Niềng Răng Hô: Những Vấn Đề Cần Biết Trước Khi Tiến Hành

Đã được tư vấn chuyên môn bởi | Chuyên Khoa: Nha khoa Chỉnh Hình, Nha khoa Phục hình

Niềng răng hô giúp bạn nhanh chóng cải thiện ngoại hình, lấy lại sự tự tin và nâng cao sức khỏe cho hàm răng. Tuy nhiên, trước khi bỏ ra một số tiền lớn cho dịch vụ niềng răng, bạn nên chủ động tìm hiểu kỹ những thông tin liên quan để tránh tiền mất tật mang. Tìm hiểu ngay những vấn đề cần ghi nhớ khi niềng răng hô thông qua bài viết dưới đây.

Răng hô là gì? Nguyên nhân chính khiến răng bị hô

Răng hô (vẩu) là thuật ngữ chuyên khoa để chỉ tình trạng răng hàm dưới phát triển không đủ hoặc do hàm trên phát triển quá mức dẫn tới lệch khớp cắn, tỷ lệ tương quan hai hàm răng không đạt chuẩn, gây mất thẩm mỹ.

Niềng răng hô giúp bạn nhanh chóng cải thiện ngoại hình
Niềng răng hô giúp bạn nhanh chóng cải thiện ngoại hình

Dựa theo mức độ phát triển của hai hàm, răng hô được chia thành 4 dạng sau:

  • Răng hàm dưới phát triển bình thường, hàm trên nhô về phía trước.
  • Hàm dưới có xu hướng lùi về sau, hàm trên phát triển bình thường.
  • Răng hàm dưới lùi về phía sau, đồng thời hàm trên nhô hướng nhiều về phía trước.
  • Cả hai hàm đều phát triển hướng về phía trước.

Tình trạng này trong dân gian còn được gọi là răng vẩu, xảy ra do 4 nguyên nhân chính như:

  • Yếu tố di truyền
  • Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học (mút tay, ngậm vú giả, thở bằng miệng hoặc dùng lưỡi đẩy răng…)
  • Sai lệch khớp cắn trong quá trình phát triển xương hàm
  • Xương hàm và răng phát triển mất cân bằng

THAM KHẢO: Niềng Răng Lệch Khớp Cắn Có hiệu quả không?

Khi nào cần niềng răng hô?

Răng hô không chỉ gây giảm yếu tố thẩm mỹ, những người có hàm răng vẩu thường bị trêu chọc và có tâm lý tự ti; tình trạng này còn gây ra những ảnh hưởng nhất định tới sức khỏe. Khi đó, cần thiết phải có sự can thiệp của các biện pháp chỉnh nha phù hợp. Một vài trường hợp bạn cần suy nghĩ đến việc niềng răng hô:

  • Răng ảnh hưởng tới ngoại hình: Độ lệch giữa hàm trên và hàm dưới quá lớn sẽ ảnh hưởng xấu tới tính thẩm mỹ và biến dạng khuôn mặt về lâu dài, gây ra “bóng đen” tâm lý cho người có khuyết điểm về hàm răng.
  • Chức năng nhai bị suy giảm: Cấu trúc hàm răng phát triển không đồng đều chính là nguyên nhân khiến khớp cắn bị hở, gây khó khăn trong khi nhai. Theo thời gian, tình trạng này có thể ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa do thức ăn không được nghiền nát kỹ lưỡng. Bên cạnh đó, khả năng phát âm sẽ bị tác động tiêu cực, dẫn tới nói ngọng hoặc lịu.
  • Nguy cơ chấn thương lớn: Khi răng hàm trên phát triển nhiều về phía trước sẽ dễ gây ra rủi ro chấn thương do tác động ngoại lực. Bên cạnh đó, khi nhai thức ăn, răng hàm dưới thường chạm vào mô nướu của hàm trên, gây ra tổn thương, thậm chí chảy máu. Khi đó, bạn buộc phải khắc phục bằng cách niềng răng.

XEM THÊM: Khớp Cắn Sâu Có Niêng Được Không?

