Răng Ố Vàng Do Đâu? 3 Cách Khắc Phục Tình Trạng Hiệu Quả
- Bác sĩ nội trú Răng Hàm Mặt tại Đại học Y Hà Nội
- Chứng chỉ cấy ghép Nha khoa nâng cao: Cấy ghép và phục hình Implant tức thì
- Chứng chỉ cắm ghép Implant nha khoa cấp bởi viện đào tạo RHM - ĐH Y Hà Nội
- Chứng chỉ Chỉnh nha Invisalign Fundamentals Seminar Hoa Kỳ
- Chứng nhận đào tạo Bí quyết chỉnh nha hiệu quả - Điều trị răng ngầm
Có nhiều người thắc mắc rằng vì sao luôn thực hiện vệ sinh và chăm sóc răng miệng hàng ngày nhưng răng vẫn có dấu hiệu bị ố vàng. Đây là một tình trạng khá phổ biến, xảy ra ở mọi lứa tuổi không phân biệt trẻ nhỏ hay người trưởng thành, gây mất thẩm mỹ và khiến nhiều người thực sự cảm thấy kém tự tin trong cuộc sống hàng ngày. Vậy mặc dù chăm sóc và vệ sinh răng miệng mỗi ngày nhưng vẫn gặp phải tình trạng răng ố vàng, nguyên nhân do đâu? Hãy cùng phân tích chi tiết về bệnh lý và tìm hiểu các thông tin quan trọng giúp bạn khắc phục được tình trạng răng miệng kém thẩm mỹ này trong bài viết dưới đây.
Răng bị ố vàng là như thế nào?
Các dấu hiệu răng bị ố vàng khá rõ ràng, hoàn toàn có thể quan sát bằng mắt thường. Tình trạng răng ố vàng khiến răng không còn trắng sáng như tự nhiên mà màu sắc răng có dấu hiệu chuyển dần sang màu vàng hoặc nâu đen. Răng bị ố vàng có thể xảy ra một nhóm răng hoặc toàn hàm. Ngoài ra, bên cạnh các biểu hiện răng ngả màu vàng hay nâu đen thì người gặp tình trạng răng ố vàng cũng thường có những triệu chứng đi kèm khác như bị hôi miệng, hơi thở có mùi cực kỳ khó chịu.
Nhiều người cho rằng răng bị ố vàng chỉ gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ, không quá nguy hiểm tới sức khỏe nên thường chủ quan không quan tâm tới việc khắc phục dù đã phát hiện sớm tình trạng bệnh. Trên thực tế, có một mối quan hệ chặt chẽ giữa tình trạng răng ố vàng và các vấn đề sức khỏe. Do đó, tình trạng này có thể phản ánh nhiều vấn đề răng miệng mà bạn cần chú ý tới như:
- Cấu trúc răng đang gặp vấn đề cần điều trị khắc phục.
- Tình trạng viêm nướu, chảy máu hoặc sưng đỏ.
- Bệnh viêm chu nha do vi khuẩn tấn công răng miệng.
- Các vấn đề liên quan tới gan, thận, viêm phế quản, trào ngược dạ dày.
6 nguyên nhân khiến răng ố vàng nghiêm trọng
Tình trạng răng ố vàng thường được hình thành và phát triển trong thời gian dài do những thói quen ảnh hưởng không tốt tới răng miệng. Chính vì vậy, mặc dù luôn tuân thủ các thói quen vệ sinh và chăm sóc răng miệng đều đặn hàng ngày nhưng nhiều người vẫn mắc phải tình trạng răng miệng kém thẩm mỹ này.
Sau đây là những thói quen sinh hoạt hàng ngày làm tình trạng sức khỏe ngày càng suy giảm và có nguy cơ khiến răng bị ố vàng:
Mảng bám từ thức ăn dư thừa dính trên răng
Trong quá trình sinh hoạt ăn uống hàng ngày, các vụn thức ăn hay vết bẩn có thể không được loại bỏ hoàn toàn, bám dính lại trên răng hình thành các mảng bám cứng đầu. Các mảng bám này được gọi là cao răng, dính chặt tại chân răng gây ra tình trạng răng ố vàng. Theo thời gian, các mảng cao răng nếu không được loại bỏ sẽ khiến tình trạng ố vàng ngày càng nghiêm trọng. Đây cũng chính là nguyên nhân hàng đầu hình thành vệt ố vàng trên răng ở nhiều trường hợp bệnh nhân.
Đối với những trường hợp bệnh nhân có thói quen sử dụng thuốc lá, uống cà phê, nước chè hay các thực phẩm chứa phẩm màu thường xuyên. quá trình hình thành mảng bám sẽ càng diễn ra nhanh chóng. Do đó, những đối tượng trên thường dễ dàng mắc phải tình trạng ố vàng răng nghiêm trọng hơn bình thường.
