Thun Niềng Răng Là Gì, Các Loại Phổ Biến Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng
- Bác sĩ CKII chuyên khoa Răng Hàm Mặt
- 1 trong 10 bác sĩ ĐẦU TIÊN tại Hà Nội đạt chứng chỉ Invisalign
- Chứng chỉ cấy ghép Implant nha khoa - Cấp tại Los Angeles
- Chủ tịch Hiệp hội Nha khoa tư nhân Việt Nam
- Thành viên BCH Hiệp hội Nha chu Việt Nam
- Đại sứ thương hiệu Mylis Arrow Implants System
Thun niềng răng là gì? Đeo vào giai đoạn nào?
Thun niềng răng (hay còn gọi là thun liên hàm) là một trong những khí cụ chỉnh nha, có độ đàn hồi tốt được sử dụng để giúp răng di chuyển về đúng vị trí. Hai đầu của dây thun niềng được nối với mắc cài bằng móc, nối mắc cài răng hàm trên với hàm dưới.
Vì cấu tạo răng và hàm của mỗi người khác nhau nên thời gian và giai đoạn đeo thun cũng khác nhau, tùy vào từng trường hợp cụ thể. Nếu khớp cắn ổn định, bạn chỉ cần đeo trong thời gian ngắn (khoảng vài tuần). Ngược lại, nếu khớp cắn không ổn định bạn sẽ phải đeo chun trong suốt quá trình niềng răng.
Không phải tất cả trường hợp đều phải đeo thun niềng, vì nó phụ thuộc vào sự liên kết hàm hiện tại và chỉ định của bác sĩ. Vì vậy, nếu bạn niềng răng mà không được chỉ định đeo thun thì cũng là điều hết sức bình thường.
Tại sao nên sử dụng thun niềng răng?
Việc sử dụng thun niềng răng trong quá trình chỉnh nha nhằm mục đích:
- Tăng cường lực đẩy và kéo: Thun niềng răng tạo ra lực kéo mạnh hơn, giúp di chuyển răng về vị trí mong muốn. Điều này đặc biệt quan trọng trong quá trình điều trị niềng răng để đảm bảo răng nằm đúng vị trí và hàm.
- Điều chỉnh khớp cắn: Không chỉ giúp căn chỉnh vị trí của từng răng mà chúng còn hỗ trợ trong việc điều chỉnh khớp cắn.
- Cải thiện tư thế răng: Nếu có những vấn đề như răng khểnh, răng mọc chệch, hoặc răng không nằm đúng trên đường cung răng, thun niềng răng có thể được sử dụng để điều chỉnh và cải thiện tình trạng này.
Khí cụ này sẽ được tùy chỉnh theo từng tình trạng cụ thể. Trong quá trình niềng răng có cần sử dụng các thun liên hàm không là do chỉ định của bác sĩ.
Các loại thun niềng răng phổ biến và cách sử dụng
Tùy vào mức độ lệch hàm và mục đích sử dụng mỗi người là khác nhau mà bác sĩ sẽ chỉ định dùng các loại thun liên hàm phù hợp, tương ứng với từng giai đoạn. Dưới đây là 5 loại thun niềng răng đang được sử dụng phổ biến trong chỉnh nha:
Thun hạng II (Class II Elastics)
Lực: 1/4 inch; 6 oz
Mục đích:
- Sửa sai lệch khớp cắn hạng II, dùng trên dây cung kết thúc (dây thép vuông), đeo 24h/ngày
- Di chuyển răng hàm lớn hàm dưới, đeo liên tục 72h sau đó chỉ đeo vào ban đêm
Lưu ý: Ở giai đoạn đầu chỉnh nha, nếu sử dụng thun hạng II với dây cung nhỏ có thể sẽ gây ra tác dụng phụ nguy hiểm như: làm răng cửa hàm dưới chìa ra trước, làm răng cửa hàm trên cụp vào trong, trồi răng hàm lớn hàm dưới hoặc làm thay đổi mặt phẳng nhai. Vì vậy chỉ đeo thun hạng II khi các yếu tố trên đã được kiểm soát.
TÌM HIỂU: Tác Hại Của Niềng Răng Đáng chú ý.
Thun hạng III (Class III Elastics)
Lực: 1/4 inch; 3.5 oz
Mục đích:
- Sửa sai lệch khớp cắn hạng III, được sử dụng trong suốt quá trình điều trị, thời gian đeo phụ thuộc vào độ lệch khớp cắn
- Hỗ trợ kéo răng cửa hàm dưới lùi lại trong trường hợp cần neo chặn tối đa, đeo dây thun niềng răng 72h liên tục sau đó chỉ đeo vào ban đêm
- Ngăn răng cửa hàm dưới xô ra trước trong trường hợp không nhổ răng trên cung răng chen chúc. Sử dụng trên dây cung đầu tiên, đeo thun 72h liên tục, sau đó chỉ đeo vào ban đêm
Lưu ý: Khác với thun hạng II, thun hạng III được sử dụng ngay sau khi đặt dây cung đầu tiên vào các rãnh mắc cài và lực tác động cũng nhẹ hơn thun hạng II.
GIẢI ĐÁP: Niềng Răng Có Đau Không? Đau Đến Mức Nào?
Thun chéo (Crossbite Elastics)
Lực: 3/16 inch; 6 oz
Mục đích: Sửa cắn chéo răng hàm
Thời gian: Tùy mục đích điều trị mà sử dụng sớm hoặc muộn, thời gian đeo 24h/ngày
Thun sửa lệch đường giữa (Midline Elastics)
Lực: 1/4 inch; 6 oz
Mục đích: Sửa lệch đường giữa
Thời gian: Dùng trên dây cung kết thúc, thời gian đeo 24h/ngày, có thể tháo ra khi ăn
Lưu ý: Thun sửa lệch đường giữa có thể sử dụng cùng với thun hạng II hoặc thun hạng III tùy vào mức độ sai lệch khớp cắn khi Niềng Răng Lệch Khớp Cắn.
