Sâu Răng Số 5 Xử Lý Như Thế Nào? Lời Khuyên Từ Chuyên Gia

- Bác sĩ nội trú Răng Hàm Mặt tại Đại học Y Hà Nội
- Từng đảm nhiệm vị trí tại nhiều bệnh viện, bệnh viện Quốc Tế lớn như Thu Cúc,...
Sâu răng số 5 có thể nhận biết qua triệu chứng như đau nhức kéo dài, chảy máu nướu và hơi thở có mùi [1]. Tình trạng thường xuất phát từ việc chăm sóc răng miệng không đúng cách [2]. Điều trị răng số 5 có thể áp dụng xử lý bằng tia laser, làm răng hoặc nhổ răng nếu tình trạng nghiêm trọng [3].
Sâu răng số 5 ảnh hưởng như thế nào?
Muốn biết bị sâu răng số 5 ảnh hưởng như thế nào tới khả năng ăn nhai và cuộc sống của người mắc, hãy cùng tìm hiểu các thông tin về vị trí và đặc điểm của răng trong phần sau.
Bạn biết gì về răng số 5
Răng số 5 được xếp vào nhóm răng tiền hàm hay còn gọi là nhóm răng hàm nhỏ. Chiếc răng có vị trí tính từ răng cửa đầu tiên và đếm theo hướng vào trong. Người trưởng thành thường có tổng cộng 4 răng số 5 bao gồm 2 chiếc ở hàm trên và 2 chiếc ở hàm dưới.
Được xếp vào nhóm răng tiền hàm, nên so với nhóm răng hàm lớn thì chiếc răng này có kích thước nhỏ hơn. Tuy vậy, chúng vẫn đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc hỗ trợ ăn nhai và giúp giảm tải sự hoạt động của hệ tiêu hóa.

Bác sĩ chuyên khoa cho biết răng số 5 là chiếc răng có mặt cắn phẳng, phần mũi răng hình lập phương. Vị trí của răng hết sức đặc biệt khi nằm chính giữa nhóm răng nanh và nhóm răng hàm lớn. Chính vì thế, đặc điểm của chúng có sự giao thoa giữa 2 nhóm răng nói trên.
Vì vậy, mà khi răng tiền hàm số 5 gặp phải một số vấn đề như sâu hay mất sẽ ảnh hưởng và tác động xấu tới cung hàm.
Bị sâu răng số 5 sẽ ảnh hưởng như thế nào?
Khi bị răng số 5 bị sâu sẽ có nguy cơ ảnh hưởng tới các răng trên cung hàm, đồng thời tác động tới phần nha chu ở xung quanh răng. Các vi khuẩn gây sâu răng có thể hòa lẫn vào trong nước bọt và lây lan sang các vị trí răng khác.
Đặc biệt, các lỗ sâu xuất hiện trên thân răng là địa điểm thức ăn thừa có thể đọng lại tạo điều kiện để vi khuẩn phân giải thức ăn và khiến tình trạng sâu trở nên tồi tệ hơn.
Ngoài ra, trẻ có răng số 5 bị sâu còn ảnh hưởng tới phân nha chu gây viêm nhiễm, ảnh hưởng tới tủy làm mở buồng tủy. Khi buồng tủy bị lộ ra, thức ăn và vi khuẩn bên ngoài sẽ có cơ hội xâm nhập vào trong và gây ra tình trạng viêm nhiễm tủy răng. Vấn đề cực kỳ nghiêm trọng khi người bệnh sẽ có nguy cơ cao mất răng.
Một vài trường hợp khi bị sâu răng kèm theo sự hoạt động kém hiệu quả của tuyến nước bọt sẽ gây ra tình trạng hôi miệng, gây mất tự ti và ảnh hưởng tới tâm lý giao tiếp của người mắc.
Sâu răng số 5 xảy ra do nguyên nhân nào?
Xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh để đưa ra phương án điều trị phù hợp và hiệu quả nhất. Dưới đây là tổng hợp các nguyên nhân chính khiến răng số 5 bị sâu.
Do di truyền
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng bệnh lý sâu răng có thể gây ra do di truyền từ cha mẹ sang con cái. Có nghĩa là khi cha mẹ thường xuyên bị sâu răng thì con cái có nguy cơ cao mắc bệnh lý này.