Ố vàng từ trong răng do thuốc kháng sinh
Bên cạnh các vệt ố vàng hình thành trên răng do các mảng bám cao răng, có một nguyên nhân hình thành tình trạng răng miệng này bắt nguồn từ việc sử dụng thuốc kháng sinh. Theo nghiên cứu từ các chuyên gia nha khoa, sử dụng các loại thuốc kháng sinh như Histamin, Tetracycline, Albuterol, Doxycycline có nguy cơ hình thành các tác dụng phụ lên răng. Tác dụng phụ từ các loại thuốc kháng sinh này khiến răng bị ngả màu và hình thành ố vàng từ sâu bên trong.
Tình trạng răng ố vàng do tác dụng phụ từ sử dụng các loại thuốc kháng sinh thường phổ biến hơn ở trẻ nhỏ trong độ tuổi đang phát triển. Ngoài ra, một số trường hợp trẻ không trực tiếp sử dụng thuốc kháng sinh nhưng vẫn gặp phải tình trạng răng bị ố vàng nguyên nhân có thể xuất phát từ quá trình mang thai và phát triển bằng sữa mẹ. Theo chia sẻ từ các chuyên gia, trong quá trình mang thai và cho bé ti sữa, nếu mẹ sử dụng các loại kháng sinh thì thành phần thuốc có thể truyền sang cơ thể bé. Điều này khiến khi trẻ phát triển vẫn bị ảnh hưởng bởi các tác dụng phụ của thuốc và dẫn tới tình trạng răng ố vàng.
Khi này, các vết bẩn sẽ tồn tại phía bên trong răng, hoàn toàn không thể loại bỏ như với vết ố vàng từ mảng bám thông thường.
Nhiễm độc Fluoride
Fluoride là chất mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe răng miệng, đặc biệt giúp men răng chắc khỏe và ngăn ngừa hình thành mảng bám, vi khuẩn cũng như các vấn đề răng miệng hiệu quả. Đây cũng là thành phần xuất hiện trong nhiều loại kem đánh răng hiện nay giúp làm trắng và bảo vệ răng miệng rất tốt.
Mặc dù mang tới nhiều công dụng bảo vệ răng miệng nhưng nếu lạm dụng quá nhiều và không kiểm soát lượng Fluor sử dụng hàng ngày, bạn rất dễ khiến răng gặp tình trạng nhiễm độc Fluoride. Việc này làm cho răng xuất hiện các vết bẩn trắng hoặc vàng ở men răng. Theo thời gian, kích thước các vết nhiễm màu trên răng càng lan rộng và dần chuyển sang màu ố vàng kém thẩm mỹ.
Có vấn đề ở lớp men răng
Răng ngả vàng do lớp men răng gặp tổn thương hay bị bào mòn theo thời gian. Men răng là lớp bao phủ phía ngoài bảo vệ cho toàn bộ cấu trúc của răng. Khi lớp men răng bị mài mỏng do ảnh hưởng từ acid trong thực phẩm hay vấn đề thương tổn bên ngoài tác động tới sẽ khiến lớp bảo vệ này mất đi. Khi này, phần ngà răng bên trong trở nên ngày càng lộ rõ màu khiến răng bị ố vàng.
Sai lầm trong thói quen vệ sinh răng miệng
Một thói quen trong sinh hoạt hàng ngày mà nhiều người không chú ý tới góp phần hình thành tình trạng răng ố vàng chính là chế độ vệ sinh răng miệng không đúng cách. Việc này giải thích nguyên do vì sao một số trường hợp mặc dù luôn thực hiện vệ sinh răng miệng đầy đủ nhưng răng vẫn bị ố vàng nghiêm trọng.
Đặc biệt, với những người có thói quen sử dụng nhiều thuốc lá, uống cà phê, trà đặc hay ăn thực phẩm có chứa phẩm màu, nếu không có chế độ vệ sinh răng miệng phù hợp thì tình trạng răng nhiễm màu, ố vàng còn tiến triển nhanh hơn bình thường. Việc vệ sinh răng miệng khoa học, hợp lý vô cùng quan trọng để giúp răng khỏe mạnh, ngăn ngừa các nguy cơ bệnh lý, bao gồm cả tình trạng răng bị ố vàng nêu trên.
