Niềng Răng Bị Tụt Lợi Có Nguy Hiểm Không? Khắc Phục Như Thế Nào?

bs-thai
Cố vấn chuyên môn: Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Thái
  • Bác sĩ CKII chuyên khoa Răng Hàm Mặt
  • 1 trong 10 bác sĩ ĐẦU TIÊN tại Hà Nội đạt chứng chỉ Invisalign
  • Chứng chỉ cấy ghép Implant nha khoa - Cấp tại Los Angeles
  • Chủ tịch Hiệp hội Nha khoa tư nhân Việt Nam
  • Thành viên BCH Hiệp hội Nha chu Việt Nam
  • Đại sứ thương hiệu Mylis Arrow Implants System

Niềng răng bị tụt lợi là tình trạng có thể gặp phải trong quá trình điều trị chỉnh nha. Nguyên nhân gây ra tình trạng này được cho rằng xuất phát từ nhiều yếu tố như vi khuẩn, thói quen chăm sóc răng, sai sót trong quá trình điều trị,... [1]

Tụt lợi khi niềng răng gây ra nhiều vấn đề nguy hiểm ảnh hưởng đến kết quả điều trị [2]. Do đó, nếu gặp bất kỳ dấu hiệu tụt lợi trong quá trình niềng, bạn cần tìm cách khắc phục nhanh chóng [3].

Nguyên nhân khiến lợi bị tụt khi niềng

Tụt lợi hay còn gọi là tụt nướu, chỉ tình trạng phần nướu răng bị co rút lại làm lộ chân răng nhiều hơn, tạo cảm giác răng dài ra rõ ràng, ảnh hưởng tới thẩm mỹ. Tình trạng này có thể xảy ra ở hàm trên và cả hàm dưới với các dấu hiệu như:

  • Chân răng bị chảy máu khi vệ sinh hay sử dụng chỉ nha khoa,
  • Hơi thở có mùi khó chịu.
  • Sưng nướu, đau nhẹ và xung quanh có màu đỏ sẩm.
  • Nướu sưng khi ấn thấy máu hay mủ chảy ra.
  • Lộ chân răng.
  • Khi ăn có cảm giác tê buốt răng.
Niềng răng bị tụt lợi là nỗi lo của rất nhiều người có nhu cầu chỉnh nha
Niềng răng bị tụt lợi là nỗi lo của rất nhiều người có nhu cầu chỉnh nha

Theo Bác sĩ Thùy Anh các trường hợp bị tụt nướu trong quá trình đang niềng thường xuất phát từ các nguyên nhân như:

  • Do mảng bám cao răng: Khi đeo niềng, vệ sinh răng gặp khó khăn, dẫn đến đọng thức ăn và mảng bám cao răng. Mảng bám này có thể gây cao răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây viêm nướu, tiềm ẩn nguy cơ tụt lợi.
  • Vệ sinh răng sai cách: Sự hiểu lầm về cách chải răng, tưởng rằng chải mạnh hơn sẽ loại bỏ mảng bám tốt hơn, nhưng thực tế làm tổn thương nướu và tạo điều kiện cho vi khuẩn. Sử dụng bàn chải lông cứng có thể làm tổn thương nướu, chảy máu, gây viêm nướu và làm tăng nguy cơ tụt lợi khi niềng răng.
  • Niềng răng bị tụt lợi do bệnh lý nha chu: Trước khi niềng, việc điều trị các bệnh lý răng miệng như viêm nha chu là quan trọng. Bệnh lý nha chu có thể trở thành nguyên nhân hàng đầu gây tụt lợi khi thực hiện quá trình chỉnh nha.
  • Lực siết mắc cài không phù hợp: Lực siết mắc cài quá mạnh so với sức chịu đựng của răng có thể gây áp lực lên nướu, dẫn đến tình trạng lung lay và tụt lợi khi niềng răng.

Bị tụt lợi khi niềng răng có nguy hiểm không?

Tình trạng này không chỉ gây ra sự thiếu thẩm mỹ mà còn tác động không nhỏ tới sức khỏe của răng.

  • Răng trở nên nhạy cảm hơn: Quá trình niềng răng sẽ khiến cho răng trở nên nhạy cảm hơn, bị tụt lợi trong quá trình này cần được chữa trị sớm. Ngà răng bị lộ ra ngoài khiến cho việc nhai trở nên khó khăn, thường xuyên ê buốt, đau nhức.
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh răng miệng: Tụt nướu nếu không được điều trị sớm sẽ gây ra các bệnh viêm nướu, viêm chân răng, viêm nha chu….
  • Nguy cơ mất răng: Nếu tình trạng tụt lợi tiến triển nặng sẽ làm tổn thương mô nướu và cấu trúc quanh răng, khiến chúng không còn khả năng nâng đỡ các răng bên trên. Lâu dần, răng sẽ bị lung lay, gãy rụng và thậm chí mất răng.
  • Tiêu xương ổ xương: Tình trạng này cũng có thể xảy ra khi tình trạng tụt làm mất răng và không được khắc phục kịp thời. Điều làm ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng ăn nhai và gây khó khăn trong việc điều trị sau này.

