Răng Bọc Sứ Lâu Năm Bị Đau Nhức Do Đâu? Cách Khắc Phục Hiệu Quả

bs-thuyanh
Cố vấn chuyên môn: Bác sĩ nội trú ĐH Y Hà Nội – Phạm Thùy Anh
  • Bác sĩ nội trú Răng Hàm Mặt tại Đại học Y Hà Nội
  • Chứng chỉ cấy ghép Nha khoa nâng cao: Cấy ghép và phục hình Implant tức thì
  • Chứng chỉ cắm ghép Implant nha khoa cấp bởi viện đào tạo RHM - ĐH Y Hà Nội
  • Chứng chỉ Chỉnh nha Invisalign Fundamentals Seminar Hoa Kỳ
  • Chứng nhận đào tạo Bí quyết chỉnh nha hiệu quả - Điều trị răng ngầm

Có rất nhiều nguyên do khiến bạn gặp tình trạng răng bọc sứ lâu năm bị đau nhức có thể kế tới như:

  • Thói quen ăn uống chưa đúng
  • Thói quen nghiến răng khi ngủ
  • Chất lượng răng sứ sử dụng không đảm bảo
  • Tình trạng viêm nha chu, viêm tủy, sâu răng chưa được điều trị tận gốc
  • Bác sĩ tay nghề kém, mão sứ bọc không khít
  • Khớp cắn bị lệch

Nguyên nhân khiến răng bọc sứ lâu năm bị đau nhức

Thói quen nghiến răng

Nghiến răng sẽ khiến bạn gặp tình trạng đau nhức sau khi bọc răng sứ bởi lúc này, răng sẽ phải chịu một lực tác động lớn cho hành động này. Nghiến răng sẽ diễn ra vô thức trong khoảng thời gian bạn ngủ nên khi ngủ dậy, bạn sẽ cảm nhận được cơn đau ập tới.

Nghiến răng khiến răng bọc sứ bị đau nhức
Nghiến răng khiến răng bọc sứ bị đau nhức

Thói quen ăn uống xấu

Việc ăn những đồ cứng, cay nóng, dai, qua nóng, quá nóng thường xuyên sẽ khiến răng bị ê buốt. Tình trạng này xảy ra bởi khi gắn mão, răng thật của bạn sẽ cần mài nhỏ đi và lúc này răng chắc chắn sẽ yếu hơn bình thường.

Chất lượng răng sứ kém, keo nha khoa bị rò rỉ

Khi sử dụng các vật liệu kém chất lượng, giá thành rẻ thì sau một thời gian sẽ không đảm bảo được tính dẫn nhiệt. Răng trở nên nhạy cảm hơn và khi ăn các đồ nóng, lạnh đều gây ê buốt.

Keo nha khoa có tác dụng giúp cố định mão sứ và chân răng thật. Nếu không được áp dụng công nghệ hiện đạt và chất lượng keo kém thì sau một thời gian, chất keo sẽ hóa lỏng, rò rỉ ra bên ngoài. Bạn sẽ bị ê buốt chân răng và có thể bung mão sứ.

Keo nha khoa bị rò rỉ gây đau nhức
Keo nha khoa bị rò rỉ gây đau nhức

Viêm nha chu, viêm tủy, sâu răng không điều trị dứt điểm

Tình trạng viêm nha chu, sâu răng nếu không được điều trị dứt điểm trước đó sẽ có thể khiến vi khuẩn gây hại xâm nhập. Lúc này, tình trạng trong khoang miệng sẽ càng tệ đi và gây tái phát.

Đối với tình trạng viêm tủy, trước khi tiến hành bọc răng, nha sĩ sẽ nạo hết lớp tủy bị viêm và chết tủy. Đây là bước vô cùng quan trọng và nếu không được xử lý triệt để sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn ăn sâu vào tủy bên trong, dẫn đến tình trạng viêm tủy tái phát. Ngoài ra, nếu nặng hơn nữa có thể tác động tới dây thần kinh, hoại tử, sưng kéo dài và nhổ bỏ răng thật.

Khi đối mặt với những tình trạng này, bạn sẽ cảm thấy đau nhức răng và thậm chí là những cơn đau dữ dội ê buốt tới đỉnh đầu.

Bác sĩ mài răng không đúng kỹ thuật

Lớp ngà răng và tủy răng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu trong quá trình mài răng, bác sĩ thực hiện không đúng kỹ thuật như mài quá tay. Việc bọc răng yêu cầu phải mài lớp men răng bên ngoài, chụp mão sứ lên răng thật và nếu cách thực hiện không đúng sẽ khiến răng ngày một yếu đi.

Ê buốt do bác sĩ mài răng không đúng kỹ thuật
Ê buốt do bác sĩ mài răng không đúng kỹ thuật

Mão sứ bọc không khít

Nếu mão sứ bọc không khít được với răng thật sẽ khiến bạn gặp các vấn đề như: Thức ăn bị vướng, không thể làm sạch, ăn đồ lạnh khiến cùi răng bên trong bị ê buốt. Với mỗi người khi thực hiện bọc răng, mão sứ sẽ được chế tác theo đúng kích thước, tỉ lệ răng thật. Tuy nhiên nếu chất lượng của mão sứ không đảm bảo, nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng thì tình trạng này hoàn toàn có thể xảy ra.