Sau đây là những thói quen vệ sinh và chăm sóc răng miệng không đúng cách khiến tình trạng sức khỏe răng ngày càng tệ mà bạn có thể đang gặp phải hàng ngày:
- Thời gian đánh răng: Có nhiều người có thói quen đánh răng quá lâu hoặc quá nhanh, theo các chuyên gia, việc thực hiện vệ sinh răng như vậy đều có những mặt hạn chế nhất định ảnh hưởng tới răng. Nếu đánh răng quá lâu, lớp men răng bị tổn thương, mài mỏng để lộ phần ngà răng ố vàng bên trong. Với trường hợp vệ sinh răng trong thời gian quá nhanh thì sẽ khó làm sạch hoàn toàn các vụn thức ăn, mảng bám kẹt lại ở kẽ, chân răng. Từ đó, hình thành vệt ố vàng trên răng.
- Dùng loại bàn chải lông cứng: Trên thực tế, không có nhiều người chú ý tới chất liệu bàn chải đánh răng mình đang sử dụng. Bàn chải lông cứng tác động rất mạnh tới răng và các mô xung quanh gây tình trạng viêm nhiễm, tạo điều kiện cho vi khuẩn trú ngụ. Từ các ổ viêm nhiễm, vi khuẩn phát triển tấn công lên răng gây ra các vấn đề bệnh lý, bao gồm cả tình trạng răng ố vàng.
- Không vệ lưỡi sạch sẽ: Trong khoang miệng, lưỡi là một bộ phận chứa khá nhiều mảng bám và vi khuẩn. Thông thường, các chuyên gia, bác sĩ nha khoa luôn khuyến cáo vệ sinh lưỡi hàng ngày nhằm loại bỏ hết các lớp mảng bám này để bảo vệ răng miệng được khỏe mạnh. Tuy nhiên, nhiều người lại chưa có thói quen vệ sinh răng miệng này, khiến tỷ lệ mắc các bệnh về răng miệng gia tăng, đặc biệt là với tình trạng răng bị ố vàng.
Một số yếu tố khác
Nghiên cứu về răng ố vàng ở nhiều bệnh nhân, một số nguyên nhân khách quan gây ra tình trạng này được cho rằng liên quan tới một số yếu tố khác như:
- Yếu tố di truyền qua các thế hệ trong gia đình: Yếu tố di truyền gen qua các thế hệ trong gia đình tác động rất nhiều tới sự phát triển răng miệng. Những người có men răng khỏe mạnh, màu sắc trắng sáng theo gen di truyền từ gia đình thường ít gặp các vấn đề về răng miệng. Ngược lại, gia đình có yếu tố gen di truyền về răng miệng kém thì dễ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố từ bên ngoài khiến tỷ lệ mắc các bệnh lý cũng cao hơn.
- Yếu tố liên quan tới tuổi tác: Tuổi tác càng cao, lớp cấu trúc răng sẽ bị suy giảm càng nghiêm trọng, đặc biệt là phần men răng sẽ bị mài mòn đáng kể. Từ đó, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập, tấn công tới hệ thống răng miệng, gây ra các vấn đề như răng ố vàng, răng lung lay, gãy rụng,…
- Yếu tố phản ánh tình trạng sức khỏe: Như đã đề cập ở phía trên, việc răng ố vàng không chỉ đơn thuần ảnh hưởng tới vấn đề thẩm mỹ như nhiều người thường hiểu sai. Thực tế, việc răng hình thành các vệt ố vàng có thể là tín hiệu cho thấy sức khỏe của bạn đang gặp phải các vấn đề liên quan tới: Gan, thận, phế quản, dạ dày,…
“;}i:3;a:3:{s:11:”entry-title”;s:44:”Răng bị ố vàng có nguy hiểm không?”;s:13:”name_fixedtoc”;s:11:”Hỏi đáp”;s:13:”entry-content”;s:1716:”Tình trạng răng ố vàng trong mọi giai đoạn đều có thể dễ dàng quan sát và phát hiện bằng các dấu hiệu thay đổi màu sắc của răng. Tuy nhiên, vấn đề bệnh lý này thường không được quan tâm tới vì chúng không ảnh hưởng quá nhiều tới chất lượng cuộc sống hàng ngày.
Trong giai đoạn ban đầu, tình trạng ố vàng thường hình thành do các mảng bám, vết bẩn xung quanh răng gây ra nên hoàn toàn có thể khắc phục một cách dễ dàng mà không gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Tuy nhiên, nếu không xử lý, các mảng bám, vết bẩn sẽ phát triển mạnh mẽ, gây ra các biến chứng như viêm chân răng, chảy máu chân răng, gãy mẻ răng,… Lúc này, tình trạng ố vàng trở nên nghiêm trọng, là tiền đề dẫn tới các bệnh lý răng miệng nguy hiểm khác.
