bs-thuyanh
Cố vấn chuyên môn: Bác sĩ nội trú ĐH Y Hà Nội – Phạm Thùy Anh
  • Bác sĩ nội trú Răng Hàm Mặt tại Đại học Y Hà Nội
  • Chứng chỉ cấy ghép Nha khoa nâng cao: Cấy ghép và phục hình Implant tức thì
  • Chứng chỉ cắm ghép Implant nha khoa cấp bởi viện đào tạo RHM - ĐH Y Hà Nội
  • Chứng chỉ Chỉnh nha Invisalign Fundamentals Seminar Hoa Kỳ
  • Chứng nhận đào tạo Bí quyết chỉnh nha hiệu quả - Điều trị răng ngầm

Bệnh nha chu là bệnh lý liên quan đến răng, nướu, dù không đe dọa tính mạng nhưng vẫn có thể tiềm ẩn nhiều biến chứng nếu không được điều trị từ sớm. Thực tế, không phải ai cũng biết đến triệu chứng cũng như nguyên nhân gây ra nên dù bệnh tiến triển nặng vẫn không hề nhận ra. Để hiểu rõ hơn về hiện tượng này cùng biện pháp điều trị và phòng ngừa hiệu quả nhất, bạn đọc đừng bỏ qua nội dung được chia sẻ dưới đây.

Nha chu là bệnh gì?

Nha chu chính là tổ chức bao bọc xung quanh răng, bào gồm nướu, xương ổ răng, dây chằng, gai lợi, có nhiệm vụ nâng đỡ răng. Bệnh nha chu là hiện tượng viêm nhiễm của tổ chức quanh răng, tác động đến cấu trúc nâng đỡ răng khiến tổ chức này mất liên kết.

Bệnh nha chu có biểu hiện gần giống với viêm nướu nên ở giai đoạn đầu rất khó phát hiện, về lâu dài khi không được điều trị kịp thời dễ dẫn đến tụt nướu, mất răng, ảnh hưởng đến toàn hàm.

Bệnh nha chu có biểu hiện gần giống với viêm nướu
Bệnh nha chu có biểu hiện gần giống với viêm nướu

Thông thường, hiện tượng này sẽ tiến triển theo 4 giai đoạn chính như sau:

  • Giai đoạn 1 - Hình thành mảng bám: Đây là thời điểm vi khuẩn xuất hiện, tích tụ ở chân răng, kẽ răng, viền lợi, đồng thời trong khoang miệng bắt đầu hình thành mảng bám gọi là vôi răng, tuy nhiên bệnh nhân không cảm thấy rõ những bất thường.
  • Giai đoạn 2 - Xuất hiện phản ứng viêm: Vôi răng khi không được xử lý sẽ gây kích ứng và khiến nướu bị viêm, trở nên sưng phồng, nhạy cảm, dễ bị chảy máu trong quá trình ăn uống, vệ sinh, xỉa răng.
  • Giai đoạn 3 - Hình thành túi nha chu: Tình trạng viêm nướu ở tiến triển đến giai đoạn nặng sẽ dẫn đến hiện tượng viêm nha chu. Lúc này, giữa răng và nướu sẽ hình thành túi nha chu chứa vi khuẩn cùng chất mủ.
  • Giai đoạn 4 - Răng và ổ xương bị tác động: Đây là giai đoạn nguy hiểm, khi đó vi khuẩn liên tục sinh sôi, phát triển, phá hủy xương, răng khiến lợi tụt xuống, đồng thời răng lung lay, dễ bị rụng mất.

Bệnh nha chu có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, bao gồm cả nam, nữ, trẻ nhỏ hay người già. Tuy nhiên những đối tượng có nguy cơ cao bị bệnh nha chu bao gồm:

  • Người bị viêm nướu.
  • Không biết chăm sóc, vệ sinh răng miệng đúng cách.
  • Người lớn tuổi.
  • Trường hợp hút thuốc lá hoặc lạm dụng chất gây nghiện.
  • Người béo phì.
  • Đối tượng có chế độ ăn thiếu hụt chất dinh dưỡng.
  • Chị em đang mang thai bị thay đổi nội tiết tố.
  • Người mắc bệnh suy giảm hệ thống miễn dịch như HIV/AIDS, bạch cầu, ung thư hoặc bệnh tiểu đường, viêm khớp, Crohn.