Theo đó chuyên gia cũng lý giải, men răng – một yếu tố ảnh hưởng và quyết định đến độ chắc khỏe của răng có khả năng di truyền. Cha mẹ có men răng mỏng và yếu thì con cái sinh ra cũng có nguy cơ cao bị ảnh hưởng. Nghiên cứu đã chứng minh gen di truyền quy định và ảnh hưởng tới độ dày của men răng.
Bên cạnh đó yếu tố dinh dưỡng ở thời kỳ mang thai cũng rất quan trọng. Mẹ bầu không có đủ canxi, fluoride, magie,… khi mang thai thì con sinh ra có nguy cơ cao bị mọc răng chậm. Thậm chí, thiểu sản men răng xảy ra có thể khiến cấu trúc men răng kém dẫn tới việc vi khuẩn dễ dàng tấn công vào cấu trúc răng. Vì thế trẻ dễ dàng bị sâu răng nói chung và sâu răng số 5 nói riêng.
Do lượng nước bọt
Nước bọt là chất có khả năng diệt khuẩn tự nhiên, nhờ vậy khoang miệng được bôi trơn và thức ăn được làm mềm. Hoạt động của tuyến nước bọt sẽ giúp cho khả năng ăn nhai diễn ra dễ dàng hơn.
Khi bị viêm tuyến nước bọt hoặc sử dụng quá nhiều thuốc tây khiến hoạt động tiết nước bọt bị ảnh hưởng, miệng cũng trở nên khô hơn. Lúc này vi khuẩn sẽ có điều kiện để phát triển mạnh mẽ và tấn công vào răng.
Một số trường hợp mắc bệnh lý mãn tính và điều trị dùng thuốc trong thời gian dài như ung thư, tiểu đường có khả năng cao bị sâu răng do lượng nước bọt tiết ra quá ít.
Do độ thưa của kẽ răng
Khi kẽ răng bị thưa, thức ăn dễ dàng mắc hoặc bám vào răng khiến phát sinh vi khuẩn. Ngoài ra, việc sử dụng tăm xỉa răng thường xuyên cũng là một trong những nguyên nhân khiến răng thưa và nướu bị trầy xước. Chính vì thế, việc vệ sinh răng miệng đúng cách và thường xuyên là cực kỳ hiệu quả để ngăn chặn vi khuẩn tích tụ và xâm nhập gây sâu răng.

Do dùng chung vật dụng vệ sinh răng miệng
Khi sử dụng chung đồ dùng hoặc dụng cụ vệ sinh răng miệng, vi khuẩn gây bệnh có thể theo dụng cụ lây lan từ người mắc bệnh sang người có răng miệng khỏe mạnh. Đây là lây nhiễm chéo rất nguy hiểm nếu như người bệnh có các vết thương hở và dĩ nhiên vi khuẩn sâu răng cũng có thể lây lan theo con đường này.
Hữu ích với bạn: Sâu răng trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục kịp thời
Xử lý sâu răng số 5 như thế nào?
Khi bị răng số 5 bị sâu, bệnh nhân nên thăm khám và chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh, mức độ sâu để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả nhất. Hiện nay người bệnh thường áp dụng các liệu pháp nha khoa hoặc tự điều trị bằng mẹo dân gian tại nhà nếu tình trạng nhẹ.
Trị răng số 5 bị sâu bằng liệu pháp nha khoa
Khi thăm khám, bác sĩ nha khoa sẽ căn cứ vào tình trạng thực tế của người bệnh để chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhất. Trong đó, bệnh nhân có thể thực hiện trám răng với tình trạng sâu nhẹ, bọc răng sứ với tình trạng nặng hơn. Thậm chí người bệnh cũng có thể được chỉ định nhổ răng sâu số 5.

