Răng Bị Mẻ Do Đâu, Có Nguy Hiểm Không? Cách Khắc Phục
- Bác sĩ nội trú Răng Hàm Mặt tại Đại học Y Hà Nội
- Chứng chỉ cấy ghép Nha khoa nâng cao: Cấy ghép và phục hình Implant tức thì
- Chứng chỉ cắm ghép Implant nha khoa cấp bởi viện đào tạo RHM - ĐH Y Hà Nội
- Chứng chỉ Chỉnh nha Invisalign Fundamentals Seminar Hoa Kỳ
- Chứng nhận đào tạo Bí quyết chỉnh nha hiệu quả - Điều trị răng ngầm
Răng bị mẻ là tình trạng xảy ra khá phổ biến hiện nay, do nhiều nguyên nhân gây ra, làm ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ và khả năng ăn nhai. Hơn nữa còn có nhiều trường hợp, tình trạng này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công, gây hại sức khỏe răng miệng. Để tìm hiểu chi tiết hơn về độ nguy hiểm và cách khắc phục cho vấn đề trên, các bạn đừng bỏ qua bài viết dưới đây.
Giải đáp răng bị mẻ là gì?
Răng bị mẻ là tình trạng mất một phần nhỏ của cấu trúc răng, vị trí mẻ thường nằm ở vùng cạnh cắn hoặc đỉnh múi. Trong trường hợp mảnh vỡ quá nhỏ, bạn gần như còn không cảm thấy đau, thậm chí là không phát hiện ra.
Thông thường phần răng bị mẻ là men răng – thành phần khoáng hóa bao phủ bề mặt răng, cũng là mô cứng chắc nhất của cơ thể. Tuy nhiên, dù độ cứng chắc như thế nào nó vẫn có giới hạn về sức chịu lực. Bởi vậy những cú đập mặt hoặc té ngã đều có khả năng dẫn đến mẻ răng. Cùng với việc tổn thương do va chạm, bệnh lý răng miệng có thể là lý do. Nhìn chung, nguyên nhân gây ra tình trạng này khá đa dạng, song các bạn cũng không cần quá lo lắng, có rất nhiều cách để phục hồi lại.
Nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng mẻ răng
Răng bị mẻ có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, trong đó thường gặp nhất là một số lý do dưới đây:
- Nhai/cắn vật cứng: Khi bạn cố gắng cắn vật cứng như dùng răng mở nắp chai, lọ,… hoặc nhai cắn thức ăn quá cứng có thể làm răng bị nứt hoặc sứt mẻ.
- Chấn thương: Việc hàm va chạm với vật cứng hoặc chịu tác động từ ngoại lực có thể dẫn đến tình trạng răng bị nứt hoặc mẻ.
- Nghiến răng: Thói quen nghiến răng thường xuyên khi đi ngủ sẽ làm răng bị bào mòn, yếu hơn và dễ bị nứt, mẻ.
- Bị bào mòn: Nếu các bạn thường xuyên sử dụng các thực phẩm có tính axit cao như cam, chanh, dưa muối, cà phê, dâu tây, rượu,… sẽ dễ bị mòn và trở nên mỏng manh, nhạy cảm hơn. Từ đó khi gặp va chạm, tác động sẽ dễ bị nứt, vỡ.
- Thiếu canxi: Nếu chế độ ăn uống của bạn không đúng lượng, thừa chất dinh dưỡng có thể làm cơ thể và cả răng bị thiếu canxi, dễ bị vỡ trong quá trình ăn nhai.
- Bệnh lý răng miệng: Nếu các bạn đang bị sâu răng, viêm tủy, viêm nha chu,… răng cũng sẽ nhạy cảm hơn bình thường, từ đó trong quá trình ăn nhai có thể bị gãy.
Răng bị mẻ có nguy hiểm không, gây ảnh hưởng gì?
Các chuyên gia cho biết nếu biết xử lý kịp thời và đúng hướng, răng bị mẻ không gây ra ảnh hưởng quá nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh. Bởi những nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể khắc phục dễ dàng bằng các biện pháp thông thường. Tuy nhiên, nếu chủ quan sẽ gây ra nhiều tác động xấu đến thẩm mỹ và sức khỏe răng miệng.
Điển hình phải kể đến là răng bị mẻ ít nhiều gây ảnh hưởng đến cấu trúc bảo vệ răng, khiến ngà răng và tủy răng bị lộ ra ngoài. Điều này dẫn đến tình trạng bệnh nhân cảm thấy ê buốt răng mỗi khi ăn uống hoặc tiếp xúc với không khí lạnh. Cùng với đó, khi lớp bảo vệ răng bị mất đi, các loại vi khuẩn và tác nhân gây hại sẽ dễ dàng xâm nhập, cũng như tấn công vào bên trong tủy răng. Đây chính là nguyên nhân hàng đầu làm gia tăng các bệnh lý răng miệng như áp xe răng, sâu răng, viêm tủy răng,…
Trong trường hợp răng bị vỡ, mẻ không được khắc phục kịp thời nguy cơ mất răng là rất cao. Không những vậy, các góc răng bị mẻ sẽ dẫn trở nên sắc nhọn hơn, từ đó gây tổn thương cho vùng má và lưỡi. Do đó, kể cả không bị đau nhức, khó chịu gì, khi răng bị mẻ các bạn vẫn nên đến gặp bác sĩ để thăm khám, từ đó tìm ra giải pháp khắc phục phù hợp và hiệu quả.
Phương pháp khắc phục tình trạng răng bị mẻ bạn nên biết
Ngay khi phát hiện tình trạng răng bị mẻ, gãy, vỡ, trước khi đến nha khoa, điều bạn cần làm lúc này chính là:
- Khạc nhổ mảnh vỡ ra ngoài nhanh chóng, tránh để chúng trôi xuống cơ quan tiêu hóa.
