Nhược Điểm Của Dán Răng Sứ Cần Lưu Ý Khi Thực Hiện

bs-thuyanh
Cố vấn chuyên môn: Bác sĩ nội trú ĐH Y Hà Nội – Phạm Thùy Anh
  • Bác sĩ nội trú Răng Hàm Mặt tại Đại học Y Hà Nội
  • Chứng chỉ cấy ghép Nha khoa nâng cao: Cấy ghép và phục hình Implant tức thì
  • Chứng chỉ cắm ghép Implant nha khoa cấp bởi viện đào tạo RHM - ĐH Y Hà Nội
  • Chứng chỉ Chỉnh nha Invisalign Fundamentals Seminar Hoa Kỳ
  • Chứng nhận đào tạo Bí quyết chỉnh nha hiệu quả - Điều trị răng ngầm

Nhược điểm của dán răng sứ

Dán răng sứ là kỹ thuật phục nha thẩm mỹ được cải tiến từ phương pháp bọc sứ truyền thống. Kỹ thuật này có thể khắc phục nhiều khuyết điểm trên răng mà không gây xâm lấn hoặc tổn thương răng thật. Nha sĩ sẽ sử dụng một lớp miếng dán bằng sứ hoặc nhựa composite siêu mỏng, chỉ khoảng 0.2 – 0.5mm dán trực tiếp lên mặt ngoài hoặc mặt trong của răng. Từ đó giúp tăng độ thẩm mỹ cho toàn bộ khuôn hàm. 

Dán răng sứ là phương pháp phục hình răng hiệu quả
Dán răng sứ là phương pháp phục hình răng hiệu quả

Mặc dù có kích thước siêu mỏng nhưng dán sứ Veneer vẫn là phương pháp được nhiều chuyên gia đánh giá cao bởi độ bền, khả năng chịu lực tốt và không bị mài mòn trong môi trường khoang miệng. Nhờ những tính năng nổi bật, dán răng sứ dần trở thành kỹ thuật nha khoa được nhiều khách hàng ưa chuộng, giúp bảo tồn răng thật tối đa. 

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội, dán sứ Veneer vẫn tồn tại một số điểm hạn chế cần phải khắc phục trong thời gian sớm nhất, để nâng cao trải nghiệm người dùng, cụ thể: 

Phạm vi sử dụng hẹp 

Theo các chuyên gia, phương pháp dán sứ Veneer chỉ áp dụng hiệu quả trong trường hợp răng không có quá nhiều khuyết điểm, mức độ nhiễm màu nhẹ và không gặp các bệnh lý về răng miệng. Đối với những trường hợp sâu răng nặng hoặc chết tủy, nha sĩ buộc phải điều trị tủy và bọc răng sứ bên ngoài để bảo vệ cùi răng thật bên trong. 

Hơn nữa, nếu trường hợp bị sai lệch khớp cắn nghiêm trọng, răng bị hô móm nặng, nha sĩ sẽ chỉ định niềng răng trước, sau đó xem xét tình trạng sức khỏe có đáp ứng điều kiện dán sứ Veneer hay không thì mới có thể tiến hành được. 

Sâu răng nặng thì không thể dán răng sứ
Sâu răng nặng thì không thể dán răng sứ

Ngoài ra những trường hợp răng bị ố vàng, xỉn màu nặng, nha sĩ sẽ khuyến khích bệnh nhân sử dụng kỹ thuật bọc sứ hoặc tẩy trắng răng để đảm bảo tính thẩm mỹ. Bởi lớp sứ Veneer khá mỏng có thể không che hết phần răng bị nhiễm màu, do vậy hiệu quả sẽ không như mong đợi. 

Đòi hỏi tay nghề, trình độ cao của nha sĩ 

Như đã phân tích ở trên, miếng dán sứ có kích thước rất mỏng nên đòi hỏi sự chính xác, kinh nghiệm và tay nghề cao từ các bác sĩ chuyên khoa. Chỉ một thao tác sai lệch, tỷ lệ mài răng không chuẩn cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe bệnh nhân. Nếu không thực hiện đúng kỹ thuật, miếng dán có thể bị chênh, gồ ghề và không sát khít với răng thật, thậm chí rơi ra ngoài sau một thời gian ngắn sử dụng.

Cần xây dựng kế hoạch chăm sóc kỹ lưỡng

Miếng dán sứ có nhiệm vụ chính là khôi phục tính thẩm mỹ bên ngoài của răng. Mặc dù không chịu trách nhiệm đảm bảo chức năng ăn nhai tuy nhiên chúng rất dễ bị nứt, vỡ nếu không được chăm sóc và quản quản đúng cách. Chính vì vậy, bệnh nhân phải tuân thủ đúng chỉ định vệ sinh, chăm sóc răng miệng của bác sĩ. Đồng thời, bạn cần chú ý đến chế độ ăn nhai để bảo tồn răng sứ tối đa. 

Chi phí cao – Nhược điểm của dán răng sứ 

Chi phí cao là nhược điểm lớn nhất của phương pháp dán sứ Veneer bởi không phải đối tượng khách hàng nào cũng có đủ tài chính để thực hiện. Chính vì vậy, chúng không được phổ biến như kỹ thuật bọc răng sứ. 

Tại một số địa chỉ nha khoa, mức giá để thực hiện kĩ thuật này dao động trong khoảng 6.000.000 – 8.000.000 VNĐ/răng, cao hơn so với một số dòng răng toàn sứ cao cấp. Hơn nữa, không phải dòng sứ nào cũng đáp ứng đủ tiêu chuẩn để làm miếng dán sứ. Đây cũng là một trong những điểm hạn chế mà kỹ thuật dán sứ Veneer cần cải tiến trong thời gian tới. 

Chi phí cao - Nhược điểm của dán răng sứ
Chi phí cao – Nhược điểm của dán răng sứ

Nhìn chung, dán sứ Veneer có nhiều nhược điểm hơn so với bọc răng sứ truyền thống. Nếu bạn không bị hạn chế về mặt tài chính và có nhu cầu bảo tồn răng thật tối đa, thì có thể cân nhắc sử dụng phương pháp này để đạt hiệu quả tốt nhất. 

Xem ngay: Nên Bọc Răng Sứ Hay Dán Veneer: Giải Pháp Nào Tốt Hơn?

Hậu quả dán răng sứ kém chất lượng, sai kỹ thuật

Theo thống kê hằng năm, không ít trường hợp dán răng sứ thất bại do sai kỹ thuật hoặc chất lượng kém, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: 

  • Răng nứt, vỡ: Nếu dán răng sứ kém chất lượng, khách hàng sẽ gặp phải hiện tượng nứt, vỡ mặt dán sứ sau một thời gian sử dụng. Điều này không chỉ làm mất tính thẩm mỹ mà còn gây tốn kém thời gian và chi phí phục hồi. 
  • Dẫn đến bệnh lý răng miệng: Miếng dán sứ không đảm bảo chất lượng sẽ dẫn đến tình trạng kích ứng nướu, gây sâu răng, hôi miệng,… Nghiêm trọng hơn có thể gây nhiễm trùng, từ đó ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng và cản trở việc giao tiếp, sinh hoạt hằng ngày. 
  • Tổn hại đến răng thật: Khi tiến hành dán sứ Veneer, nha sĩ sẽ mài một lớp men răng mỏng theo tỷ lệ nhất định. Nếu mài răng sai kỹ thuật, xâm lấn nhiều đến tủy răng sẽ làm phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí răng gốc có thể lung lay gãy rụng. 
Miếng dán sứ kém chất lượng bị rơi ra ngoài khi sử dụng
Miếng dán sứ kém chất lượng bị rơi ra ngoài khi sử dụng

Những hậu quả kể trên đều ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe toàn cơ thể. Do vậy, bên cạnh chi phí và quy trình dán sứ, bệnh nhân phải tìm hiểu nguồn gốc, xuất xứ và kiểm định chất lượng của miếng dán sứ. Hiện nay, trên thị trường xuất hiện rất nhiều “nha tặc”, bác sĩ không có bằng cấp dùng những chiêu trò lừa đảo, đánh vào tâm lý “muốn làm đẹp nhanh, giá rẻ” để chiêu dụ khách hàng. Điều này làm mất đi giá trị của ngành nha khoa thẩm mỹ và gây hoang mang, lo sợ cho khách hàng. 

Lưu ý quan trọng giúp hạn chế rủi ro khi dán sứ

Dưới đây là một số lưu ý quan trọng giúp hạn chế rủi ro khi dán sứ Veneer mà bạn cần biết: 

Chọn nha khoa chất lượng hàng đầu 

Theo chia sẻ của các chuyên gia, kỹ thuật dán sứ Veneer khá phức tạp và không phải bác sĩ chuyên khoa nào cũng có thể thực hiện được. Chính vì vậy, bệnh nhân tìm hiểu và cân nhắc thật kỹ càng trước khi lựa chọn bất kỳ địa chỉ nha khoa nào. Bạn nên ưu tiên những cơ sở nha khoa uy tín, chất lượng cao, đạt chuẩn quốc tế. Các chuyên khoa này đều sở hữu đội ngũ bác sĩ lành nghề, kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực dán sứ thẩm mỹ, đồng thời trang bị đầy đủ công nghệ, thiết bị hiện đại nhất giúp quá trình thực hiện diễn ra nhanh chóng, thuận lợi và ít rủi ro hơn. 