Ngoài ra, việc răng bị ố vàng cũng phản ánh các dấu hiệu cho thấy sức khỏe cơ thể và răng miệng đang có những vấn đề cần được khắc phục nhanh chóng. Do đó. để bảo vệ răng miệng trong tình trạng sức khỏe tốt nhất, bạn nên tới các trung tâm phòng khám để điều trị dứt điểm tình trạng này sớm.
3 cách xử lý tình trạng răng ố vàng nhanh chóng
Nếu vấn đề ố vàng trên răng gây ra do sự hình thành của mảng bám vụn thức ăn hay vết bẩn dính trên răng, bạn có thể áp dụng một số phương pháp đơn giản ngay tại nhà như sử dụng dầu dừa, giấm táo, vỏ cam, baking soda,… Đồng thời kết hợp với thói quen vệ sinh răng miệng khoa học để bảo vệ và duy trì răng trắng sáng.
Các phương pháp trên chỉ áp dụng với các mức độ ố vàng răng nhẹ không đáng kể. Do đó, nếu tình trạng răng ố vàng chuyển biến nặng, bạn cần thực hiện điều trị theo các phương pháp sau:
Bọc răng sứ
Với các trường hợp bệnh nhân ố vàng răng nguyên nhân do tác dụng phụ sau khi dùng thuốc kháng sinh hay nhiễm màu từ trong răng sẽ không thể điều trị với các biện pháp thông thường. Thay vào đó, bệnh nhân sẽ cần thực hiện bọc răng sứ để phục hình răng trắng sáng lại như ban đầu.
Thực hiện bọc răng sứ giúp bạn cải thiện màu sắc răng nhanh chóng, xử lý mọi ố vàng trên răng hiệu quả. Tuy nhiên, phương pháp bọc răng sứ sẽ cần tác động mài nhỏ các răng thật làm trụ gắn các mão răng sứ lên phía trên. Điều này sẽ khiến bạn không bảo toàn được các răng thật nên hãy cân nhắc thật kỹ lưỡng trước khi thực hiện.
Dán sứ Veneer
Tương tự với bọc răng sứ, phương pháp dán sứ Veneer được sử dụng khá phổ biến trong điều trị vấn đề răng ố vàng hiện nay. Điểm nổi bật của phương pháp điều trị này nằm ở chỗ không tác động sâu tới tủy răng giống như thực hiện bọc răng sứ nên có thể bảo tồn phần răng gốc hiệu quả.
Khi thực hiện dán sứ Veneer, bác sĩ chỉ mài mỏng bề mặt răng từ 0.2mm đến 0.5mm, hoàn toàn không tác động tới lớp men hay cấu trúc răng bên trong. Sau đó dán một lớp sứ trên bề mặt răng và vấn đề ố vàng đã hoàn toàn được loại bỏ. Phương pháp dán sứ Veneer điều trị không quá phức tạp và có mức chi phí tương đối rẻ, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng.
Tẩy trắng răng
Không sử dụng tới răng sứ hay mặt dán sứ giống hai phương pháp trên, tẩy trắng răng tác động trực tiếp lên phần men răng bằng các dụng cụ nha khoa chuyên dụng. Bác sĩ sẽ thực hiện mài trực tiếp trên bề mặt răng, loại bỏ các lớp mảng bám, chất bẩn gây ra tình trạng ố vàng.
Quy trình thực hiện tẩy trắng răng rất đơn giản, thường thực hiện 1 – 2 lần bệnh nhân có thể thấy rõ hiệu quả điều trị. Nhưng vì tác động tới phần men răng nên sau khi tẩy trắng nếu không có các biện pháp chăm sóc và bảo vệ răng phù hợp, răng hoàn toàn có thể bị ố vàng trở lại.
Các lưu ý chăm sóc răng miệng để ngăn ngừa ố vàng
Tình trạng răng ố vàng hoàn toàn có thể chủ động ngăn ngừa bằng các thói quen chăm sóc răng miệng sau:
- Thực hiện đánh răng, vệ sinh sạch sẽ răng miệng tối thiểu 2 lần/ngày sau khi ăn và trước lúc đi ngủ.
- Loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng bằng nước súc miệng hàng ngày và vệ sinh lưỡi sạch sẽ.
- Hạn chế các thói quen sử dụng thuốc lá, rượu bia và thực phẩm có chứa thành phần chất tạo màu trong sinh hoạt hàng ngày.
- Duy trì thói quen thăm khám nha khoa mỗi 6 tháng/lần để răng miệng được theo dõi sức khỏe định kỳ.
Hy vọng với những chia sẻ về tình trạng răng ố vàng trên đây, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về bệnh lý răng miệng này. Nếu có thêm thắc mắc liên quan tới các vấn đề răng miệng, hãy liên hệ tới ViDental để được hỗ trợ nhanh chóng.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!