Phụ nữ mang thai có nguy cơ cao bị bệnh nha chu
Phụ nữ mang thai có nguy cơ cao bị bệnh nha chu

Dấu hiệu nha chu thường gặp nhất

Theo các chuyên gia, bệnh nha chu thường có tiến triển thầm lặng, các triệu chứng không quá rõ ràng nên bản thân người bệnh không thể phát hiện ra. Đặc biệt khi nướu sưng to sau đó tự xẹp khiến nhiều người tưởng bệnh đã khỏi, chủ quan không thăm khám hay tìm biện pháp can thiệp. Lúc này tình trạng nha chu có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng sức khỏe răng miệng.

Dưới đây là một số dấu hiệu nha chu thường gặp nhất để bạn nắm rõ:

  • Nướu răng chuyển dần từ màu hồng sang đỏ sẫm, căng phồng, sưng lên, một số trường hợp nướu cũng mềm hơn, không bám chắc vào răng, thậm chí là tụt nướu.
  • Các mô lợi liên kết lỏng lẻo, tạo khoảng trống với răng khiến thức ăn dễ dàng giắt lại ở kẽ răng, đặc biệt khi ăn nhau các loại thịt dai, đồ ăn có sợi.
  • Tích tụ nhiều mảng bám ở kẽ răng, rãnh lợi, sau một thời gian khiến lợi sưng, viêm, chảy máu khi có tác động nhẹ.
  • Vôi răng lâu ngày dày lên, đặc biệt ở vị trí cổ răng.
  • Người bị nha chu sẽ cảm thấy hơi thở của mình có mùi hôi thối khó chịu, nhất là khi miệng khô hoặc mới ngủ dậy vì tuyến nước bọt hoạt động hạn chế.
  • Do nướu không bám chắc vào răng nên chân răng lỏng lẻo, dễ dàng bị xô lệch vào trong hoặc ra ngoài.
  • Một số trường hợp bị bệnh nha chu còn thấy đau khi nhai hoặc cách các khớp răng bị thay đổi khi cắn.

Nguyên nhân gây ra nha chu

Bệnh nha chu được gây ra chủ yếu do vi khuẩn tích tụ ở mảng bám trên răng, bên cạnh đó còn một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ gây bệnh. Bạn nên tìm hiểu chi tiết về vấn đề này để có biện pháp điều trị phù hợp cũng như cách phòng tránh hiệu quả.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến nha chu bị tổn thương
Có rất nhiều nguyên nhân khiến nha chu bị tổn thương

  • Vệ sinh răng miệng không đúng: Một trong những lý do chính gây bệnh nha chu đó là quá trình vệ sinh răng miệng hàng ngày không đúng cách như dùng bàn chải quá cứng, tác động lực quá mạnh hoặc không loại bỏ được các mảng bám, thức ăn thừa trong khoang miệng. Khi đó các mảng bám sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn hình thành, phát triển, gây ra viêm nướu. Đồng thời các mảng bám răng bị vôi hóa sẽ thành cao răng. Về lâu dài, nướu trở nên mềm, yếu, sưng đỏ, dễ chảy máu hơn, chuyển sang giai đoạn viêm nha chu.
  • Không cạo vôi răng: Cao răng có chứa rất nhiều vi khuẩn và cả sắt huyết thanh lắng đọng trong máu. Đây được xem môi trường lý tưởng để vi khuẩn tích tụ, gây ra nhiều bệnh lý về răng miệng, bao gồm viêm nướu. Tình trạng này không được điều trị từ sớm sẽ gây viêm nha chu, tụt lợi, răng lung lay.
  • Hút thuốc lá thường xuyên: Thuốc lá có chứa nhiều chất gây hại đến sức khỏe tổng thể, tuyến nước bọt và làm tổn thương mô nha chu. Việc thường xuyên hút thuốc lá sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về nướu răng, nha chu. Theo thống kê, kể cả những người có sức khỏe tốt sau nhiều năm hút thuốc lá cũng bị viêm nha chu mãn tính, gây sưng viêm nướu trầm trọng, tiềm ẩn nguy cơ mất răng hàng loạt
  • Bệnh lý khác: Những trường hợp bị bệnh toàn thân khiến sức đề kháng suy giảm như béo phì, tiểu đường, bệnh HIV, ung thư máu cũng có nguy cơ cao bị bệnh nha chu.

Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ gây bệnh
Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ gây bệnh

Nha chu gây ra những ảnh hưởng gì?

Thực chất rất nhiều đối tượng bị bệnh về nướu, nha chu thường chủ quan vì nghĩ rằng bệnh không gây nguy hiểm, có thể tự khỏi sau một thời gian. Tuy nhiên các chuyên gia cho biết, nếu để hiện tượng viêm nướu, đặc biệt là viêm nha chu tiến triển lâu dài mà không có biện pháp cải thiện sẽ rất dễ dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực.

Một số tác hại mà bệnh nha chu gây ra bao gồm:

  • Khiến hơi thở có mùi khó chịu, từ đó người bệnh luôn e ngại, tự ti khi nói chuyện, giao tiếp với mọi người xung quanh, ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống.
  • Bệnh lý nha chu khiến người bệnh có cảm giác đau nhức khó chịu, đặc biệt khi ăn nhai, vệ sinh răng miệng. Nhiều trường hợp cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng, sút cân nhanh.
  • Hiện tượng này làm lệch khớp cắn, tăng nguy cơ tiêu xương hàm, từ đó lực nhai yếu, không thể ăn những món ăn cứng, dai.
  • Khi bệnh nha chu không được điều trị từ sớm sẽ khiến chân răng bị lung lay, viêm tủy, làm hoại tử nha chu và người bệnh có thể phải đối mặt với nguy cơ mất răng vĩnh viễn.

Chẩn đoán bệnh

Để tránh những biến chứng có thể gặp từ bệnh nha chu, tốt nhất người bệnh hãy đến cơ sở nha khoa uy tín đến được thăm khám. Dựa vào kết quả chụp chiếu, xét nghiệm và quan sát sơ bộ, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Khi chẩn đoán bệnh nha chu sẽ bao gồm các biện pháp sau:

  • Khám lâm sàng: Người bệnh được hỏi về tiền sử bệnh, các dấu hiệu thường gặp, thói quen ăn uống, sinh hoạt cùng những yếu tố có khả năng gây viêm nhiễm, tăng nguy cơ gây bệnh.
  • Kiểm tra miệng: Bác sĩ tiến hành quan sát khoang miệng, đặc biệt là vị trí bị nha chu, mảng bám đang tích tụ, mức độ tổn hại của nướu, răng và đánh giá khả năng chảy máu ở nướu khi có tác động từ bên ngoài.

Bác sĩ kiểm tra khoang miệng để chẩn đoán tốt hơn
Bác sĩ kiểm tra khoang miệng để chẩn đoán tốt hơn

  • Đo độ sâu của túi nha chu giữa rãnh nướu và răng: Biện pháp này sử dụng đầu dò nha khoa đặt ở bên cạnh răng và phần dưới đường viền nướu. Trong trường hợp nướu còn khỏe mạnh, độ sâu cần đặt khoảng 1 - 3mm, ngược lại với tình trạng viêm nha chu mới khởi phát sẽ để ở độ sâu 4mm và nghiêm trọng hơn cần đặt ở độ sâu 6mm.
  • Chụp X-quang: Kết quả chụp X-quang khoang miệng có thể cho biết bệnh nha chu đang tiến triển như thế nào và những ảnh hưởng mà nó gây ra. Với trường hợp đơn giản chỉ cần 2 hình ảnh, trong khi trường hợp phức tạp cần đến 14 lần chụp X-quang  bổ sung và toàn cảnh.
  • Xét nghiệm vi sinh: Để kiểm tra thành phần các mảng bám trên răng, tìm khuẩn hại gây bệnh, người bệnh được chỉ định thực hiện xét nghiệm vi sinh, bao gồm: Prevotella Intermedia, Aggregatibacter Actinomycetemcomitans, Porphyromonas Gingivalis, Treponema Denticola,.... Kết quả xét nghiệm sẽ giúp nha sĩ đưa ra được phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng bệnh.

