Nấm lưỡi bản đồ là tình trạng viêm lưỡi lành tính, thường gặp ở khu vực niêm mạc lưỡi. Triệu chứng bệnh bao gồm mảng đỏ trắng trên lưỡi. Đây là tình trạng viêm lành tính, không quá nguy hiểm. Để điều trị, người ta thường sử dụng kháng sinh hoạt thuốc giảm đau để làm dịu mức độ đau rát.
Nấm lưỡi bản đồ là tình trạng gì?
Nấm lưỡi bản đồ (tên tiếng anh geographic tongue) là một tình trạng của bệnh tưa miệng, có thể xuất hiện ở nhiều lứa tuổi. Lưỡi của chúng ta bình thường sẽ được bao phủ bởi một lớp gai lưỡi nhỏ li ti, có màu trắng hồng.
Khi bị nấm bản đồ ở lưỡi, trên bề mặt lưỡi sẽ xuất hiện các vệt màu trắng, bên trong có màu đỏ sậm, nhẵn và không có gai lưỡi. Những vết này khiến lưỡi trông giống bản đồ, thường lành lại ở khu vực này rồi rồi sau đó lại lan sang khu vực khác. Bệnh lý răng miệng này còn có tên gọi khác là viêm lưỡi di trú lành tính.
Nấm lưỡi bản đồ có thể gây khó chịu và khiến cho lưỡi của bạn nhạy cảm hơn với các loại gia vị hoặc thậm chí là đồ ngọt. Bệnh lý này xảy ra ở mọi lứa tuổi, giới tính, tuy nhiên dễ gặp hơn ở nữ giới. Đặc biệt là đến khi trưởng thành có nguy cơ tái phát lại rất cao.
Nhận biết dấu hiệu bị nấm lưỡi bản đồ
Bệnh nấm bản đồ ở lưỡi khá dễ nhận biết khi quan sát bằng mắt thường. Để biết mình có đang gặp phải trình trạng này hay không, bạn chỉ cần để ý các triệu chứng sau đây:
- Xuất hiện những vệt có hình dạng bất thường, phẳng mịn, có màu đỏ ở đầu lưỡi hoặc rìa lưỡi. Những tổn thương thường sẽ thay đổi về vị trí, kích thước, hình dạng.
- Khoảng 40% bệnh nhân bị nấm lưỡi bản đồ có kèm theo tình trạng nứt lưỡi, xuất hiện những rãnh sâu trên bề mặt lưỡi.
- Xuất hiện cảm giác khó chịu, đau hoặc bỏng rát khi ăn các loại thức ăn cay, nóng, mặn hoặc chua.
Nguyên nhân xuất hiện tình trạng nấm lưỡi bản đồ
Cho đến nay, nguyên nhân của tình trạng này vẫn chưa được làm rõ. Đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện để tìm ra mối liên quan giữa viêm lưỡi bản đồ và các chứng bệnh như vảy nến, tiểu đường, các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Tuy nhiên, vẫn chưa có căn bệnh nào được xác minh là nguyên nhân dẫn tới nấm bản đồ ở lưỡi.
Cho đến nay, nguyên nhân gây ra nấm lưỡi bản đồ vẫn chưa được làm rõ
Vậy viêm nấm lưỡi bản bản đồ có nguy hiểm không, câu trả lời là không. Nấm lưỡi bản đồ xảy ra khá phổ biến, theo thống kê có 3% dân số thế giới gặp phải tình trạng này. Tuy nhiên, đây là một hiện tượng viêm hoàn toàn lành tính bởi vùng tổn thương sẽ biến mất sau một khoảng thời gian vài tuần hoặc vài tháng.
Lưỡi bản đồ trông có vẻ hơi đáng sợ nhưng nó hầu như vô hại và không gây ra vấn đề gì cho sức khỏe hay dẫn tới nhiễm trùng. Đây là tình trạng lành tính không có triệu chứng nào đáng kể nên đa số có thể tự khỏi mà không cần phải chữa trị.
Cách điều trị nấm lưỡi bản đồ hiệu quả
Đa phần các trường hợp bị nấm lưỡi bản đồ ở trẻ nhỏ lẫn người lớn đều không gây ra triệu chứng gì đáng kể và tự khỏi sau một khoảng thời gian. Trong trường hợp, bệnh lý này xuất hiện đi kèm các dấu hiệu như đau rát, khó chịu khi ăn uống, bạn có thể tham khảo các cách chữa trị dưới đây.