XEM THÊM: Tác Hại Của Niềng Răng – Cảnh Báo Nguy Cơ Phía Sau.

Hướng dẫn khắc phục tình trạng tụt nướu khi niềng răng

Về giải pháp khắc phục tình trạng tụt nưới khi đang niềng, Bác sĩ Thùy Anh chia sẻ một số hướng dẫn sau đây:

  • Trường hợp tụt nướu nhẹ

Đối với các bạn chỉ bị tụt nướu nhẹ thì có thể khắc phục bằng cách thay đổi thói quen vệ sinh răng miệng sử dụng bàn chải lông mềm. Bên cạnh đó, nhớ làm sạch các mảng bám thức ăn và cao răng thường xuyên, tối thiểu 6 tháng/lần để đảm bảo răng luôn khỏe mạnh khi niềng.

  • Trường hợp tụt nướu nặng

Nếu nướu bị tụt nặng, bác sĩ khuyến cáo bạn nên đến trực tiếp phòng khám để được bác sĩ xem xét tiến hành phẫu thuật ghép mô nướu, phục hồi che phủ chân răng. Ngoài ra cũng có thể áp dụng một số kỹ thuật khác như ghép lợi tự thân hay ghép mô sinh học. Thời gian lành thường sau khi thực hiện sẽ cần từ tối thiểu 6 tuần để mô tái cấu trúc về trạng thái như ban đầu.

TÌM HIỂU: Niềng Răng Lần 2 và Những lưu ý quan trọng.

Bạn nên tới kiểm tra tại cơ sở nha khoa thực hiện niềng răng
Bạn nên tới kiểm tra tại cơ sở nha khoa thực hiện niềng răng

Biện pháp ngăn ngừa nướu bị tụt khi niềng

Răng trong quá trình đeo niềng thường rất nhạy cảm. Chính vì vậy, để hạn chế tối đa tình trạng tụt lợi khi niềng răng, bạn nên đặc biệt chú ý tới những vấn đề như sau:

  • Lựa chọn bàn chải lông mềm hoặc bàn chải dành riêng biệt cho người niềng răng.
  • Đánh răng nhẹ nhàng và tỉ mỉ để loại bỏ hết thức ăn dư thừa mà không làm bung sút mắc cài. Có thể lựa chọn tăm nước, kết hợp làm sạch với chỉ nha khoa và nước súc miệng.
  • Chú ý vấn đề Niềng răng nên ăn gì, sử dụng các loại thực phẩm mềm, dễ nuốt, ít chất đường ngọt.
  • Thường xuyên tới tái khám và chỉnh chun niềng răng theo đúng lịch hẹn với bác sĩ.
  • Lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín, tìm hiểu kỹ thông tin để lựa chọn phương pháp niềng phù hợp.

Niềng răng bị tụt lợi không khó để khắc phục. Tuy nhiên bạn hoàn toàn không nên chủ quan, chủ động chăm sóc răng miệng đúng cách và thường xuyên thăm khám nha khoa sẽ giúp ngăn ngừa các bệnh nha chu, đồng thời đạt kết quả niềng răng như ý.

GỢI Ý:

Xem thêm

Xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Kiểm Tra Sức Khỏe Răng Miệng Và Những Điều Cần Biết
Kiểm Tra Sức Khỏe Răng Miệng: Lợi Ích Và Lưu Ý Quan Trọng

Lợi ích của việc kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ Việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách không chỉ mang...

Máy Tăm Nước: Vai Trò Và Hướng Dẫn Sử Dụng Đúng Cách
Máy Tăm Nước: Vai Trò Và Hướng Dẫn Sử Dụng Đúng Cách

Máy tăm nước là gì? Ưu nhược điểm cụ thể Tăm nước là một thiết bị sử dụng dòng nước rung có áp suất cao...

Scan Răng 3D: Ưu Điểm, Quy Trình Và Địa Chỉ Thực Hiện
Scan Răng 3D: Ưu Điểm, Quy Trình Và Địa Chỉ Thực Hiện

Scan răng 3D là gì? Ưu điểm nổi bật Scan răng 3D còn được gọi là lấy dấu kỹ thuật số (Oral Scan) hay dịch...

Kỹ thuật chụp 3 chiều cho hình ảnh chất lượng cao
Chụp X-Quang Răng: 5 Điều Cần Biết Trước Khi Thực Hiện

Chụp X-quang răng là gì? Khi nào cần thực hiện? Chụp X quang răng là kỹ thuật giúp ghi lại rõ hình ảnh trong khoang...

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Nha khoa Quốc Tế ViDental - Đống Đa, Hà Nội: Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

ViDental - APEC Thủ Đức - Cơ sở TPHCM : 359C - 359D Đỗ Xuân Hợp, Phường Phước Long B – TP. Thủ Đức, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

ViDental - Guva Phú Nhuận - Cơ sở TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Messenger zalo
0987.933.309