Sâu răng ăn vào tủy có các biểu hiện như đau răng, nhạy cảm với nhiệt độ hay sưng nướu. Tình trạng có thể dẫn đến viêm tủy và các biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. Điều trị sâu răng vào tủy cần được thực hiện một cách hiệu quả để tránh biến chứng trở nặng. Tốt nhất hãy đến thăm khám bác sĩ nha khoa để được hỗ trợ điều trị đúng cách và an toàn.

Sâu răng sâu vào tủy là như thế nào?

Cấu tạo của một chiếc răng gồm ba phần là thân răng (phần bạn nhìn thấy); chân răng (phần ở bên trong xương hàm, không nhìn thấy) và chóp (cuống) răng (phần đỉnh của mỗi chân răng, nơi có mạch máu, thần kinh đi vào trong răng).

Sâu răng ở mức độ nặng khiến vi khuẩn ăn sâu vào tủy
Sâu răng ở mức độ nặng khiến vi khuẩn ăn sâu vào tủy

Trong đó, thân răng có cấu tạo gồm: Lớp men răng (lớp ở ngoài cùng, lớp này rất cứng); lớp ngà răng (mềm hơn so với men răng); buồng rỗng (có cả ở chân thân răng và chân răng, còn gọi là buồn tủy hay ống tủy); tủy răng (nơi chứa mạch máu, thần kinh). Tủy răng ở thân răng có tên là tủy buồng, trong khi đó tủy răng ở chân răng gọi là tủy chân. Men răng và ngà răng là tổ chức cứng của răng.

Sâu răng là tình trạng tổ chức cứng của răng (tức men răng và ngà răng) bị tấn công khiến chúng bị tiêu dần, tạo lỗ trên bề mặt răng. Nếu không được điều trị sớm thì tổ chức này sẽ bị phá hủy nặng hơn, ăn sâu xuống bên dưới, ăn vào tủy răng gây tình trạng sâu răng ăn vào tủy. Lúc này, tình trạng không được chữa trị sẽ gây biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe toàn thân.

Dấu hiệu nhận biết tình trạng răng sâu ăn vào tủy

Có nhiều dấu hiệu nhận biết tình trạng răng sâu và ở mỗi giai đoạn của bệnh, chúng sẽ có những biểu hiện khác nhau. Cụ thể như sau:

  • Giai đoạn chớm bị: Dấu hiệu nhận biết đó là bạn thỉnh thoảng thấy những cơn đau nhức, nhất là khi ăn đồ nóng hoặc đồ lạnh. Hoặc khi có sự thay đổi về áp suất răng cũng sẽ bị đau.
  • Giai đoạn sâu răng ăn vào tủy: Những cơn đau sẽ nhiều hơn, cường độ nặng hơn. Tình trạng đau buốt kéo dài, liên tục, nhất là về đêm. Ngoài ra, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, ăn không ngon, không tập trung vào bất cứ việc gì.
  • Giai đoạn tủy bị viêm nặng: Đây là khi răng đã ăn sâu vào đến tủy khiến tình trạng tổn thương trở nên nghiêm trọng và dẫn tới viêm tủy hoặc hoại tử tủy. Ở mức độ tủy răng chết thì bạn sẽ không thấy đau nhưng khi đó ở vị trí sâu răng có thể có hiện tượng lồi thịt.

Vậy vì sao sâu răng lại gây tình trạng đau nhức? Theo đó, trong tủy răng có nhiều dây thần kinh, khi có sự tác động (dù lớn hay nhỏ) thì tủy đều có thể cảm nhận được và dẫn truyền xung kích đến não. Cho nên, dù hư tổn do bất cứ nguyên nhân gì thì nó cũng sẽ mang đến cảm giác khó chịu. Đó cũng là lý do tủy nhiễm trùng càng nhiều thì tình trạng đau nhức càng lớn.

Tìm hiểu thêm: Sâu Răng Hàm - Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị Triệt Để

Nguyên nhân sâu răng ăn vào tủy

Nguyên nhân chính gây ra tình trạng sâu răng đó là do vi khuẩn trong khoang miệng (chủ yếu là vi khuẩn Streptococcus Mutans). Khi thức ăn bám trên răng, vi khuẩn sẽ phân hủy thức ăn tạo thành acid khiến men răng bị ăn mòn, tạo lỗ sâu. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác dẫn tới tình trạng này như:

Có nhiều nguyên nhân gây sâu răng trong đó chủ yếu do vi khuẩn
Có nhiều nguyên nhân gây sâu răng trong đó chủ yếu do vi khuẩn

