Chuyên Gia Giải Đáp: Gãy Răng Do Đâu? Cách Khắc Phục Như Thế Nào?
- Bác sĩ nội trú Răng Hàm Mặt tại Đại học Y Hà Nội
- Chứng chỉ cấy ghép Nha khoa nâng cao: Cấy ghép và phục hình Implant tức thì
- Chứng chỉ cắm ghép Implant nha khoa cấp bởi viện đào tạo RHM - ĐH Y Hà Nội
- Chứng chỉ Chỉnh nha Invisalign Fundamentals Seminar Hoa Kỳ
- Chứng nhận đào tạo Bí quyết chỉnh nha hiệu quả - Điều trị răng ngầm
Gãy răng không chỉ làm giảm chức năng ăn, nhai mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính thẩm mỹ khuôn mặt. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ đưa ra các trường hợp phổ biến, nguyên nhân và gợi ý phương pháp khắc phục, mời bạn đọc cùng tham khảo.
3 trường hợp gãy răng phổ biến
Gãy răng là tình trạng không ai mong muốn xảy ra, không chỉ khiến khuôn mặt mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể. Theo thống kê, các cơ sở nha khoa tiếp nhận hàng triệu ca gãy răng mỗi năm với mức độ nghiêm trọng khác nhau, cụ thể:
Răng gãy theo chiều dọc
Trong trường hợp răng bị gãy theo chiều dọc, bác sĩ và xem xét tình trạng và đưa ra hướng giải quyết phù hợp:
- Nếu răng bị gãy theo chiều dọc nhưng chân răng vẫn có thể bảo tồn, bệnh nhân có thể lựa chọn một trong hai cách phục nha được bác sĩ tư vấn bao gồm trám răng hoặc bọc sứ. Phương pháp này giúp khắc phục nhược điểm trên răng và bảo vệ răng khỏi sự tấn công của vi khuẩn gây bệnh.
- Trường hợp răng bị gãy một phần hoặc một nửa theo chiều dọc và chân răng không còn nguyên vẹn, bác sĩ buộc phải nhổ bỏ răng gãy để trồng răng giả thay thế.
Gãy răng theo chiều ngang
Gãy răng theo chiều ngang là tình trạng răng bị gãy làm đôi, một phần rơi ra ngoài, phần còn lại vẫn giữ nguyên trên cung hàm. Lúc này, bệnh nhân sẽ nhìn thấy xuất hiện chấm đỏ ở phần tủy răng, đồng thời toàn bộ lớp men răng và ngăn răng bao bọc tủy sẽ bị phá hủy hoàn toàn.
Để khắc phục triệt để tình trạng này, bác sĩ cần vệ sinh sạch sẽ vị trí răng bị gãy, nhằm loại bỏ hoàn toàn ổ nhiễm trùng và vi khuẩn tích tụ trong buồng tủy. Nếu phần răng còn lại đủ điều kiện để mài cùi thì bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp bọc sứ để phục hình lại chiếc răng bị gãy.
Trong trường hợp phần răng còn lại quá ít, không đủ điều kiện để mài cùi, nha sĩ sẽ tiến hành tạo cùi giả để lắp mão sứ lên trên.
Bệnh nhân bị gãy cả thân và chân răng
Đây là trường hợp có mức độ nghiêm trọng nhất, lúc này cả thân răng và chân răng đều bị bật ra khỏi cung hàm. Khi đó, bác sĩ buộc phải tiến hành nhổ răng gãy để bảo tồn xương ổ răng và các mô mềm xung quanh.
Sau khi nhổ răng bệnh nhân sẽ được tư vấn hai phương pháp khắc phục bao gồm cấy ghép Implant hoặc làm cầu răng sứ. Thông thường, bác sĩ sẽ ưu tiên biện pháp trồng răng Implant hơn do chúng có độ bền, khả năng chịu lực và thời gian sử dụng lâu dài.
Nguyên nhân dẫn đến răng bị gãy rụng
Răng bị gãy xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, cụ thể:
- Thường xuyên ăn nhai các loại thực phẩm cứng như nước đá, các món đông lạnh,… khiến răng chịu áp lực lớn dẫn đến yếu dần và gãy rụng.
- Bệnh nhân mắc các bệnh lý nha khoa nhưng không điều trị kịp thời làm tổn thương các mô mềm xung quanh. Lúc này, răng không còn nơi để bám víu dẫn đến lung lay, gãy rụng.