Cách điều trị bệnh nha chu hiệu quả, an toàn

Viêm nha chu mặc dù không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng lại tiềm ẩn nhiều biến chứng liên quan đến sức khỏe răng miệng nếu không được xử lý từ sớm. Ngay khi phát hiện các bất thường, bạn nên đến nha khoa để được thăm khám, chẩn đoán, đồng thời bác sĩ sẽ tư vấn hướng điều trị tốt nhất tùy thuộc vào mức độ bệnh.

Mẹo dân gian tại nhà

Cách chữa viêm nha chu răng tại nhà được nhiều người áp dụng thành công. Với trường hợp bệnh nhẹ, các biểu hiện chưa nghiêm trọng, nguyên liệu tự nhiên hoàn toàn có thể giúp cải thiện nhanh chóng các triệu chứng, đảm bảo an toàn, không gây tác dụng phụ.

  • Sử dụng dầu dừa: Dầu dừa là dạng tinh dầu có tác dụng dưỡng ẩm, làm dịu da. Ngoài ra, nguyên liệu này còn được dùng để chữa bệnh nha chu bởi khả năng kháng viêm, diệt khuẩn mạnh. Khi sử dụng, dầu dừa sẽ giảm đau, chống viêm loét, kích thích chữa lành những vùng niêm mạc bị tổn thương, đẩy nhanh tốc độ tái tạo cho nướu. Ngoài ra, thành phần axit lauric trong dầu dừa còn cho khả năng chống nấm, kháng khuẩn, diệt virus, rất tốt cho người bệnh nha chu. Bạn pha 2 thìa dầu dừa cùng 1 ít nước ấm, dùng để súc miệng trong 60 giây sau khi đã chải răng sạch sẽ. Tốt nhất hãy áp dụng mẹo này mỗi ngày 2 lần để giảm mùi hôi và các triệu chứng của bệnh.

Sử dụng dầu dừa giúp đẩy lùi các triệu chứng
Sử dụng dầu dừa giúp đẩy lùi các triệu chứng

  • Dùng lá trầu không: Lá trầu không có đặc tính kháng viêm, sát khuẩn, thường được dùng để trị các bệnh nha khoa, bao gồm viêm nha chu. Các nhà khoa học đã nghiên cứu được rằng nguyên liệu này giúp ức chế hoạt động của vi khuẩn, vi nấm, giảm tình trạng nướu sưng viêm, chảy mủ. Cách thực hiện vô cùng đơn giản, bạn lấy 1 nắm lá trầu không tươi rửa sạch, sau đó cho vào nồi sắc cùng 300ml nước rồi dùng nước này súc miệng mỗi ngày 2 lần sẽ giúp giảm các triệu chứng của bệnh.
  • Ngậm nước muối: Không phải tự nhiên mà các bác sĩ thường khuyến khích người bệnh sử dụng nước muối súc miệng hàng ngày. Bởi lẽ nước muối có chứa các thành phần kháng khuẩn, có thể tiêu diệt khuẩn hại, làm sạch mảng bám, giảm sưng nướu và hạn chế chảy máu chân răng. Đặc biệt ngậm nước muối ấm còn cho hiệu quả tốt với những ai bị hôi miệng, viêm nướu răng, đẩy nhanh tốc độ phục hồi tổn thương. Bạn pha nửa thìa muối vào 1 cốc nước ấm, khuấy đều đến khi tan hết rồi nhấp ngụm vừa đủ để súc miệng trong khoảng 30 giây, tiếp tục ngậm 1 lượng vừa đủ trong 60 giây, mỗi ngày nên thực hiện từ 1 - 2 lần.