  • Vi khuẩn, acid, mùn thức ăn sẽ bám trên bề mặt răng tạo thành màng dính. Lớp màng này sẽ dính chặt và có mặt ở hầu hết các mặt răng, nhất là răng hàm. Chúng không chỉ khiến răng bị sâu mà còn gây viêm quanh răng. Sau đó, các chất khoáng trong nước bọt sẽ khiến màng bám bị khoáng hóa tạo thành cao răng.
  • Khi men răng bị ăn mòn tạo thành lỗ, vi khuẩn, thức ăn sẽ có điều kiện ăn bám vào. Khi đó, acid sẽ càng được tạo ra nhiều hơn làm men răng và ngà răng bị phá hủy, lỗ sâu được nới rộng, tiến về phía tủy răng.
  • Trường hợp bị tụt lợi, hở cổ, hở chân răng khiến màng bám sẽ bám lên răng và bắt đầu quá trình phân hủy. Thức ăn sẽ tạo acid trên bề mặt chân răng và cổ răng. Khi đó, mô cứng, mô mềm sẽ bị ăn mòn tạo thành lỗ sâu.
  • Thêm vào đó, sâu răng còn có thể do thói quen dùng bàn chải. Theo đó, người Việt Nam thường có thói quen dùng bàn chải cứng và bàn chải ngang nên cổ răng, chân răng sẽ bị mòn khiến ngà chân răng bị lộ, hở dẫn đến bị sâu răng.

Dù nguyên nhân gây sâu răng là gì thì bạn cũng cần sớm có biện pháp điều trị phù hợp. Nếu không, nó không chỉ khiến bạn cảm thấy đau đớn khó chịu mà còn gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.

Sâu răng ăn vào tủy nguy hiểm không?

Răng sâu ăn vào tủy là giai đoạn nặng của răng sâu, khi đó tình trạng viêm nhiễm đã lan tới tủy răng. Người bệnh gặp tình trạng này sẽ phải chịu những cơn đau nhức khó chịu. Thậm chí có thể là những cơn đau kéo dài tới vài ngày và không có dấu hiệu thuyên giảm.

Ảnh hưởng đầu tiên khi bị sâu răng ăn vào tủy đó là quá trình nhai trở nên khó khăn do mô răng đã bị phá hủy. Răng sâu vốn rất nhạy cảm với thức ăn nóng hoặc lạnh nên khi ăn sẽ khiến bạn cảm thấy ê buốt răng, thậm chí tình trạng đau buốt lên tận đầu. Ăn uống khó khăn khiến sức khỏe của bạn bị ảnh hưởng, cơ thể bị suy nhược, chất lượng công việc và cuộc sống đều suy giảm.

Tình trạng sâu răng ăn vào tủy không được điều trị sớm còn có thể gây biến chứng nguy hiểm, đặc biệt trong tình trạng tủy răng bị viêm nhiễm. Theo đó, người bệnh có thể gặp các tình trạng như viêm chóp răng, viêm cuống răng, chân răng bị áp xe, nhiễm trùng, viêm nhiễm lây lan ảnh hưởng tới các tổ chức khác quanh răng. Đặc biệt, nguy cơ bị rụng răng hoàn toàn có thể xảy ra.

Với những biến chứng nguy hiểm này, người bệnh cần sớm có biện pháp điều trị sớm. Nếu càng để lâu, tình trạng sâu răng càng nặng có thể gây viêm tủy răng, hoại tử răng. Khi đó, bệnh rất khó chữa khỏi và khả năng giữ lại răng gần như bằng không. 

Xem ngay: Răng Sâu Bị Lồi Thịt Là Do Đâu? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Tốt

Cách điều trị răng sâu ăn vào tủy như thế nào?

Sâu răng ăn vào tủy là tình trạng viêm nhiễm ở tổ chức cứng trên răng. Nếu được điều trị sớm thì tình trạng này hoàn toàn có thể chữa trị được. Theo các bác sĩ, viêm răng có thể trị bằng những cách sau.

Tùy vào từng mức độ bệnh mà có nhiều cách điều trị răng sâu ăn vào tủy khác nhau
Tùy vào từng mức độ bệnh mà có nhiều cách điều trị răng sâu ăn vào tủy khác nhau

Điều trị tủy răng

Với những người bị sâu răng ở mức độ nhẹ thì điều trị tủy răng là cách phổ biến nhất được áp dụng. Khi đó, các bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành gây tê để mở buồng tủy và lấy sạch tủy nhiễm khuẩn ra khỏi ống tủy.

Ống tủy sẽ được làm sạch bằng cách bơm rửa, tạo hình. Sau đó các bác sĩ sẽ tiến hành trám bít ống tủy. Phần thân răng ở trên cũng sẽ được tạo hình lại. Cuối cùng, nha sĩ sẽ thêm một lớp chụp răng để tạo lớp bảo vệ và phục hồi thương tổn. Bước này sẽ giúp tạo chức năng nhai cho người bệnh và tăng tính thẩm mỹ cho răng.

