng cho con. Tuy nhiên, trong thời gian mọc răng, trẻ có thể gặp rất nhiều dấu hiệu bất thường, thậm chí có trường hợp đe dọa đến tính mạng của con. Chính vì thế, cha mẹ cần theo sát con trong quá trình mọc răng để khi nhận thấy dấu hiệu bất thường thì có thể đưa con tới thăm khám y khoa kịp thời.
Tham khảo bài viết: Bé mọc răng nào trước, răng nào sau? Những điều cha mẹ cần lưu ý
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!