- Trám răng: Phương pháp sẽ sử dụng vật liệu nha khoa chuyên biệt để lấp đầy các lỗ hổng do bệnh lý sâu răng gây ra. Nhờ vậy khôi phục và bảo vệ cấu trúc của răng số 5 đã bị sâu.
- Bọc răng sứ: Trường hợp sâu răng quá nặng, cấu trúc răng bị phá hủy, tủy răng có thể đã bị ảnh hưởng nhưng chân răng vẫn còn chắc thì có thể sử dụng phương pháp bọc răng sứ. Sau khi xử lý vị trí sâu và vệ sinh răng miệng, bác sĩ sẽ thực hiện mài cùi răng và bọc răng sứ ở bên ngoài. Mão sứ thay thế thường có độ cứng và độ chịu lực cao để phục hồi hoàn toàn cấu trúc cũng như chức năng của răng thật.
- Nhổ răng: Thông thường các răng sâu nghiêm trọng sẽ được bác sĩ chỉ định nhổ để ngăn chặn ổ sâu lan rộng. Nhưng riêng với trường hợp răng số 5 bị sâu bác sĩ sẽ phải cân nhắc cực kỳ kỹ lưỡng với tình trạng cụ thể để đưa ra chỉ định này.
Bác sĩ nha khoa khuyến cáo, khi phát hiện sâu răng bệnh nhân nên tới các cơ sở điều trị nha khoa uy tín để được kiểm tra kỹ lưỡng, tránh để việc sâu răng kéo dài gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Trị răng sâu số 5 bằng bài thuốc tại nhà
Bệnh nhân có răng số 5 bị sâu nhẹ có thể áp dụng mẹo dân gian điều trị tại nhà. Bài thuốc từ lá bàng, lá ổi, mật ong, lá trà xanh, lá tía tô được nhiều bệnh nhân lựa chọn nhờ tính hiệu quả.

- Sử dụng lá bàng: Trong thành phần của lá bàng có chứa các chất rất hiệu quả trong việc ngăn chặn hoạt động của vi khuẩn và làm giảm tình trạng viêm nhiễm. Chỉ cần đem lá bàng non đi xay nhuyễn cũng với một vài hạt muối. Sau đó đem lọc loại bỏ bã và sử dụng dung dịch thu được để súc miệng hàng ngày.
- Mẹo sử dụng lá ổi: Lá ổi có chứa Astringents, rất hiệu quả trong việc kháng khuẩn. Lá ổi sau khi rửa sạch đem giã nhỏ với muối và nước và lọc lấy phần nước cốt. Sử dụng tăm bông chấm nước cốt vào răng sâu mỗi ngày.
- Bài thuốc từ mật ong: Mật ong cũng là chất hiệu quả trong việc kháng khuẩn và giảm sâu răng. Sử dụng mật ong để ngậm từ 5 tới 10 phút sau đó nhổ bỏ và súc miệng lại với nước sạch.
- Bài thuốc từ lá trà: Lá trà xanh cũng có chứa thành phần kháng khuẩn ngăn ngừa tình trạng sâu răng hôi miệng hiệu quả. Sử dụng lá trà đã rửa sạch, vò nát và ngậm khoảng 3 đến 5 phút sau đó nhổ bỏ, súc miệng lại với nước sạch.
Bài thuốc chữa bệnh tại nhà chỉ áp dụng với các trường hợp nhẹ, sâu chưa ăn vào tủy. Với tình trạng nặng hơn, bệnh nhân nên áp dụng liệu pháp nha khoa để đảm bảo đạt hiệu quả cao nhất.
Giải đáp những thắc mắc liên quan tới hiện tượng sâu răng số 5
Xung quanh vấn đề răng số 5 bị sâu có khá nhiều băn khoăn như: Có nên nhổ răng sâu số 5 hàm trên hoặc điều trị hết bao nhiêu tiền. Dưới đây là phần tư vấn chi tiết của chuyên gia về các vấn đề này.
Sâu răng số 5 có nên nhổ?
Có nên nhổ răng số 5 khi bị sâu hay không là vấn đề nhiều người quan tâm. Bác sĩ chuyên khoa cho biết đây là chiếc răng tiền hàm thứ 2, có vai trò quan trọng trong việc ăn nhai và giữ độ chắc khỏe của xương hàm. Vì thế việc nhổ răng cần phải cân nhắc kỹ càng và không được thực hiện một cách tùy tiện.