- Vệ sinh răng miệng không đúng cách khiến men răng yếu dần, từ đó làm ảnh hưởng đến cấu trúc bên trong răng.
- Tai nạn, chấn thương khiến răng bị va đập mạnh cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng răng bị gãy.
Gãy răng gây ra tác hại gì?
Dưới đây là những tác hại nghiêm trọng mà bệnh nhân bị gãy răng thường gặp phải:
Giảm chức năng sinh lý của răng
Răng có vai trò quan trọng trong việc nhai và nghiền nát thức răng, do đó khi răng bị gãy quá trình này sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong trường hợp bệnh nhân bị gãy răng cửa, khớp cắn giữa hai hàm sẽ có xuất hiện lỗ hổng và không khít nhau. Điều này khiến bạn gặp khó khăn trong việc cắn, xé thức ăn.
Nghiêm trọng hơn là tình trạng gãy răng hàm, không chỉ hạn chế chức năng sinh lý của răng mà còn tăng khả năng lệch lạc giữa hai hàm. Lý do bởi khi gãy răng hàm, bệnh nhân sẽ có xu hướng chỉ nhai ở một bên, từ đó khiến hai hàm bị lệch và ảnh hưởng đến khớp thái dương.
Phát sinh bệnh lý nha khoa
Theo các chuyên gia, răng bị gãy trong trạng thái nào cũng khiến cấu trúc răng bên trong bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hơn nữa, bề mặt răng bị tổn thương sẽ tạo ra những lỗ hổng lớn, khiến thức ăn dễ bị dắt vào và tạo ra những mảng bám lớn trên răng. Đồng thời, những lỗ hổng này cũng là nơi cư trú thuận lợi của các loại vi khuẩn gây bệnh, từ đó làm phát sinh các bệnh lý nha khoa nguy hiểm.
Nếu tình trạng gãy răng không được khắc phục sớm, cộng thêm việc vệ sinh răng miệng không đúng cách sẽ dần phá hủy toàn bộ cấu trúc răng, làm tăng khả năng mất răng vĩnh viễn.
Sức khỏe bị ảnh hưởng
Gãy răng là nguyên nhân hàng đầu khiến tủy răng bị tổn thương, kèm theo các triệu chứng đau đầu và ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh. Về lâu dài, tình trạng này sẽ tác động xấu đến toàn bộ sức khỏe cơ thể.
Ngoài ra, răng bị gãy làm cho quá trình ăn nhai và nghiền nát thức ăn trở nên khó khăn hơn. Lúc này, thức ăn không được xé nhỏ sẽ tạo áp lực lớn lên dạ dày và gây khó khăn cho quá trình tiêu hóa. Khi đó, cơ thể sẽ không hấp thu được các chất dinh dưỡng cần thiết để duy trì hoạt động hằng ngày.
Gãy răng khiến khuôn mặt mất thẩm mỹ
Đây là tác hại dễ thấy nhất khi răng bị gãy, đặc biệt là đối với nhóm răng cửa. Trong tình trạng răng bị gãy, nụ cười trông sẽ kém duyên, khiến bạn không thoải mái trong giao tiếp hằng ngày, từ đó trở nên tự ti và mắc các bệnh về tâm lý.
Gợi ý 3 phương pháp khắc phục tình trạng răng gãy
Nếu răng bị gãy, bệnh nhân cần đến ngay cơ sở nha khoa để khắc phục, tránh để tình trạng này diễn biến phức tạp hơn. Trong trường hợp gãy răng mức độ nhẹ, bạn có thể tham khảo các phương pháp phục nha thẩm mỹ như trám răng hoặc bọc sứ.
Tuy nhiên, nếu bệnh nhân bị gãy cả chân răng, các bác sĩ cần tiến hành trồng răng Implant để khôi phục chức năng ăn nhai và đảm bảo tính thẩm mỹ cho khuôn mặt. Dưới đây là 3 phương pháp khắc phục tình trạng gãy răng hiệu quả, được áp dụng tại các cơ sở nha khoa chuẩn quốc tế:
Trám răng bị gãy
Trám răng hay hàn răng là kỹ thuật nha khoa sử dụng vật liệu chuyên dụng để bổ sung vào phần mô răng bị thiếu do sứt, mẻ, sâu răng,… Phương pháp này được áp dụng hiệu quả trong trường hợp răng bị gãy không quá 1/3 thân răng. Quy trình trám răng bị gãy được thực hiện theo 4 bước sau:
- Bước 1- Kiểm tra và tư vấn: Bác sĩ sẽ kiểm tra, chụp X-quang vị trí răng cần trám, nhằm xác định chính xác kích thước phần răng đã mất và tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân. Sau đó, bệnh nhân sẽ được tư vấn vật liệu trám và lên lộ trình điều trị phù hợp.
