Trước Khi Nhổ Răng Khôn Nên Làm Gì? 8 Lưu Ý Đừng Bỏ Qua
- Bác sĩ nội trú Răng Hàm Mặt tại Đại học Y Hà Nội
- Chứng chỉ cấy ghép Nha khoa nâng cao: Cấy ghép và phục hình Implant tức thì
- Chứng chỉ cắm ghép Implant nha khoa cấp bởi viện đào tạo RHM - ĐH Y Hà Nội
- Chứng chỉ Chỉnh nha Invisalign Fundamentals Seminar Hoa Kỳ
- Chứng nhận đào tạo Bí quyết chỉnh nha hiệu quả - Điều trị răng ngầm
8 lưu ý trước khi nhổ răng khôn
Nhổ răng khôn là tiểu phẫu được thực hiện khá nhanh chóng, tuy nhiên có thể tiềm ẩn rủi ro. Nếu đang thắc mắc trước khi nhổ răng khôn nên làm gì, bạn có thể lằng nghe 8 vấn đề được chuyên gia lưu ý để đảm bảo an toàn:
Chọn nha khoa uy tín
Nhổ răng khôn có độ phức tạp hơn rất nhiều so với nhổ răng thường, tiềm ẩn một số nguy hiểm, nhất là với trường hợp răng mọc ngầm, mọc lệch. Vì thế một trong những điều bạn cần quan tâm đầu tiên trước khi nhổ răng khôn là lựa chọn địa chỉ thực hiện uy tín.
Bác sĩ nhổ răng phải là người có đủ chuyên môn, kinh nghiệm, kỹ năng tốt, tuân thủ đầy đủ các bước trong quy trình nhổ răng. Ngoài ra, nha khoa cũng cần trang bị máy móc, thiết bị hiện đại, phòng nha vô trùng để quá trình này diễn ra an toàn, tránh rủi ro, biến chứng.
Chọn thời điểm nhổ răng khôn phù hợp
Không có giới hạn về thời điểm nhổ răng khôn. Tuy nhiên các chuyên gia khuyên rằng đầu giờ sáng hoặc đầu giờ chiều là tốt nhất vì bác sĩ có thể theo dõi vết thương cũng như tình trạng chảy máu của bệnh nhân.
Những trường hợp dưới đây cần thận trọng khi có ý định nhổ răng khôn:
- Người mới ốm dậy không nhổ răng khôn.
- Không nhổ răng cho phụ nữ đang mang thai, đang trong thời kỳ kinh nguyệt.
- Người mắc bệnh tim mạch và một số bệnh mãn tính khác cần được bác sĩ chuyên môn tư vấn kỹ trước khi nhổ răng.
THAM KHẢO: Nhổ Răng Khôn Hàm Dưới Khi Nào, Giá Bao Nhiêu?
Thông báo đầy đủ tình trạng răng miệng cho nha sĩ
Nhổ răng khôn không được chỉ định cho một số trường hợp đặc biệt. Do đó người bệnh cần thông báo đầy đủ, chi tiết cho nha sĩ về bệnh lý đang gặp phải, đặc biệt là bệnh tim mạch, máu không đông,… Ngoài ra những người đang dùng thuốc điều trị bệnh cũng cần trao đổi với bác sĩ. Khi đó bác sĩ sẽ tư vấn liệu trường hợp này có thể nhổ răng khôn hay không, tránh gặp rủi ro, biến chứng sau khi thực hiện.
Làm các xét nghiệm cần thiết
Trước khi nhổ răng khôn, người bệnh cần chụp X-quang và tiến hành một số xét nghiệm, đặc biệt là xét nghiệm máu để đánh giá chính xác tình trạng sức khỏe, cân nhắc về mức độ an toàn và những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình nhổ răng.
Xét nghiệm máu nếu phát hiện bệnh tim mạch hoặc rối loạn đông máu, bác sĩ sẽ có biện pháp trì hoãn nhổ răng khôn.
