- Thành viên Hiệp hội Implant Quốc tế ITI
- Thành viên Hội cấy ghép nha khoa TPHCM
- Chứng chỉ trồng răng Implant nha khoa do BV Răng Hàm Mặt TƯ TPHCM cấp
- Chứng chỉ cấy ghép toàn hàm tại Trung tâm Sagodent
- Chứng chỉ nâng xoang ghép xương
- Chủ nhiệm đề tài nghiên cữu về kỹ thuật nhổ răng khôn xâm lấn tối thiểu
Răng khôn thường là răng cuối cùng mọc trên cung hàm, gây ra nhiều ảnh hưởng đến các răng kế cạnh khi hàm không đủ chỗ trống. Đa số các trường hợp răng số 8 mọc trong giai đoạn từ 17 - 25 tuổi, tuy nhiên vẫn có những người gặp phải tình trạng răng mọc trước đó. Nhiều người lo lắng hiện tượng bất thường này sẽ mang đến nhiều tác hại cho răng miệng cũng như sức khỏe tổng thể. Để biết các dấu hiệu cũng như cách xử lý tốt nhất khi răng khôn mọc sớm, bạn đọc đừng bỏ qua thông tin được chia sẻ ở bài viết dưới đây.
Răng khôn mọc sớm là như thế nào?
Răng khôn hay còn được gọi là răng số 8, răng hàm lớn số 3, có vị trí ở phía cuối cùng trong cung hàm, kế cạnh răng số 7. Ở hầu hết các trường hợp, răng khôn thường mọc khá muộn, khoảng từ 17 - 25 tuổi, khi các răng khác đã phát triển ổn định, cung hàm hoàn thiện. Lúc này nướu đã bám chắc trên chân răng, không còn chỗ trống nên quá trình răng số 8 mọc lên sẽ khó khăn hơn, rất dễ gặp phải tình trạng răng khôn mọc lệch, nằm ngang, chen lấn răng bên cạnh, khiến chúng ta cảm thấy vô cùng đau nhức, khó chịu, thậm chí còn phá hủy các răng khác trên hàm.
Hiện nay có rất nhiều người gặp phải hiện tượng răng khôn mọc sớm, trước độ tuổi 16 hoặc từ 10 - 13 tuổi, khi răng số 7 còn chưa mọc hoàn thiện, có thể gây ra nhiều nguy hại đến sức khỏe răng miệng nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung. Do vậy phụ huynh cần hết sức chú ý đến những bất thường trong giai đoạn thay răng của con để có biện pháp xử lý kịp thời.
Một số dấu hiệu cho biết răng khôn mọc sớm như sau:
- Trẻ thường xuyên cảm thấy đau nhức ở vùng răng phía trong cùng của hàm.
- Răng số 7 của trẻ mọc nghiêng hoặc đến thời gian mọc nhưng không thấy răng nhú lên.
- Một số trường hợp sưng lợi, sưng má khi răng khôn mọc lệch, mọc không thẳng hoặc đâm vào răng số 7 bên cạnh.
- Trẻ bị sốt cao hoặc bị nổi hạch ở khu vực cổ.
- Răng khôn mọc lên có thể bị áp xe do mắc kẹt một phần phía dưới, từ đó thức ăn dễ dắt vào, tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển, gây viêm nhiễm. Nếu ấn vào khu vực này sẽ thấy xuất hiện mủ trắng, có chút máu.
Những tác hại khi răng khôn mọc sớm
Răng khôn mọc lên dù sớm hay muộn đều có những ảnh hưởng tiêu cực đến các bộ phận khác trong khoang miệng. Đặc biệt với những trường hợp răng khôn mọc sớm, trước 16 tuổi cần đặc biệt chú ý vì đây được xem là hiện tượng bất thường, có thể gây ra những tác hại như:
- Đầu tiên, khi răng số 8 mọc trước răng số 7 sẽ làm cản trở quá trình phát triển của răng số 7 khiến chúng bị kẹt hoặc không mọc lên được.
- Những trường hợp răng khôn mọc cùng lúc với răng số 7 gây đùn đẩy các răng còn lại khiến cả hàm bị xô lệch, ảnh hưởng.
- Răng khôn mọc sớm có thể khiến răng số 7 bị sâu, hư hỏng, mất răng vĩnh viễn.
- Dù răng khôn không thực hiện chức năng ăn nhai, tuy nhiên tác động của nó đến các răng kế cạnh khi mọc sớm sẽ giảm khả năng nhai, nghiền nát thức ăn, gây hại cho sức khỏe tổng thể.
- Hiện tượng mọc răng khôn chắc chắn sẽ khiến chúng ta có cảm giác đau nhức dữ dội, thậm chí là sốt, nổi hạch, không thể ăn uống, nói chuyện, làm suy giảm sức khỏe, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
- Với những trẻ đang điều trị chỉnh nha, việc răng khôn mọc sớm sẽ cản trở quá trình và kết quả chỉnh nha.
- Nếu răng khôn mọc sớm và mọc lệch lạc, không thẳng đứng sẽ tạo nhiều khoảng trống, từ đó thức ăn mắc kẹt, mảng bám tăng lên và vi khuẩn có môi trường để phát triển, rất dễ gây sâu răng hoặc những bệnh lý răng miệng khác.
Có thể thấy, hiện tượng răng số 8 mọc bất thường đều gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe, răng miệng. Rất nhiều trường hợp nhầm tưởng việc mọc răng khôn giống với quá trình mọc các răng khác trên cung hàm nên thường không chú ý. Nhất là với đối tượng trẻ nhỏ, chưa có nhiều hiểu biết về vấn đề này, do vậy các bậc phụ huynh cần chú ý theo dõi những bất thường khi con thay răng để đưa con đi thăm khám và xử lý từ sớm, tránh biến chứng nguy hiểm.
Trẻ mọc răng khôn sớm có nên nhổ không?
Thông thường, quá trình mọc răng khôn kéo dài rất lâu, mỗi lần nhú có thể cách nhau vài tháng, thậm chí là vài năm, luôn gây cảm giác đau nhức khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống. Trong khi răng số 8 không hề thực hiện chức năng ăn nhai hay thẩm mỹ của hàm nên bác sĩ thường chỉ định nhổ bỏ. Vậy nếu trong trường hợp bất thường, đó là răng khôn mọc sớm, ở trẻ dưới 16 tuổi, có nên nhổ không?
Các chuyên gia cho biết, trẻ mọc răng khôn sớm cần nhổ bỏ ngay, đặc biệt là những răng mọc lệch lạc, nghiêng 45 độ, 90 độ vì chúng sẽ ảnh hưởng đến các răng khác trên cung hàm. Việc can thiệp từ sớm trong việc mọc răng bất thường sẽ giúp trẻ tránh được những biến chứng nguy hiểm, đặc biệt giúp quá trình mọc răng khác thuận lợi, cung hàm được hoàn thiện, đều đẹp. Ngoài ra, một số trẻ đang niềng răng trong giai đoạn này, nhổ bỏ răng số 8 mọc sớm sẽ đảm bảo chỉnh nha trơn tru, đạt được hiệu quả cao như mong muốn.
Tuy nhiên cần chú ý, nhổ răng khôn mọc sớm ở trẻ nhỏ là khá phức tạp, vì đây là vị trí tập trung nhiều dây thần kinh hàm, mặt, nếu không cẩn thận sẽ gây hại cho cơ thể, thậm chí phải gặp biến chứng. Bởi vậy, phụ huynh nên lựa chọn những nha khoa uy tín khi có nhu cầu nhổ răng khôn, khi đó bác sĩ sẽ thăm khám và tư vấn hướng điều trị phù hợp. Một số tiêu chí lựa chọn nha khoa để xử lý tình trạng răng khôn mọc sớm ở trẻ đó là:
- Địa chỉ được đông đảo khách hàng tin tưởng, đánh giá cao.
- Có đội ngũ chuyên gia giỏi chuyên môn, nhiều kinh nghiệm.
- Hệ thống máy móc thiết bị hiện đại, được vô trùng, khử khuẩn trước và sau khi thực hiện dịch vụ cho khách hàng.
- Chính sách giá rõ ràng, có chế độ bảo hành, hỗ trợ khách hàng tốt.
Ngoài ra, có một số trường hợp không cần hoặc không nên nhổ răng số 8 để tránh hệ lụy như sau:
- Răng số 8 mọc thẳng, không gây đau nhức, sưng viêm và không ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
- Sau khi thăm khám phát hiện răng khôn ảnh hưởng đến những bộ phận quan trọng như xoang hàm, dây thần kinh.
- Người đang mắc bệnh lý nền về tim mạch, rối loạn máu đông hoặc đái tháo đường không nên nhổ răng khôn.
Cách chăm sóc răng khôn mọc sớm để tránh gây hại
Như đã nói, răng khôn mọc sớm có thể gây ra nhiều tác hại đối với tình trạng răng miệng hay sức khỏe tổng thể, trong khi trẻ nhỏ thường chưa có ý thức chăm sóc, bảo vệ bản thân. Do vậy cha mẹ nên chú ý một số vấn đề dưới đây để hướng dẫn con cách phòng ngừa những biến chứng tại nhà trong quá trình mọc răng:
- Vệ sinh răng miệng hàng ngày, sử dụng bàn chải lông mềm, chải răng với lực tác động vừa phải, không quá mạnh, thực hiện ngày 2 lần vào sáng thức dậy và tối trước khi đi ngủ.
- Hướng dẫn con trẻ sử dụng nước muối sinh lý để súc miệng sau khi chải răng, việc làm này sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn, làm sạch mảng bám trên răng và hỗ trợ giảm sưng viêm khi răng khôn đang nhú lên.
- Tránh tác động ở vị trí mọc răng khôn vì có thể gây trầy xước, chảy máu hoặc viêm nhiễm nướu.
- Không nên để trẻ dùng tăm xỉa răng bởi tăm cứng, nhọn rất dễ làm tổn thương răng, nướu, đồng thời việc xỉa răng thường xuyên còn khiến răng bị thưa, thức ăn dễ bám dính hơn, tăng nguy cơ mắc bệnh răng miệng.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh cho trẻ, bổ sung thực phẩm chứa nhiều vitamin, canxi, khoáng chất sẽ giúp bảo vệ răng miệng, nâng cao sức khỏe tổng thể.
- Hạn chế để con trẻ ăn nhiều đồ ngọt như bánh kẹo, nước có gas.
Tình trạng răng khôn mọc sớm chính là một bất thường trong quá trình thay răng của trẻ, gây ra nhiều tác hại ảnh hưởng đến các bộ phận trong khoang miệng. Do vậy phụ huynh cần chú ý theo dõi các triệu chứng con gặp phải để sớm có biện pháp xử lý, phòng ngừa. Đặc biệt nên đưa trẻ đến các phòng khám nha khoa uy tín, khi đó bác sĩ sẽ thăm khám, kết luận có phải răng số 8 mọc sớm không, đồng thời tư vấn hướng điều trị phù hợp, ngăn ngừa ảnh hưởng xấu có thể xảy ra.
- Hotline: 0987.933.309
- Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoavidentalvietnam
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!