- Bước 2 – Gây tê và vệ sinh: Sau khi thống nhất vật liệu, bác sĩ sẽ bắt đầu quy trình trám răng bằng việc vệ sinh và làm sạch các mảng bám trên răng. Tiếp đến là công đoạn gây tê cục bộ tại vị trí tiến hành trám răng, để giảm các cơn ê buốt, đau nhức.
- Bước 3 – Lấy dấu hàm: Sau khi loại bỏ hoàn toàn có mảng bám và vụn thức ăn thừa, bác sĩ sẽ lấy dấu mẫu hàm để tạo hình miếng trám răng, sao cho đồng nhất kích thước và hình dạng của lỗ hổng. Thông thường, việc chế tác miếng trám sẽ mất khoảng từ 1 – 2 ngày.
- Bước 4 – Gắn miếng trám lên răng: Miếng trám sau khi hoàn thiện sẽ được gắn trực tiếp lên răng bằng vật liệu chuyên dụng.
Trám răng là phương pháp khắc phục tình trạng gãy răng nhanh chóng, được áp dụng linh hoạt cho mọi vị trí răng trên cung hàm. Đặc biệt phương pháp này không cần mài cùi, ít xâm lấn đến răng thật và các mô mềm xung quanh. Tuy nhiên, miếng trám không được đánh giá cao về khả năng chịu lực, chúng thường dễ bung tuột hoặc gãy vỡ khi tác dụng lực ăn nhai mạnh.
Bọc sứ
Bọc sứ là phương pháp phục nha thẩm mỹ được các chuyên gia khuyến khích thực hiện trong trường hợp bị gãy một phần thân răng và chân răng vẫn còn nguyên vẹn. Quy trình khắc phục tình trạng gãy răng bằng phương pháp bọc sứ được tiến hành theo 5 bước sau:
- Bước 1 – Kiểm tra tổng quát: Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tổng quát, chụp X-quang toàn hàm và thực hiện một số xét nghiệm liên quan, nhằm xác định cụ thể tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Tiếp đến, bệnh nhân sẽ được tư vấn về các loại răng sứ phù hợp và lên kế hoạch điều trị. Thông thường, bác sĩ sẽ khuyến khích bệnh nhân chọn các loại răng toàn sứ để đảm bảo chất lượng cũng như thời gian sử dụng.
- Bước 2 – Ký kết hợp đồng: Cơ sở nha khoa sẽ chuẩn bị hợp đồng ký kết nhằm đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên. Hợp đồng này sẽ bao gồm tất cả các điều khoản, chi phí và chế độ bảo hành, vì vậy khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm.
- Bước 3 – Gây tê và mài cùi răng: Trước khi tiến hành mài cùi, bác sĩ sẽ xử lý bề mặt của răng gãy, vệ sinh các mảng bám trên răng. Tiếp đến, bệnh nhân sẽ được gây tê cục bộ để giảm cảm giác đau nhức trong quá trình mài cùi răng.
- Bước 4 – Lấy dấu răng và thiết kế mão sứ: Sau khi quá trình mài cùi răng hoàn tất, bác sĩ sẽ lấy dấu răng và gửi đến bộ phận thiết kế để chế tác mão sứ. Đồng thời, bệnh nhân sẽ được gắn răng giảm tạm thời để đảm bảo chức năng ăn nhai cũng như tính thẩm mỹ, đặc biệt là nhóm răng cửa.
- Bước 5 – Gắn mão sứ: Mão sứ sau khi được hoàn thiện, bác sĩ sẽ gắn trực tiếp lên phần cùi răng, sao cho đảm bảo độ vừa khít và không gây vướng cộm. Kết thúc quy trình bọc sứ, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn về cách chăm sóc và bảo tồn răng sứ.