- Tuyệt đối không dùng tay hay để chạm vào gờ răng bị mẻ, do các vị trí này đang khá sắc nhọn có thể làm bạn bị đứt tay hoặc chảy máu lưỡi.
- Nên giữ lại mảnh răng vỡ, trong trường hợp phù hợp bác sĩ có thể giúp hàn lại vào răng cho bạn.
- Sau đó súc miệng sạch sẽ và liên hệ với bác sĩ để thăm khám và có biện pháp xử lý hiệu quả.
- Để điều trị dứt điểm và đảm bảo an toàn khi răng bị mẻ vỡ tốt nhất các bạn nên đến trực tiếp nha khoa để thăm khám. Tại đây bác sĩ sẽ xác định chính xác nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp cho bạn.
Người bệnh có thể tham khảo một số giải pháp phổ biến dưới đây:
- Hàn/trám răng: Với trường hợp răng bị mẻ tự nhiên với miếng vỡ không quá lớn, các bác sĩ có thể khắc phục bằng cách thực hiện trám răng với vật liệu chuyên dụng để phục hình. Phương pháp này được đánh giá là khá tiết kiệm thời gian, chi phí so với các giải pháp nha khoa khác. Tuy nhiên kết quả lại không duy trì được lâu dài, đặc biệt là nếu thực hiện trên răng cửa.
- Dán sứ Veneer: Các răng bị mẻ vỡ nhỏ, mặt ăn nhai không bị ảnh hưởng thì bạn có thể thực hiện dán sứ Veneer. Đây là loại mặt dán khá mỏng, gần như không cần mài răng. Nhìn chung, dán răng sứ mang lại tính thẩm mỹ cao và có khả năng phục hình hiệu quả tốt vì vậy ngày càng được nhiều người ưa chuộng.
- Bọc răng sứ: Phương pháp này phù hợp thực hiện cho hầu hết các trường hợp răng sứt mẻ từ mức độ nhẹ đến nặng. Các bác sĩ sẽ bọc lên răng thật một mão răng sứ đã được mài cùi, có màu sắc tương tự răng thật để phục hình cho răng, đảm bảo tính thẩm mỹ và thực hiện chức năng ăn nhai tốt. Tuy nhiên, điểm hạn chế của phương pháp bọc răng sứ là tỷ lệ mài cùi răng khá nhiều so với dán sứ, bởi vậy nếu tay nghề bác sĩ kém hoặc trang thiết bị lạc hậu có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng.
- Cấy ghép Implant: Phương pháp trồng răng mới được áp dụng cho trường hợp răng bị mẻ nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến tủy răng và gây đau nhức trong quá trình ăn nhai. Các bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng và thực hiện cấy ghép implant. Một trụ răng titanium sẽ được ghép vào xương hàm cho người bệnh, sau đó gắn răng sứ lên trên qua khớp nối Abutment. Điều này đảm bảo cho thời gian sử dụng răng lâu dài, thậm chí là trọn đời nếu chăm sóc tốt.
Lưu ý cách chăm sóc và phòng ngừa mẻ răng
Những vấn đề bạn cần lưu ý để chăm sóc và phòng ngừa tình trạng răng bị mẻ:
- Đánh răng đúng cách: Mỗi ngày các bạn đánh răng ít nhất 2 lần vào sau bữa ăn khoảng 30 phút và sau khi ngủ dậy theo đúng kỹ thuật.
- Sử dụng chỉ nha khoa: Hỗ trợ làm sạch hiệu quả các mảng bám thức ăn còn tồn đọng tại các kẽ răng.
- Không nên ăn thực phẩm ngọt: Các bạn nên cắt giảm lượng tiêu thụ thực phẩm có hàm lượng đường cao như nước ngọt có gas, chocolate, kẹo, bánh ngọt,… trong các bữa ăn hàng ngày.
- Hạn chế thực phẩm mang tính axit cao: Những nhóm thực phẩm có tính axit cao bao gồm chanh, quất,… Lưu ý sau khi dùng các thực phẩm này, bạn nên uống hoặc súc miệng ngay với nước lọc để giảm bớt lượng axit còn bám lại trên răng.
- Ăn nhiều rau xanh: Tăng cường các loại rau xanh trong khẩu phần ăn để bổ sung chất xơ, rất tốt cho việc làm sạch răng.
- Uống đủ nước: Việc uống nước không chỉ giúp bạn rửa trôi các mảng bám và mảnh vụn thực phẩm còn sót lại sau bữa ăn, mà đây còn là cách hỗ trợ hoạt động của tuyến nước bọt.
- Đeo dụng cụ bảo vệ răng: Các chuyên gia khuyến cáo khi chơi thể thao, các bạn nên đeo máng bảo vệ, còn khi đi ngủ nên đeo máng chống nghiến nếu có thói quen nghiến răng.
- Lưu ý khác: Tuyệt đối không dùng răng cắn các vật cứng như nắp chai, bút bi, hay xé bao bì thực phẩm nhằm tránh khiến răng bị hư hỏng nặng.
Mong rằng với những thông tin chúng tôi chia sẻ trong bài viết các bạn đã hiểu hơn về tình trạng răng bị mẻ. Từ đó sớm khắc phục nguyên nhân và lựa chọn được phương pháp điều trị phù hợp. Ngoài ra, nếu cần đội ngũ của chúng tôi hỗ trợ thêm bất kỳ nào khác liên quan đến răng miệng, hãy để lại lời nhắn ngay ở dưới phần bình luận.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!