Thun hộp (Box Elastics)
Lực: 3/16 inch; 6 oz
Mục đích:
- Thun hộp được sử dụng để đóng khớp cắn theo chiều đứng. Tuỳ thuộc vào vị trí có hở khớp và trường hợp sai lệch khớp cắn đi kèm (hạng I, II hoặc III) mà đeo thun hộp ở các vị trí khác nhau.
- Thun hộp phía trước (khớp cắn hạng II): móc thun từ răng cửa hàm trên đến răng cửa bên hoặc răng nanh hàm dưới. Sử dụng trên dây cung kết thúc, đeo 24h/ngày (có thể tháo ra khi ăn)
- Thun hộp phía bên hàm (khớp cắn hạng III): móc thun từ răng cửa bên hàm trên đến răng cửa giữa hàm dưới. Sử dụng trên dây cung kết thúc, đeo 24h/ngày. Tác dụng tăng độ cắn phủ và cải thiện tương quan răng nanh
- Thun hộp phía bên hàm (khớp cắn hạng III): móc thun từ răng cửa bên và răng nanh hàm dưới đến răng cửa bên và răng nanh hàm trên, sử dụng trên dây cung kết thúc, đeo 24h/ngày. Tác dụng tăng độ cắn phủ và cải thiện tương quan răng nanh.
- Thun hộp phía má (khớp cắn loại II): Móc thun từ răng nanh và răng số 4 hàm trên đến răng số 4 và răng số 5 hàm dưới, sử dụng trên dây cung kết thúc, đeo 24h/ngày có tác dụng điều chỉnh cung răng hàm dưới tạo lồng múi tối đa răng hàm.
- Thun hộp phía má (khớp cắn loại III): Móc thun từ răng nanh và răng số 4 hàm trên đến răng nanh và răng số 4 hàm dưới, sử dụng trên dây cung kết thúc, đeo 24h/ngày có tác dụng điều chỉnh cung răng hàm dưới tạo lồng múi tối đa răng hàm.
Lưu ý: Sau giai đoạn này và tương quan hai hàm đã ổn định (tùy thuộc vào từng trường hợp) thì tới giai đoạn duy trì. Mục đích giai đoạn duy trì là rèn luyện hệ cơ nhai của bạn để quen với vị trí mới của hai cung hàm, tránh nguy cơ tái phát. Lực tác động là lực rất nhẹ 3/4 inch & 2 oz, đeo liên tục 24h/ngày trong 6 tuần.
THAM KHẢO: Thời Gian Niềng Răng Mất Bao Lâu Cho Cả Quá Trình?
Những lưu ý khi sử dụng thun niềng răng
Thun niềng răng là khí cụ cần được vệ sinh và thay mỗi ngày, vì vậy sau khi được bác sĩ hướng dẫn trong lần đầu tiên thì bạn cần phải biết cách thay mỗi lần sử dụng.
Sau đây là một số lưu ý khi sử dụng dây thun niềng răng:
Dùng thun niềng răng nên làm gì
Để thun niềng răng phát huy được hết tác dụng và đạt được kết quả như mong muốn, bạn nên làm những điều sau:
- Nên tháo dây thun niềng răng khi ăn hoặc khi vệ sinh răng miệng
- Nên thay thế thun niềng răng hàng ngày để tránh mài mòn và mất độ đàn hồi của thun
- Nên vệ sinh tay, miệng sạch sẽ trước và sau khi thay chun niềng răng để tránh nhiễm khuẩn
- Để đảm bảo độ đàn hồi của chun, thời gian thay tối thiểu là 12 tiếng/lần
- Cần tuân thủ lịch khám định kỳ, khi thấy những dấu hiệu bất thường cần liên hệ ngay tới bác sĩ
Những điều không nên làm
Có hai điều bạn cần tránh khi sử dụng loại thun này:
- Không tự ý dùng hai dây thun cùng lúc vì sẽ tạo áp lực quá lớn lên răng và gây hại đến chân răng
- Không nên mở to miệng khi mới bắt đầu đeo thun niềng răng
Niềng răng bảo hành trọn đời, trả góp lãi suất 0%
Toàn bộ các hình thức niềng răng tại Nha khoa ViDental đều được áp dụng chính sách trả góp 0%, cam kết không phát sinh chi phí trong suốt quá trình sử dụng dịch vụ. Chi phí niềng răng thường đi kèm với những khuyến mãi hấp dẫn từ 10-30% và các chương trình như miễn phí khám tổng quát, quà tặng trị giá 5.000.000 VNĐ.
Hình thức trả góp dành cho khách hàng có thể trả qua thẻ, chuyển khoản hoặc tiền mặt. Khách hàng cần trả trước từ 30-50% tổng giá trị niềng răng, sau đó có thể lựa chọn lộ trình trả góp trong 9-12 tháng.
XEM NGAY: Bảng giá niềng răng mới nhất 2024 – Nha khoa ViDental
Hy vọng bài chia sẻ của chúng tôi đã giúp bạn đọc nắm bắt được tác dụng cũng như phân biệt được các loại thun niềng răng khác nhau và những lưu ý vô cùng bổ ích khi sử dụng các loại thun trong chỉnh nha.
ĐỌC THÊM:
- Dây Thun Niềng Răng Bị Vàng: Cách Xử Lý Hiệu Quả
- Niềng Răng Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Để Tốt Cho Sự Dịch Chuyển Của Rắng?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!