Phương pháp chữa trị tại nhà
Để đẩy nhanh quá trình phục hồi khi bị viêm lưỡi bản đồ mãn tính, bạn có thể thực hiện một trong các phương pháp tại nhà như sau
- Sử dụng rau ngót: Lấy một nắm rau ngót rửa sạch và ngâm với muối trắng trong khoảng 10 phút. Sau đó, đem giã nát hoặc xay nhuyễn và lọc lấy nước cốt. Sử dụng bông gạc thấm nước rau ngót rồi chấm lên vùng lưỡi bị viêm mỗi ngày 2 lần. Lưu ý, nếu sử dụng để chữa nấm lưỡi bản đồ ở trẻ em, cha mẹ cần thực hiện nhàng, tránh thao tác mạnh gây tổn thương lưỡi của trẻ.
- Sử dụng lá nhọ nồi: Lá nhọ nồi cũng có thể chữa nấm lưỡi bản đồ ở người lớn cũng như ở trẻ nhỏ rất hiệu quả. Cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần lấy lá nhọ nồi tươi rửa sạch giã lấy nước và trộn với 1 thìa mật ong rồi chấm vào vùng lưỡi bị viêm mỗi ngày 1 - 2 lần.
- Sử dụng rễ cây cải thìa: Lấy rễ cây cải thìa rửa sạch, thái lát rồi sao vàng tán thành bột mịn để bôi vào lưỡi ngày 2 - 3 lần.
Phương pháp chữa trị bằng đông y
Trên thị trường hiện nay cũng có một số loại thuốc chữa viêm lưỡi bản đồ được bào chế từ các vị thuốc Đông y. Thành phần của các loại thuốc này là cam thảo, bạch chỉ, trần bì, tế tân, thanh đại. Đây đều các các vị thuốc thiên nhiên có tác dụng kháng viêm rất tốt và an toàn. Vì vậy chúng được sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý về răng miệng, trong đó có nấm lưỡi bản đồ.
Phương pháp chữa trị bằng Tây y
Để điều trị tình trạng nấm bản đồ ở lưỡi, bệnh nhân hầu như chỉ cần giữ vệ sinh răng miệng, tránh ăn đồ cay nóng và sử các chất kích thích để bệnh tự khỏi. Tuy nhiên, nếu xảy ra tình trạng bội nhiễm vi khuẩn trong khoang miệng, các bác sĩ sẽ xem xét cho sử dụng thuốc kháng sinh đường uống Cephalosporin thế hệ 2, 3, dùng trong vòng 7-10 ngày.
Nếu xuất hiện bội nhiễm nấm thì sử dụng thuốc uống kháng nấm Itraconazole 100mg,1 ngày 2 viên chia 2 lần, điều trị trong 14 ngày. Có thể kết hợp thêm thuốc bôi kháng nấm tại chỗ bằng Daktarin Gel mỗi ngày 3 -4 lần.
Các loại thuốc nói trên cần có chỉ định của bác sĩ trước khi sử dụng. Vì vậy, bạn cần lưu ý nếu tình trạng viêm lưỡi có dấu hiệu bất thường, cần đến cơ sở nha khoa để thăm khám và uống thuốc chữa nấm lưỡi theo hướng dẫn của bác sĩ. Không tự ý mua thuốc về uống để tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.
Một số lưu ý chăm sóc răng miệng khi bị nấm lưỡi bản đồ
Như đã phân tích ở trên, nấm ở lưỡi hoàn toàn có thể tự khỏi mà không cần bất kỳ phương pháp can thiệp nào. Tuy nhiên, trong quá trình bị viêm lưỡi, bạn cũng cần lưu ý một số điểm như sau:
- Hạn chế ăn đồ ăn cay nóng, không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.
- Giữ gìn vệ sinh răng miệng, súc miệng bằng nước muối loãng và vệ sinh lưỡi thật sạch mỗi ngày.
- Cung cấp cho cơ thể đầy đủ vitamin, chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin nhóm B, uống đủ nước.
- Nếu gặp tình trạng nấm lưỡi bản đồ ở trẻ, không nên ép trẻ ăn khiến cho trẻ đau và chán ăn. Thay vào đó, nên bôi thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ, cho trẻ ăn thức ăn mềm, không quá nóng hoặc quá cứng.
Trên đây là những thông tin liên quan đến chủ đề bệnh nấm lưỡi bản đồ, nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị hiệu quả nhất. Hy vọng những chia sẻ vừa rồi đã hữu ích cho quý vị độc giả trong quá trình tìm hiểu về bệnh lý này. Bạn có bất kỳ thắc mắc hoặc đóng góp nào, vui lòng để lại bình luận ở phía dưới bài viết hoặc liên hệ đến hotline của chúng tôi để được giải đáp, tư vấn miễn phí.
- Hotline: 0987.933.309
- Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoavidentalvietnam
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!