Chữa tủy lại răng

Trong một vài trường hợp tình trạng viêm nhiễm vẫn xảy ra sau khi chữa tủy. Khi đó, bác sĩ sẽ tiến hành chữa trị thêm để đảm bảo phần tủy răng bị nhiễm khuẩn sẽ được lấy sạch ra ngoài. Thủ thuật chữa lại tủy răng cũng gồm các bước như chữa tủy răng. Tuy nhiên, điểm khác biệt nằm ở việc bác sĩ sẽ lấy hết phần trám bít trước đó để làm sạch ống tủy rồi mới đặt lại chất trám bít.

Chữa sâu răng ăn vào tủy bằng cách cắt cuống (chóp) răng

Đây là phương pháp thực hiện cho những người bị sâu răng ở mức độ nặng. Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê để giúp người bệnh không cảm thấy đau. Tiếp đến, nha sĩ sẽ rạch lợi và bỏ xương để làm lộ phần chóp răng bị nhiễm trùng. Phần chân răng và ổ viêm nhiễm sẽ được loại bỏ còn phần ống tủy còn lại sẽ được hàn bằng vật liệu trám bít.

Tùy vào từng trường hợp mà lỗ hổng ở phần xương sẽ được lấp đầy bằng xương nhân tạo. Bước cuối cùng, bác sĩ sẽ khâu lớp rạch cẩn thận, đảm bảo tính thẩm mỹ cao nhất cho hàm răng.

Nhổ răng bị sâu và trồng răng mới

Đây là trường hợp bất khả kháng khi tình trạng sâu răng ăn vào tủy quá nặng khiến răng bị mất hoàn toàn. Lúc này, bác sĩ phải tiến hành gây tê nhằm giúp bệnh nhân không bị đau đớn.

Bác sĩ sẽ dùng dụng cụ thích hợp để lấy răng sâu và ổ nhiễm trùng. Mọi thao tác được thực hiện nhẹ nhàng, đúng quy trình để không gây chảy máu. Sau đó, bạn sẽ được kê một số loại thuốc uống và được dặn dò cách chăm sóc răng sau khi nhổ. Tiếp theo đó, bạn chỉ việc chờ đợi thời gian trồng răng mới.

Tham khảo: Răng Số 8 Bị Sâu Vỡ - Nguyên Nhân Và Phương Pháp Khắc Phục

Được quan tâm nhiều

Phòng tránh sâu răng vào tủy thế nào?

Ngoài các biện pháp điều trị kể trên thì để ngăn ngừa tình trạng răng ăn sâu vào tủy bạn cũng cần chú ý đến chế độ chăm sóc. Theo đó, để có hàm răng trắng sáng, không bị sâu bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ giúp hạn chế nguy cơ sâu răng
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ giúp hạn chế nguy cơ sâu răng

  • Luôn giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ, ngày chải răng hai lần sau khi ăn, dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng. Đặc biệt, bạn nên lựa chọn bàn chải đánh răng lông mềm để không làm ảnh hưởng tới lợi, nướu, chân răng. Ngoài ra, hiện nay nhiều người sử dụng máy đánh răng thay vì bàn chải thông thường cũng là một trong những biện pháp giúp bảo vệ răng rất tốt.
  • Có chế độ ăn uống khoa học, ăn đúng bữa, hạn chế ăn vặt nhất là đồ ngọt, đồ chua. Đặc biệt, bạn nên hạn chế ăn đồ cứng. Ngoài ra cần bổ sung đầy đủ chất cho cơ thể để giúp men răng khỏe mạnh.
  • Khám nha khoa định kỳ 6 tháng 1 lần để sớm phát hiện những tình trạng tồn tại trên răng từ đó có cách xử lý phù hợp.
  • Khi có dấu hiệu đau răng bạn cần đến ngay bác sĩ nha khoa để được thăm khám và có cách xử lý.

Trên đây là thông tin về tình trạng sâu răng ăn vào tủy. Có thể thấy, đây là hiện tượng gây ảnh hưởng khá nghiêm trọng tới sức khỏe răng miệng và chất lượng cuộc sống. Cho nên, nếu nhận thấy dấu hiệu đau răng bạn cần sớm đến nha khoa để được các bác nha sĩ thăm khám và có bó biện pháp điều trị phù hợp.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Nha khoa Quốc Tế ViDental - Đống Đa, Hà Nội: Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

ViDental - APEC Thủ Đức - Cơ sở TPHCM : 359C - 359D Đỗ Xuân Hợp, Phường Phước Long B – TP. Thủ Đức, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

ViDental - Guva Phú Nhuận - Cơ sở TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Messenger zalo
0987.933.309