Căn cứ vào tình trạng cụ thể của từng người bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định có nên nhổ răng hay không. Dưới đây là những trường hợp sâu răng số 5 cần phải thực hiện việc nhổ bỏ:
- Răng số 5 bị sâu kèm theo tình trạng mọc lệch, dẫn tới va chạm với các răng khác và làm tiêu chân răng ở các vị trí kế cận.
- Sâu ảnh hưởng tới tủy gây ra tình trạng viêm nhiễm, bệnh nhân đau nhức kéo dài kèm theo sốt.
- Bệnh nhân bị sâu răng kèm theo vỡ thân răng quá nhiều, không thể thực hiện việc trám hoặc bọc răng sứ.
- Răng bị gãy vỡ nhiều, thân răng và chân răng đều bị tổn thương nghiêm trọng.
- Người bị sâu răng số 5 kèm theo chứng áp xe chân răng hoặc áp xe nha chu khiến hình thành nhiều túi mủ viêm nhiễm chứa vi khuẩn. Khi ấy răng bị lung lay, dây chằng nha chu đã không còn khả năng neo giữ chân răng.
Nhổ răng số 5 bao nhiêu tiền? Nên nhổ ở đâu?
Chi phí khi nhổ răng cũng là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Thực tế khá khó đề có thể đưa ra một con số cụ thể vì còn phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể. Mỗi cơ sở nha khoa sẽ có mức chi phí điều trị không giống nhau đi kèm với các dịch vụ liên quan. Vì thế, để biết được mức chi phí phải chi trả, người bệnh nên tới đơn vị để được khám và tư vấn chi tiết.
Bệnh nhân nên thực hiện việc thăm khám và điều trị sâu răng số 5, tiến hành nhổ răng tại các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để đảm bảo an toàn nhất. Một số đơn vị được đánh giá cao nhất hiện nay bao gồm:
- Khám và điều trị sâu răng số 5 tại Bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương đến địa chỉ số 40B, Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
- Nhổ răng sâu số 5 tại Khoa Răng hàm mặt, Bệnh viện Bạch Mai ở địa chỉ số 78, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.
- Điều trị và nhổ răng số 5 bị sâu tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội địa chỉ số 1, Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội.
- Nhổ răng sâu số 5 tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt TPHCM người bệnh nên tới địa chỉ số 263 Trần Hưng Đạo, Quận 1.
- Khám và điều trị sâu răng số 5 tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn ở 1256 Võ Văn Kiệt, Quận 5.
Giải pháp ngừa sâu răng số 5
Để bảo vệ sức khỏe răng miệng nói chung và ngăn ngừa tình trạng sâu răng số 5 cần thực hiện các biện pháp dưới đây:

- Tiến hành vệ sinh răng miệng đúng cách và thường xuyên vào các buổi sáng và tối mỗi ngày.
- Sử dụng chỉ nha khoa để vệ sinh các kẽ răng và loại bỏ thức ăn thừa còn bám hoặc sót lại, ngăn chặn nguy cơ xâm nhập của vi khuẩn.
- Nên sử dụng thêm nước súc miệng mỗi ngày để có được khoang miệng sạch nhất.
- Không nên sử dụng tăm xỉa răng vì có thể gây tổn thương tới nướu và lợi, thay vào đó hãy dùng chỉ nha khoa như đã nói ở trên.
- Hạn chế việc sử dụng đồ ngọt, đồ ăn có chứa nhiều đường vào buổi đêm.
- Thăm khám nha khoa định kỳ 3 tới 6 tháng/lần để phát hiện sớm nhất những vấn đề răng miệng có liên quan và nhanh chóng có phương án xử lý.
Sâu răng số 5 gây ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng ăn nhai và sức khỏe người mắc. Việc điều trị nên được tiến hành càng sớm càng tốt để ngăn chặn biến chứng và những ảnh hưởng tới sức khỏe bệnh nhân.
Xem thêm:
- Quá trình sâu răng diễn ra như thế nào và tư vấn chi tiết về bệnh
- Sâu răng cửa: Dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục hiệu quả
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!