Chuẩn bị tốt về tâm lý
Đa số người bệnh trước khi nhổ răng khôn sẽ có tâm lý lo lắng, căng thẳng, sợ đau,… Để quá trình nhổ răng diễn ra thuận lợi, an toàn và đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên giữ tâm trạng thoải mái, tránh hồi hộp. Có thể hỏi bác sĩ về những lo lắng, băn khoăn của mình để được giải đáp chi tiết.
Trong quá trình nhổ răng bác sĩ sẽ tiêm thuốc gây tê và hướng dẫn biện pháp cầm máu, giảm đau sau đó, vì thế bạn không cần quá sợ hãi.
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ
Trước khi đến nha khoa nhổ răng khôn, bạn cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đảm bảo loại bỏ hoàn toàn cao răng, mảng bám, thức ăn thừa dính trên răng để tránh nguy cơ nhiễm trùng. Đồng thời đảm bảo răng miệng sạch sẽ tránh tình huống hơi thở có mùi hôi tạo tâm lý e ngại khi bác sĩ thăm khám, nhổ răng.
Đi cùng người thân
Trong quá trình nhổ răng, người bệnh được gây mê hoặc gây tê tại chỗ tùy độ phức tạp của răng khôn. Tuy nhiên trong trường hợp nào cũng cần có người thân đi cùng để xử lý vấn đề phát sinh.
Khi nhổ răng gây tê, thể trạng của bạn vẫn bình thường nhưng nếu sức khỏe yếu sẽ gây khó khăn trong quá trình di chuyển, cần có người hỗ trợ.
Chú ý ăn uống, nghỉ ngơi
Trước ngày nhổ răng khôn, người bệnh được khuyến cáo nghỉ ngơi sớm, không thức khuya. Đồng thời cần ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, kiêng rượu bia, thuốc lá để tránh làm giảm hiệu quả thuốc tê hay làm tăng nguy cơ chảy máu nhiều.
Chú ý ăn nhẹ trước khi nhổ răng khoảng 1 – 2 tiếng để ổn định lượng đường trong máu, tuy nhiên không nên ăn quá no.
Câu hỏi liên quan
Dưới đây là một số thắc mắc liên quan khi nhổ răng khôn:
Trước khi nhổ răng khôn, bạn nên ưu tiên ăn thực phẩm mềm, dễ nhai, dễ tiêu, tránh đồ ăn quá dai cứng gây đau hoặc tổn thương vùng miệng sau khi nhổ răng.
Người bệnh có thể lựa chọn cháo, sữa chua, bánh mì mềm, rau củ luộc, trái cây mềm để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể, đảm bảo quá trình nhổ răng thuận lợi.
Đa số những trường hợp nhổ răng khôn được sử dụng thuốc gây mê hoặc gây tê cục bộ, không có cảm giác đau đớn trong quá trình thực hiện nên thường không cần dùng thuốc ở thời điểm này.
Các loại thuốc giảm đau, kháng viêm có thể được chỉ định sau khi tiểu phẫu kết thúc. Người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định từ bác sĩ, không tự ý sử dụng hoặc tăng giảm liều khi chưa được tư vấn.
Tùy vào sức khỏe tổng thể, sức khỏe răng miệng cũng như mức độ phức tạp của răng khôn mà người bệnh có thể nhổ 2 hoặc 4 răng cùng lúc. Tuy nhiên thông thường bác sĩ chỉ tư vấn nhổ 1 - 2 răng/lần để hạn chế tổn thương, đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.
Bài viết trên đây đã giải đáp chi tiết về vấn đề trước khi nhổ răng khôn nên làm gì. Dù là những việc làm rất đơn giản nhưng bạn không nên chủ quan, cần hết sức thận trọng và tuân thủ đúng chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo quá trình nhổ răng an toàn và đạt kết quả tốt nhất.
ĐỪNG BỎ QUA:
- Sau Khi Nhổ Răng Khôn Nên Làm Gì Để Lành Thương Nhanh?
- Sau Khi Nhổ Răng Khôn Bao Lâu Thì Được Ăn, Ăn Gì Tốt Nhất?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!