Khớp cắn không chuẩn

Khớp cắn được nắn chỉnh không chuẩn khiến phần răng sứ nhô cao hơn so với tỷ lệ thông thường, lệch khá nhiều so với răng đối diện. Lúc này, lực tác động khi bạn ăn uống sẽ dồn hết lên răng sứ gây đau đớn. Cần điều trị trong thời gian sớm nhất để tránh ảnh hưởng tới cấu trúc của răng thật.

Cách khắc phục răng bọc sứ lâu năm bị đau nhức

Chườm đá lạnh

Khi răng bị đau, bạn hãy lấy đá và bọc bằng một miếng vải mềm sau đó chườm gần khu vực răng sứ bị đau. Đây là một cách được rất nhiều người áp dụng và bạn nên lưu ý rằng tránh chườm trực tiếp lên vùng đau. Như vậy không những không khiến cơn đau thuyên giảm mà lúc này nó còn ê buốt trầm trọng hơn.

Chườm đá lạnh để giảm đau
Chườm đá lạnh để giảm đau

Súc miệng bằng nước muối

Bạn hãy tự pha nước muối với 2 thìa kết hợp với nước ấm. Khuấy đều và súc miệng như bình thường. Phương pháp này có thể giúp vi khuẩn được loại bỏ, làm sạch chất nhờn bám quanh răng sứ, giảm tình trạng đau nhức khá hiệu quả.

Dùng thuốc giảm đau

Khi cơn đau đã quá dữ dội, bạn có thể tham khảo và sử dụng thuốc Ibuprofen, Acetaminophen,… giúp tình trạng đau giảm đi đáng kể. Lưu ý rằng, bạn chỉ uống thuốc khi được nha sĩ cho phép, tránh việc lạm dụng sẽ gây nhờn thuốc.

Dùng hàm bảo vệ răng

Hàm bảo vệ răng có tác dụng ngăn các răng thật tác động mạnh lên phần răng sứ, giảm cảm giác đau nhức. Nếu khi ngủ bạn có thói quen nghiến răng thì việc sử dụng hàm bảo vệ là vô cùng quan trọng.

Dùng hàm bảo vệ tránh nghiến răng
Dùng hàm bảo vệ tránh nghiến răng

Đến nha khoa kiểm tra răng

Nếu đã thử hết các cách trên nhưng tình trạng đau vẫn kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm thì bạn nên đến nha khoa để được kiểm tra kỹ lưỡng nhất. Cơn đau lúc này có thể do khớp cắn đã bị lệch hay kỹ thuật bọc sứ không tốt. Ngoài ra có thể gặp các bệnh lý về răng miệng khác và cần một phác đồ điều trị phù hợp.

Cách chăm sóc răng bọc sứ hiệu quả nhất

Bạn nên duy trì những thói quen sau đây để giữ cho răng được chắc khỏe, không ê buốt, đau đớn:

  • Đánh răng bằng bàn chải lông mềm 2 lần/ 1 ngày theo chiều ngang, chải từ trên xuống dưới, trong ra ngoài. Sử dụng kết hợp với tăm nước sẽ giúp loại bỏ thức ăn sạch nhất.
  • Hạn chế dùng chất kích thích như thuốc lá có thể khiến răng bị xỉn màu nhanh chóng.
  • Khi ăn uống, bạn cần chia lực nhai đều ở cả hai hàm để răng sứ không phải chịu lực tác động quá lớn.
  • Hãy sử dụng hàm bảo vệ nếu bạn có thói quen nghiến răng khi ngủ.
  • Thăm khám răng miệng định kỳ 6 tháng/ 1 lần để kiểm tra chất lượng răng sứ, kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường.

Trên đây là những nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả dành cho tình trạng răng bọc sứ lâu năm bị đau nhức. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được giải đáp sớm nhất.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nên bọc răng sứ loại nào
Nên Bọc Răng Sứ Loại Nào? Đặc Điểm Nổi Bật Của Từng Loại

Nội dung bài viếtNguyên nhân khiến răng bọc sứ lâu năm bị đau nhứcThói quen nghiến răngThói quen ăn uống xấuChất lượng răng sứ kém,...

Bọc sứ 4 răng cửa giá bao nhiêu
Bọc Sứ 4 Răng Cửa Có Được Không? Chi Phí Thực Hiện Hết Bao Nhiêu?

Nội dung bài viếtNguyên nhân khiến răng bọc sứ lâu năm bị đau nhứcThói quen nghiến răngThói quen ăn uống xấuChất lượng răng sứ kém,...

Hậu quả bọc răng sứ cần chú ý
[Cảnh Báo] 10 Hậu Quả Bọc Răng Sứ Không Đảm Bảo Chất Lượng

Nội dung bài viếtNguyên nhân khiến răng bọc sứ lâu năm bị đau nhứcThói quen nghiến răngThói quen ăn uống xấuChất lượng răng sứ kém,...

Răng bọc sứ bị sưng nướu phải làm gì
Răng Bọc Sứ Bị Sưng Nướu Do Đâu? Biến Chứng Và Cách Khắc Phục

Nội dung bài viếtNguyên nhân khiến răng bọc sứ lâu năm bị đau nhứcThói quen nghiến răngThói quen ăn uống xấuChất lượng răng sứ kém,...


Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Nha khoa Quốc Tế ViDental - Đống Đa, Hà Nội: Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

ViDental - APEC Thủ Đức - Cơ sở TPHCM : 359C - 359D Đỗ Xuân Hợp, Phường Phước Long B – TP. Thủ Đức, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

ViDental - Guva Phú Nhuận - Cơ sở TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

messenger Messenger
zalo Zalo
phone Hotline
uudai Xem ưu đãi