Các phương pháp niềng răng phổ biến nhất

Các nha sĩ sẽ dựa trên hình dạng phát triển của răng hô để đưa ra giải pháp chỉnh nha phù hợp nhất. Cụ thể:

Niềng răng hô hàm dưới

Hô hàm dưới khiến gương mặt trông giống như bị móm. Khi ngậm miệng, răng hàm dưới nằm ngoài răng hàm trên, khớp cắn chéo và cằm bị lệch,…

  • Niềng răng bằng mắc cài kim loại: Ưu điểm của phương pháp này là sự bền vững, hiệu quả, chi phí thấp. Tuy nhiên, việc đeo mắc cài kim loại mang lại tính thẩm mỹ thấp và dễ gây ra tổn thương răng lợi.
  • Niềng răng bằng mắc cài sứ: Đây là phương pháp mang lại tính thẩm mỹ cao, màu sắc gần giống màu răng nên khó phát hiện nhưng chi phí điều trị thường đắt hơn..
  • Niềng răng mặt lưỡi: Phần mắc cài được gắn vào bên trong của mặt răng. Nhưng đây là một phương pháp khó và đòi hỏi kỹ thuật rất phức tạp, nhưng mang lại tính thẩm mỹ cao nhất.

XEM NGAY: Niềng Răng Mắc Cài Kim Loại Bao lâu hiệu quả?

Các phương pháp niềng răng hô phổ biến nhất
Các phương pháp niềng răng hô phổ biến nhất

Phương pháp niềng răng hô hàm trên

Răng hô hàm trên khiến răng cửa chìa ra phía trước, nhiều trường hợp không thể khép chặt môi.

  • Niềng răng theo mắc cài: Có 2 loại mắc cài phổ biến nhất là mắc cài sứ và mắc cài kim loại. Tùy vào sự tư vấn của nha sĩ và khả năng chi trả mà bạn có thể chọn một loại mắc cài phù hợp với mình.
  • Niềng răng không mắc cài: Phương pháp này sử dụng khay trong suốt nên có tính thẩm mỹ cao, cực an toàn và không hề gây đau đớn. Người mang hoàn toàn có thể tự tháo lắp khay niềng và dễ dàng ăn uống hoặc vệ sinh.

CHI TIẾT: Niềng Răng Hô Hàm Trên Cần Lưu ý gì?

Quy trình niềng răng hô như thế nào?

Để đạt được hiệu quả niềng răng hô thành công, bạn đọc nên tham khảo quy trình trước khi thực hiện cho tới khi tháo bỏ hoàn toàn như sau:

  • Thăm khám nha sĩ: Việc lựa chọn các cơ sở khám chữa và điều trị là vô cùng quan trọng. Niềng răng hô là kỹ thuật mà rất nhiều phòng khám có thể thực hiện. Tuy nhiên, bạn cần ưu tiên địa chỉ uy tín, công nghệ hiện đại; nha sĩ có kinh nghiệm và mức chi phí phù hợp. Bên cạnh đó, bạn nên tới khám tổng quát và xét nghiệm hình ảnh chuyên sâu. Đây có thể là cơ sở để nha sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.
  • Tiếp nhận phác đồ: Người bệnh sẽ được lấy dấu răng để kiểm tra tình trạng khớp cắn. Thông qua đó, nha sĩ sẽ thành lập phác đồ chỉnh nha và quy trình chi tiết, dự kiến thời gian, mức độ chi phí, mô phỏng sự thay đổi của răng và cấu trúc khuôn mặt theo từng mốc điều chỉnh.
  • Chuẩn bị trước khi chỉnh nha: Nha sĩ sẽ thực hiện làm sạch mảng bám, điều trị răng sâu, xử lý răng vỡ hoặc nhổ răng nếu cần thiết.
  • Gắn bộ niềng răng: Dựa theo các dạng răng hô khác nhau, nha sĩ sẽ đưa ra các phương pháp can thiệp phù hợp nhất. Thông thường một bộ niềng răng sẽ bao gồm mắc cài và dây cung. Bộ niềng này có chức năng điều chỉnh khớp cắn. Thời gian đầu đeo niềng, bạn sẽ có cảm giác đau nhức và cần làm quen trong cách ăn uống, vệ sinh răng.
  • Quá trình theo dõi: Các bác sĩ sẽ hẹn khám định kỳ khoảng 1 tháng/lần theo chỉ định. Mỗi lần tái khám, bác sĩ sẽ kiểm tra tốc độ dịch chuyển và khắc phục các vấn đề nảy sinh như đeo dây thun, thay dây cung…
  • Tháo niềng răng hô: Sau khi đảm bảo răng đã đều đẹp, khớp cắn đạt tỷ lệ chuẩn, các bác sĩ sẽ tiến hành tháo niềng. Tuy nhiên, bạn vẫn phải đeo hàm duy trì một thời gian để đảm bảo tính ổn định và tránh tình trạng răng dịch chuyển trở lại vị trí ban đầu.