THAM KHẢO THÊM:

Cạo vôi răng, đánh bóng theo chỉ định  

Không có một loại răng sứ nào có thể sử dụng trọn đời nếu không được vệ sinh và chăm sóc định kỳ, dán sứ Veneer cũng không ngoại lệ. Bệnh nhân cần chú ý lịch khám răng định kỳ 3 – 6 tháng 1 lần để kiểm tra tình hình sức khỏe răng miệng. Đặc biệt, bạn nên cạo vôi răng, đánh bóng theo chỉ định của bác sĩ để loại bỏ mảng bám tích tụ, tránh gây các bệnh lý về răng miệng khiến miếng răng sứ bị ảnh hưởng hoặc đào thải sớm. 

Cạo vôi răng, đánh bóng định kỳ để tăng tuổi thọ của răng dán sứ
Cạo vôi răng, đánh bóng định kỳ để tăng tuổi thọ của răng dán sứ

Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên hạn chế sử dụng các chất kích thích hoặc nước có ga. Những thực phẩm này rất dễ bám màu và làm hỏng men răng. Nhiều trường hợp bệnh nhân uống quá nhiều rượu bia hoặc hút thuốc lá khiến răng sứ bị nhiễm màu nặng và không thể khắc phục bằng kỹ thuật tẩy trắng thông thường. Khi đó, nha sĩ buộc phải thay miếng dán sứ mới để đảm bảo tính thẩm mỹ cho khách hàng. 

Không dùng răng sứ cắn vật cứng 

Một số trường hợp bệnh nhân có thói quen dùng răng cắn các loại vật cứng như mở nắp lon, nhai đá cứng,… Về lâu dài, miếng dán sứ có thể bị rơi, vỡ. Khi đó, bạn buộc phải đến nha khoa điều trị, thậm chí dán răng sứ lần 2 sau một thời gian ngắn sử dụng. Để hạn chế tình trạng này xảy ra, bệnh nhân nên chú ý đến chế độ ăn nhai, loại bỏ những thói quen xấu, đồng thời duy trì chế độ chăm sóc răng hằng ngày. 

Trên đây là tổng hợp những nhược điểm của dán răng sứ. Nhìn chung, mỗi phương pháp phục nha đều có ưu và nhược điểm riêng, tùy vào nhu cầu và điều kiện tài chính của mỗi người để chọn kỹ thuật phù hợp nhất. Hơn hết, bạn cần lựa chọn bác sĩ và địa chỉ nha khoa uy tín để tăng hiệu quả phục nha. Hy vọng, với những thông tin được chia sẻ trong bài sẽ giúp bạn đọc có thêm nhiều kiến thức cần thiết, từ đó gia tăng tỷ lệ thành công cho mỗi ca dán sứ.

TÌM HIỂU THÊM:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nên bọc răng sứ hay dán veneer
Nên Bọc Răng Sứ Hay Dán Veneer? Giải Pháp Nào Hiệu Quả Hơn?

Nội dung bài viếtNhược điểm của dán răng sứPhạm vi sử dụng hẹp Đòi hỏi tay nghề, trình độ cao của nha sĩ Cần xây dựng kế...

Các loại keo dán răng sứ
Keo Dán Răng Sứ Có Những Loại Nào? Nên Mua Ở Đâu Uy Tín?

Nội dung bài viếtNhược điểm của dán răng sứPhạm vi sử dụng hẹp Đòi hỏi tay nghề, trình độ cao của nha sĩ Cần xây dựng kế...

Dán sứ Veneer là gì
Dán Sứ Veneer: Giải Pháp Thẩm Mỹ Răng Tự Nhiên Và Bền Vững

Nội dung bài viếtNhược điểm của dán răng sứPhạm vi sử dụng hẹp Đòi hỏi tay nghề, trình độ cao của nha sĩ Cần xây dựng kế...

Dán Sứ Veneer Giá Bao Nhiêu? Tại Sao Chi Phí Không Rẻ?
Dán Sứ Veneer Giá Bao Nhiêu? Tại Sao Chi Phí Không Rẻ?

Nội dung bài viếtNhược điểm của dán răng sứPhạm vi sử dụng hẹp Đòi hỏi tay nghề, trình độ cao của nha sĩ Cần xây dựng kế...


Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Nha khoa Quốc Tế ViDental - Đống Đa, Hà Nội: Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

ViDental - APEC Thủ Đức - Cơ sở TPHCM : 359C - 359D Đỗ Xuân Hợp, Phường Phước Long B – TP. Thủ Đức, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

ViDental - Guva Phú Nhuận - Cơ sở TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

messenger Messenger
zalo Zalo
phone Hotline
uudai Xem ưu đãi