Biện pháp Tây y

Trong trường hợp bệnh nha chu tiến triển ở giai đoạn nặng, đồng thời người bệnh muốn điều trị triệt để tình trạng bệnh, nên đến nha khoa để được thăm khám và áp dụng các biện pháp hiện đại.

Tùy từng tình trạng, mức độ bệnh, nha sĩ có thể chỉ định một hoặc kết hợp nhiều phương pháp xử lý khác nhau, bao gồm:

  • Vệ sinh răng miệng: Vệ sinh khoang miệng là việc làm vô cùng quan trọng để loại bỏ hoàn toàn các mảng bám tích tụ, tiêu diệt môi trường sống của vi khuẩn, giảm mức độ viêm nhiễm. Đồng thời bệnh nhân được hướng dẫn cách tự chăm sóc, vệ sinh tại nhà để đẩy lùi các triệu chứng của bệnh nha chu.
  • Lấy cao răng: Cao răng chính là một trong những nguyên nhân gây bệnh nha chu, do đó tại nha khoa, người bệnh được loại bỏ hoàn toàn cao răng ra khỏi chân răng, sau đó đánh bóng răng. Tất cả túi nha chu đã hình thành đều được làm sạch sâu, ngoài ra nha sĩ có thể loại bỏ cả cặn vi khuẩn, cao răng ra khỏi bề mặt chân răng, túi nướu.

Lấy cao răng sẽ loại bỏ được tác nhân gây bệnh
Lấy cao răng sẽ loại bỏ được tác nhân gây bệnh

  • Dùng thuốc: Sau khi thăm khám, xác định được tình trạng nha chu, bệnh nhân được kê một số loại thuốc kháng sinh nhằm mục đích giảm sưng đau, kháng viêm, chống nhiễm trùng nướu.
  • Phẫu thuật: Nếu sau quá trình xử lý ban đầu mà bệnh nha chu không khỏi, nha sĩ sẽ đề nghị phương án phẫu thuật nhằm loại bỏ cặn bẩn nằm sâu bên dưới nướu răng. Khi đó bệnh nhân được gây tê, rạch nướu để xử lý rồi khâu lại vào vị trí xung quanh răng. Các vết thương do phẫu thuật có thể khỏi sau 1 - 2 tuần nên bạn không cần lo lắng.

Được quan tâm nhiều

Một số lưu ý phòng ngừa nha chu

Để phòng ngừa bệnh nha chu hiệu quả, tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra, bạn nên chú ý một số vấn đề dưới đây:

  • Đầu tiên cần quan tâm đến vấn đề vệ sinh răng miệng đúng cách tại nhà, dùng bàn chải lông mềm đánh răng ngày 2 lần, kết hợp nước súc miệng, tăm chỉ nha khoa.
  • Không dùng tăm tre hoặc vật cứng nhọn xỉa răng, không dùng răng cắn đồ quá cứng.
  • Loại bỏ những thói quen xấu như hút thuốc lá, uống rượu bia, nghiến răng khi ngủ.
  • Nên ăn uống khoa học, bổ sung thực phẩm giàu canxi, vitamin, hạn chế ăn đồ ngọt, nhiều dầu mỡ, tinh bột, acid.
  • Thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng 1 lần hoặc ngay khi thấy răng miệng xuất hiện những bất thường.

Bệnh nha chu gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, tăng nguy cơ mất răng, do vậy bạn cần tìm hiểu kỹ về nguyên nhân, triệu chứng và thăm khám nha khoa từ sớm. Qua đó chú ý biện pháp phòng ngừa tại nhà để bảo vệ răng miệng tốt nhất, tránh bệnh tiến triển nặng và gây ra nhiều nguy hại.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Nha khoa Quốc Tế ViDental - Đống Đa, Hà Nội: Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

ViDental - APEC Thủ Đức - Cơ sở TPHCM : 359C - 359D Đỗ Xuân Hợp, Phường Phước Long B – TP. Thủ Đức, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

ViDental - Guva Phú Nhuận - Cơ sở TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Messenger zalo
0987.933.309