Niềng Răng Bao Lâu Thì Ăn Được Cơm?

bs-thuyanh
Cố vấn chuyên môn: Bác sĩ nội trú ĐH Y Hà Nội – Phạm Thùy Anh
  • Bác sĩ nội trú Răng Hàm Mặt tại Đại học Y Hà Nội
  • Chứng chỉ cấy ghép Nha khoa nâng cao: Cấy ghép và phục hình Implant tức thì
  • Chứng chỉ cắm ghép Implant nha khoa cấp bởi viện đào tạo RHM - ĐH Y Hà Nội
  • Chứng chỉ Chỉnh nha Invisalign Fundamentals Seminar Hoa Kỳ
  • Chứng nhận đào tạo Bí quyết chỉnh nha hiệu quả - Điều trị răng ngầm

Niềng răng bao lâu thì ăn được cơm?

Niềng răng bao lâu ăn thì ăn cơm còn phụ thuộc từng giai đoạn:

Giai đoạn 1: 2 tuần đầu mới gắn mắc cài

Trong khoảng từ 1 – 2 tuần đầu tiên sau khi gắn mắc cài, bạn sẽ cảm thấy khó chịu, vướng víu và đôi khi gặp phải các cơn đau ê buốt do lực tác động từ mắc cài lên răng. Đây là giai đoạn mà việc ăn cơm và các thức ăn cứng sẽ trở nên khó khăn, thậm chí có thể làm tăng cảm giác đau nhức.

Vì vậy lúc này bác sĩ thường khuyên nên ăn những món ăn lỏng, dễ nuốt như cháo, súp hay sinh tố để giảm áp lực lên răng, hạn chế khó chịu. 

XEM THÊM: Niềng Răng Kiêng Ăn Gì, Bổ Sung Gì Để Tốt Cho Sự Dịch Chuyển Của Răng?

Niềng răng khoảng 1 - 2 tuần sẽ ăn được cơm
Niềng răng khoảng 1 – 2 tuần sẽ ăn được cơm

Giai đoạn 2: Chỉnh dây cung, thay chun

Giai đoạn chỉnh dây cung, thay chun có thể gây ê buốt, đau nhức kéo dài khoảng 1 – 3 ngày. Sau thời gian này bạn có thể ăn cơm trở lại, tuy nhiên, nên chọn những món ăn mềm như cơm nhão, cơm nếp hoặc cơm trộn với canh để giảm áp lực lên răng. 

Niềng răng bao lâu thì ăn được đồ cứng?

Sau khi niềng răng, việc ăn đồ cứng thường cần phải hạn chế trong một thời gian khá dài. Cụ thể, trong khoảng 2 – 3 tháng đầu, răng vẫn đang di chuyển và hệ thống mắc cài còn chưa ổn định, vì vậy bạn sẽ không thể ăn đồ cứng ngay lập tức. Thời điểm này, răng rất nhạy cảm và việc ăn đồ cứng có thể gây bung mắc cài, tuột dây cung, làm đau và kéo dài thời gian niềng.

Thông thường, sau khoảng 3 – 6 tháng, khi răng và mắc cài đã dần ổn định hơn, bạn có thể bắt đầu ăn những loại thực phẩm cứng hơn một chút, nhưng vẫn cần hạn chế và cẩn thận. 

ĐỪNG BỎ QUA: Niềng Răng Có Phải Nhổ Răng Không? Trường Hợp Nào Cần Nhổ?

Lưu ý khi niềng răng giúp ăn uống dễ dàng hơn

Dưới đây là một số lưu ý khi niềng răng giúp quá trình ăn uống dễ dàng hơn:

Nên cắt nhỏ thức ăn để tránh đau nhức, khó chịu
Nên cắt nhỏ thức ăn để tránh đau nhức, khó chịu
  • Lựa chọn thực phẩm mềm, dễ nhai: Nên ưu tiên chọn những thực phẩm mềm, dễ nhai như cháo, súp, sữa chua, trái cây nghiền và sinh tố để giảm cảm giác đau nhức.
  • Không ăn thực phẩm cứng: Tránh các loại thực phẩm cứng, dai hoặc giòn như kẹo, bánh mì cứng và các loại hạt.
  • Cắt nhỏ thức ăn trước khi ăn: Các loại thực phẩm như thịt, rau củ nên được thái lát mỏng hoặc cắt thành từng miếng nhỏ để dễ dàng tiêu thụ. 
  • Ăn chậm, nhai kỹ: Chú ý ăn chậm, nhai kỹ để giảm đau và tránh tình trạng mắc thức ăn vào mắc cài và dây cung. Khi bạn ăn chậm, nước bọt sẽ tiết ra nhiều hơn, giúp quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi và giảm thiểu áp lực lên răng.
  • Tránh thức ăn nhiều đường và gas: Thức uống có gas và nhiều đường như nước ngọt, soda, và các loại đồ uống ngọt làm tăng nguy cơ sâu răng, dễ dàng tạo mảng bám gây ố vàng. 

XEM NGAY: Hướng Dẫn Cách Vệ Sinh Răng Miệng Khi Niềng Răng Hiệu Quả

Trên đây là câu trả lời giải đáp cho vấn đề “niềng răng bao lâu thì được ăn cơm”. Thực tế không có quy định nào cho vấn đề ăn uống khi chỉnh nha, tuy nhiên bạn nên tuân thủ hướng dẫn của chuyên gia để giảm đau nhức, khó chịu, tránh bung tuột mắc cài, giúp quá trình niềng răng thuận lợi hơn. Tốt nhất nên ưu tiên thực phẩm mềm và ăn uống bình thường sau khi niềng răng 1 – 2 tuần.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Niềng răng bị sưng lợi phải làm sao
Niềng Răng Bị Sưng Lợi Cần Phải Làm Gì? Có Nguy Hiểm Không?

Nội dung bài viếtNiềng răng bao lâu thì ăn được cơm?Giai đoạn 1: 2 tuần đầu mới gắn mắc càiGiai đoạn 2: Chỉnh dây cung,...

Niềng Răng Trainer: Ưu, Nhược Điểm, Phân Loại Và Lưu Ý
Niềng Răng Trainer: Ưu, Nhược Điểm, Phân Loại Và Lưu Ý

Nội dung bài viếtNiềng răng bao lâu thì ăn được cơm?Giai đoạn 1: 2 tuần đầu mới gắn mắc càiGiai đoạn 2: Chỉnh dây cung,...

Cách Dùng Chỉ Nha Khoa Khi Niềng Răng Chuyên Gia Chia Sẻ
Cách Dùng Chỉ Nha Khoa Khi Niềng Răng Chuyên Gia Chia Sẻ

Nội dung bài viếtNiềng răng bao lâu thì ăn được cơm?Giai đoạn 1: 2 tuần đầu mới gắn mắc càiGiai đoạn 2: Chỉnh dây cung,...

Niềng răng có hôn được không
Niềng Răng Có Hôn Được Không? 6 Mẹo Hôn Khi Đang Niềng Răng

Nội dung bài viếtNiềng răng bao lâu thì ăn được cơm?Giai đoạn 1: 2 tuần đầu mới gắn mắc càiGiai đoạn 2: Chỉnh dây cung,...


Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Nha khoa Quốc Tế ViDental - Đống Đa, Hà Nội: Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

ViDental - APEC Thủ Đức - Cơ sở TPHCM : 359C - 359D Đỗ Xuân Hợp, Phường Phước Long B – TP. Thủ Đức, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

ViDental - Guva Phú Nhuận - Cơ sở TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

messenger Messenger
zalo Zalo
phone Hotline
uudai Xem ưu đãi