Bọc sứ không chỉ khắc phục được tình trạng răng bị gãy mà còn cải thiện được màu sắc của răng trong trường hợp răng bị ố vàng, xỉn màu nghiêm trọng. Hơn nữa, thời gian thực hiện cũng khá nhanh, bệnh nhân chỉ mất khoảng 3 – 5 ngày để chế tác và lắp mão sứ lên răng.
Phương pháp trồng răng Implant
Trồng răng Implant được áp dụng hiệu quả trong trường hợp bệnh nhân bị gãy cả phần thân và chân răng. Hơn nữa, phương pháp này cũng đáp ứng được tính thẩm mỹ và bảo toàn xương hàm tránh bị tiêu biến.
Bên cạnh đó, các loại Implant đều được chế tác từ Titanium có độ bền và khả năng chịu lực cao, vì thế khách hàng có thể thoải mái trong việc ăn nhai các loại thực phẩm mà không lo bị gãy vỡ. Đặc biệt, trồng răng Implant có thể phục nha tất cả các vị trí răng trên cung hàm và không gây xâm lấn hoặc tổn thương các răng lân cận.
Bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch và xử lý phần răng còn lại, sau đó cấy ghép Implant vào vị trí răng đã mất. Cuối cùng là cố định mão sứ lên trên để khôi phục chức năng sinh lý cho răng. Sau khi hoàn thiện quy trình cấy ghép Implant, bệnh nhân sẽ được tư vấn chế độ ăn uống và lên lịch tái khám theo đúng kế hoạch.
Nhìn chung, phương pháp này có thể khắc phục tình trạng gãy răng tối đa và có thời hạn sử dụng lên đến hàng chục năm, thậm chí cả đời nếu được chăm sóc và bảo vệ đúng cách.
Làm sao để hạn chế gãy răng?
Như đã phân tích ở trên, nguyên nhân khiến răng bị gãy có thể xuất phát từ yếu tố ngoại lực, tức là do va đập hoặc chấn thương từ bên ngoài. Đây là những tác động mà chúng ta có thể kiểm soát được, do đó để hạn chế tình trạng gãy răng, bệnh nhân cần lưu ý các vấn đề sau:
- Không dùng răng như một dụng cụ: Tuyệt đối không sử dụng răng để cắn các loại vật cứng như mở nút thắt dây thừng, xé bao bì thực phẩm hay khui nắp chai,… Các hành động tưởng như vô hại này có thể tác động lực mạnh lên răng, khiến răng bị vỡ vụn hoặc sứt mẻ.
- Hạn chế ăn các loại thực phẩm cứng: Không nên dùng răng nhai các loại thực phẩm cứng như đá lạnh, kẹo cứng,… bởi chúng dễ làm tổn thương răng và có hại đến các mô mềm xung quanh. Các chuyên gia khuyến cáo, bệnh nhân nên bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin E, D, K, C vừa tốt cho men răng, vừa tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Đeo dụng cụ bảo vệ răng khi vận động mạnh: Dụng cụ bảo vệ răng giúp làm giảm nguy cơ chấn thương và va đập trong quá trình chơi thể thao với cường độ mạnh. Bạn nên ưu tiên dùng các loại dụng cụ bảo vệ môi được thiết kế riêng, bởi chúng sẽ ôm khít và vừa vặn với khuôn miệng, từ đó không ảnh hưởng đến chức năng sinh lý của răng.
- Khám răng định kỳ: Nguyên nhân dẫn đến gãy răng cũng có thể xuất phát từ các bệnh lý nha khoa khiến men răng yếu dần. Do đó, bệnh nhân cần lên kế hoạch khám răng định kỳ 6 tháng/lần để xử lý kịp thời các mầm bệnh phát sinh, tránh để tình trạng này diễn biến phức tạp khiến răng gãy rụng.
- Vệ sinh răng miệng đúng cách: Không chải răng với lực mạnh khiến men răng bị mòn và yếu dần. Bạn nên trang bị các thiết bị chăm sóc răng hiện đại nhằm hỗ trợ quá trình chăm sóc và bảo vệ răng miệng.
Trên đây là đánh giá tổng quan và gợi ý phương pháp khắc phục tình trạng gãy răng. Hy vọng qua bài viết trên, bạn sẽ cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích, từ đó đưa ra biện pháp phòng tránh kịp thời.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!