XEM THÊM: Khi Nào Niềng Răng Phải Nhổ Răng?

Giải đáp thắc mắc liên quan đến niềng răng hô

Dưới đây là những thắc mắc được tổng hợp từ những đối tượng đã và đang có nhu cầu niềng răng. Đây cũng là câu hỏi chung của rất nhiều người và chắc chắn sẽ có ích đối với ai đang tìm hiểu về các dịch vụ niềng răng chỉnh nha.

Niềng răng hô mất bao nhiêu lâu?

Trước khi thực hiện niềng răng hô, thời gian cho một phác đồ điều trị hoàn chỉnh luôn là câu hỏi được quan tâm. Để hàm răng trở về vị trí bình thường, bạn sẽ phải mất một khoảng thời gian khá dài. Chính vì vậy, đáp án cho thắc mắc niềng răng hô mất bao nhiêu lâu phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng răng ban đầu. Thông thường quá trình này có thể kéo dài từ 1 – 3 năm.

Lực kéo của niềng sau mỗi lần điều chỉnh cũng sẽ ảnh hưởng tới cả về phương hướng, thế mọc của răng. Đồng thời sắp xếp trình tự các răng để đạt được hàm răng được thẳng, đều, thẩm mỹ.

CHI TIẾT: Niềng Răng Mất Bao Lâu để hoàn thiện.

Niềng răng có đau không?

Niềng răng hô có đau không? Cơn đau kéo dài bao lâu là điều khiến người bệnh e ngại khi thực hiện chỉnh nha. Trên thực tế, cảm giác đau đớn sẽ phụ thuộc nhiều vào công nghệ thực hiện và mức độ chịu đau của mỗi người. Sự khó chịu, đau nhức là điều không tránh khỏi khi niềng răng. Tuy nhiên, cảm giác này chỉ xuất hiện nhiều trong 1 tuần đầu và biến mất dần theo thời gian.

TÌM HIỂU: Niềng Răng Đau Nhất Giai Đoạn Nào?

Đau nhức là điều không tránh khỏi khi niềng răng
Đau nhức là điều không tránh khỏi khi niềng răng

Để khắc phục tình trạng ê buốt, đau nhức, bạn có thể vệ sinh lại răng bằng nước muối ấm sau khi đánh răng, chườm nóng hoặc sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.

Chi phí niềng răng hô cho người lớn có đắt không?

Niềng răng hô giá bao nhiêu tiền? dường như chính là chủ đề được nhiều người quan tâm nhất. Chi phí điều trị được xem là yếu tố hàng đầu đi tới quyết định chỉnh nha.

Hiện nay trên thị trường, chưa có mức giá chung cho dịch vụ này. Đối với mỗi đơn vị điều trị nha khoa sẽ có những mức giá khác nhau và dựa trên nhiều yếu tố như: mức độ điều trị trước khi đeo niềng (phục hồi răng mẻ, lấy cao răng hoặc nhổ), mức độ và dạng hô của hàm, công nghệ áp dụng, chất lượng niềng và bác sĩ…

Đối với mỗi đơn vị điều trị nha khoa sẽ có những mức giá khác nhau
Đối với mỗi đơn vị điều trị nha khoa sẽ có những mức giá khác nhau

Tuy nhiên, nhằm tạo điều kiện làm đẹp tốt nhất cho tất cả mọi người, rất nhiều trung tâm thẩm mỹ đã áp dụng chính sách trả góp, chiết khấu, khuyến mãi dịp đặc biệt. Mức giá tham khảo:

  • Đối với niềng răng mắc cài kim loại thường dao động từ 30 – 40 triệu đồng.
  • Chi phí niềng răng hô mắc cài sứ cao cấp rơi vào khoảng 38 – 46 triệu.
  • Niềng răng hô mắc cài kim loại tự khóa/tự đóng rơi vào khoảng 40 – 48 triệu.
  • Chi phí niềng răng hô mắc cài sứ tự khóa/tự đóng có giá khoảng 48 – 56 triệu.
  • Một số loại niềng khác như mắc cài trong, chi phí có thể lên tới 80 – 100 triệu đồng. Bạn đọc có thể tham khảo Bảng giá niềng răng chi tiết trước khi quyết định điều trị để có thể chuẩn bị điều kiện tài chính sẵn sàng.

Tại sao niềng răng thành công xong vẫn bị lại?

Rất nhiều người sau khi niềng răng hô thành công nhưng chỉ một thời gian sau răng đã có dấu hiệu hô trở lại. Dưới đây là những nguyên nhân chính không thể chủ quan:

  • Không đeo hàm duy trì đều đặn: Đây được xem là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tình trạng hô trở lại. Sau khi tháo niềng, cấu trúc hàm vẫn chưa thực sự ổn định, vẫn có tiềm ẩn nguy cơ bị xô lệch dưới tác động của lực nhai và cắn. Chính vì vậy, bạn nên chú ý đeo hàm duy trì thường xuyên theo chỉ dẫn để ổn định vị trí mới cho hàm, hạn chế nguy cơ xô lệch.
  • Tháo niềng răng quá sớm: Nếu tháo niềng quá sớm mà không dựa trên những yếu tố như phương pháp niềng răng hô, tình trạng thực tế của hàm, tần suất tái khám,… có thể khiến răng bị hô trở lại và thậm chí là không đều, sai khớp cắn khiến biến dạng khuôn mặt.
  • Bác sĩ không đủ chuyên môn: Một số ít phòng khám giá rẻ thường sử dụng các bộ dụng cụ chất lượng trung bình, thực hiện chỉnh nha bởi đội ngũ bác sĩ ít kinh nghiệm chuyên môn có thể dẫn tới những đánh giá sai lệch về thời gian tháo niềng.

Trên đây là những thông tin tổng quan nhất về phương pháp niềng răng hô. Hy vọng rằng độc giả có nhu cầu chỉnh nha đã bỏ túi thêm cho mình những kiến thức bổ ích để có được hàm răng như ý.

ĐỌC THÊM:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Niềng răng lần 2
Giải Đáp: Niềng Răng Lần 2 Có Hiệu Quả Không?

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha thẩm mỹ được nhiều người tin tưởng lựa chọn nhằm khắc phục những khuyết điểm liên quan đến...

Các loại niềng răng hiện nay
Các Loại Niềng Răng Hiện Nay Và Thông Tin Chi Tiết Nhất

Niềng răng là một trong số các phương pháp điều trị sai lệch khớp cắn hiệu quả hàng đầu. Các loại niềng răng hiện nay...

Dây thun niềng răng bị vàng
Dây Thun Niềng Răng Bị Vàng: Cách Xử Lý Hiệu Quả

Dây thun niềng răng bị vàng là vấn đề nha khoa khá phổ biến trong quá trình chỉnh nha. Tình trạng này xuất phát do...

Thời gian niềng răng sẽ phụ thuộc vào tình trạng và phương pháp lựa chọn
Niềng Răng Khểnh Có Được Không? Giá Bao Nhiêu Tiền?

Niềng răng khểnh là một trong những phương pháp chỉnh nha mang lại nụ cười tự tin cho nhiều người. Vậy thời gian và quá...


Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

ViDental - Guva Phú Nhuận - Cơ sở TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

ViDental - APEC Thủ Đức - Cơ sở TPHCM : 359C - 359D Đỗ Xuân Hợp, Phường Phước Long B – TP. Thủ Đức, TP. HCM

ViDental - Guva Phú Nhuận - Cơ sở TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo